bảo vệ môi trường nông thôn
Ông cha đã đúc kết “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Đúng vậy, trong sản xuất nông nghiệp thì nguồn nước là khâu rất quan trọng. Mặc dù, địa hình của Ứng Hòa có nhiều vùng ruộng trũng thường ngập lụt như ở Hòa Lâm, Trung Tú, Đại Cường,... nhưng cũng có một số ruộng thiếu nước trong sản xuất. Để canh tác thuận lợi thì cần tiếp tục đầu tư nâng cấp và kiên cố hóa kênh mương nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp (Trạm bơm kết hợp tưới tiêu Vân Đình, Cống Thần, Ngoại Độ, Ba Thá và Ngọ xá). Đầu tư nâng cấp chất lượng tưới tiêu đảm bảo phục vụ tốt sản xuất, góp phần cải tạo môi trường sinh thái.
Đẩy nhanh dự án cải tạo dòng sông Đáy, nguồn nước sông Nhuệ và Vân Đình tạo nguồn cấp nước tưới và tiêu chủ động.
Cải tạo, tu bổ, kiên cố hóa hệ thống trạm bơm và kênh mương nội đồng ở các xã (Trạm bơm Ba Thá, Quảng Nguyên, Trường Thịnh, Viên Nội, Phù Lưu 1+2,... trong đó chú ý vùng bãi ngoài đê sông Đáy).
Cải tạo và củng cố tu bổ thường xuyên hệ thống đê kè, đảm bảo an toàn chống lụt và phân chậm lũ theo tần suất thiết kế. Tiếp tục đầu tư cứng hóa mặt đê, kết hợp gia cố thân, nền đê, trước mắt là đê sông Đáy, kết hợp với giao thông liên xã.
Phát triển mạnh mẽ mạng lưới giao thông mở rộng và nâng cấp tuyến QL 21B, kết nối huyện với các trung tâm kinh tế, khoa học - công nghệ của
57
thành phố; xây dựng tuyến đường Đỗ Xá - Quan Sơn dài 30km nối QL 1A nâng cấp trải nhựa, bê tông hóa các tuyến đường liên huyện như: đường 429 (Quán Tròn - Phú Xuyên) đường (Quân Xá - Thái Bằng), đường (Cầu Lão - Ba Thá). Nâng cấp bê tông - nhựa hóa mặt đường dọc đê sông Đáy. Cải tạo, nâng cấp chỉnh trang các tuyến đường thị trấn theo quy hoạch, trong đó chú ý đến các hành lang giao điểm và nút giao thông.
Trên địa bàn nông thôn: mở rộng, nâng cấp các tuyến đường giao thông nông thôn 100% các tuyến đường liên xã, liên thôn được cải tạo trải nhựa - bê tông hóa, đồng bộ hóa công trình cầu cống đạt tiêu chuẩn kĩ thuật. Nâng cấp hoàn chỉnh mạng lưới đường làng, ngõ xóm bằng bê tông, trải nhựa.
Phát triển hệ thống điện nhằm cung cấp điện cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Cải tạo và tăng nguồn điện cấp cho huyện đảm bảo đủ điện phục vụ nhân dân. Tiếp tục đầu tư xây dựng một số nhà máy nước sạch tại các xã: Quảng Phú Cầu, Phương Tú, Liên Bạt. Phát triển các dịch vụ bưu chính viễn thông và các điểm văn hóa xã, cần có chính sách đầu tư phát triển hệ thống thông tin ở nông thôn, từng bước ứng dụng công nghệ thông tin trong nông nghiệp và nông thôn.
Trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn Ứng Hòa hiện nay là tăng giá trị của nuôi trồng thủy sản, những khu ruộng trũng được chuyển đổi sang mô hình “lúa, cá, vịt” hoặc chuyển hẳn sang nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên ở Ứng Hòa vẫn chưa xây dựng được vùng chuyên canh nuôi trồng thủy sản mà chủ yếu là nuôi nhỏ lẻ, mang tính tự phát nên việc nuôi trồng thủy sản chưa cân xứng với tiềm năng hiện có của vùng. Vì vậy cần phải xây dựng khu nuôi trồng thủy sản ở các xã: Ngọc Động, Trung Tú, Hòa Lâm, Đại Cường... nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nhân dân.
Để sản phẩm sau khi thu hoạch tránh được những hư hỏng, thất thoát thì cần xây dựng các nhà máy chế biến nông sản và xây dựng thương hiệu cho
58
sản phẩm tại các điểm như: Phương Tú, Trung Tú, Đồng Tân, Minh Đức, Đại Cường. Sản phẩm sau khi chế biến sẽ có giá thành cao hơn và dễ dàng trao đổi trên thị trường.
Thực hiện quy hoạch và phát triển các thị trấn, các khu dân cư theo hướng văn minh hiện đại. Cần xây dựng các trung tâm thương mại trên địa bàn huyện, xây dựng mới một số chợ ở một số xã để tạo điều kiện cho việc giao lưu buôn bán nông sản của nhân dân. Đồng thời cần xây dựng các đại lý, cửa hàng bán vật tư cho nông nghiệp, các trạm bảo vệ thực vật nhằm cung cấp giống mới về cây trồng, vât nuôi, phân bón, thuốc trừ sâu cho nhân dân. Từ đó nâng cao năng suất chất lượng nông sản.
Tiến hành đô thị hóa nông thôn trên địa bàn huyện và giảm sự chênh lệch giữa thành thị với nông thôn.