Phát triển cơ cấu các ngành kinh tế ở nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm toàn diện vào phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở huyện ứng hoà (hà nội) trong giai đoạn hiện nay (Trang 57 - 61)

nghiệp hóa, hiện đại hóa

* Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội ngành nông nghiệp theo hướng tích cực, hiệu quả, bền vững

Tập trung đầu tư phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa kĩ thuật cao. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp theo hướng tăng tỉ trọng chăn nuôi, thủy sản và dịch vụ nông nghiệp, đến năm 2015 cơ cấu trồng trọt chiếm 48,7%; chăn nuôi, thủy sản chiếm 51,3%. Hình thành các vùng nuôi trồng tập trung, tạo các vùng sản xuất hàng hóa, có năng suất, chất lượng như: Vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao tại các xã: Đồng Tân, Trung Tú, Phương Tú, Hòa Lâm, Minh Đức, Đại Hùng,... và vùng sản xuất rau an toàn, rau cao cấp, hoa, cây cảnh, cây ăn quả ở các xã ven đáy.

Tiếp tục đầu tư thâm canh, gieo cấy đúng thời vụ, áp dụng các biện pháp kĩ thuật thâm canh phù hợp với đất đai và sinh thái từng vùng; nâng cao chất lượng tưới, tiêu, chủ động và khoa học; phòng trừ sâu bệnh, dịch hại đảm bảo đến năm 2020, diện tích gieo trồng lúa khoảng 14.500- 15.000 ha, với sản lượng lúa đạt 91.000- 93.000 tấn thóc/ năm. [ 5, tr.258].

Canh tác lúa theo hướng sản xuất gạo chất lượng cao, nhất là đối với những vùng có các điều kiện diện tích tập trung, hệ thống tưới tiêu chủ động, khoa học. Đảm bảo lương thực (cây có hạt) bình quân /người, trong đó thóc bình quân: 435-445kg thóc/ người/ năm.

Sản xuất lương thực tập trung vào phát triển thành vùng chuyên canh lúa năng suất cao, chất lượng tốt. Chuyển những vùng canh tác lúa khó khăn, năng suất thấp sang các mô hình canh tác khác: Vùng chân cao, khó khăn về nước tưới chuyển sang canh tác rau màu; vùng đồng trũng, khó khăn về tiêu nước chuyển sang luân canh nuôi trồng thủy sản hoặc “Lúa, cá, vịt”.

53

Phát triển sản xuất rau màu thực phẩm theo hướng chuyên canh rau an toàn, tiến tới sản xuất rau sạch, chất lượng cao bằng công nghệ trồng trong nhà lưới và kết hợp thâm canh ngoài trời. Hình thành các vùng sản xuất rau chuyên canh và rau sạch phục vụ cho các đô thị, khu công nghiệp (Hà Đông, Xuân Mai) và thị trường vùng Hà Nội.

Phát triển chăn nuôi thành sản xuất nông nghiệp chính theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung theo mô hình trang trại, hộ gia đình, cùng với việc ứng dụng các kĩ thuật chăn nuôi tiên tiến, tạo khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn, chất lượng cao và phục vụ thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, đảm bảo vệ sinh môi trường. Tập trung phát triển chăn nuôi đàn bò lai sind, bò thịt chất lượng cao, lợn lái, lợn nạc, gia cầm chất lượng cao để khai thác lợi thế và tiềm năng chăn nuôi của huyện.

Phát triển mạnh các hình thức trang trại tổng hợp và chuyên ngành; phấn đấu đến năm 2015 các xã trong huyện chủ yếu chỉ còn hình thức chăn nuôi gia súc gia cầm theo hướng tập trung, xa khu dân cư, được đầu tư hạ tầng và kĩ thuật chăn nuôi, trồng trọt theo hướng hiện đại; khuyến khích đầu tư kết hợp chăn nuôi với giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Đối với phát triển nuôi trồng thủy sản xây dựng và cải tạo diện tích các mặt nước, chuyển đổi một phần diện tích đất trồng lúa vùng úng trũng chuyển sang nuôi trồng thủy sản theo mô hình trang trại VAC (kết hợp với chăn nuôi với cây ăn quả), với hình thức bán thâm canh và thâm canh công nghiệp.

Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường và nguồn nước trong quá trình nuôi trồng thủy sản.

Mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản đến năm 2015 có khoảng trên 3000 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản, trong đó có khoảng trên 1000 ha tập trung ở các xã: Phương Tú, Trung Tú, Đồng Tân, Trầm Lộng, Hòa Lâm và các xã vùng trũng. Kết hợp nuôi trồng thủy sản với phát triển mô hình du lịch sinh thái.

54

* Tiếp tục phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ngành nghề nông thôn

Trong định hướng phát triển kinh tế của huyện có xu hướng giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng của công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại. Công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp đang được coi là thế mạnh phát triển kinh tế trên địa bàn huyện, đã tạo ra các giá trị sản xuất lớn trong cơ cấu kinh tế của huyện.

Để phát huy thế mạnh này cần phát triển mạnh công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp hướng vào các ngành phục vụ chế biến nông sản và xuất khẩu, các ngành nghề truyền thống địa phương. Tập trung phát triển công nghiệp thực phẩm chất lượng cao, chế biến rau, củ, quả, thịt xuất khẩu, chế biến dầu thực vật,... từng bước phát triển gia công may mặc, giày dép xuất khẩu, sản xuất hàng thủ công, mỹ nghệ trên cơ sở phát triển các làng nghề truyền thống, phát triển cơ kim khí sản xuất công cụ, cơ khí sửa chữa phục vụ cho nông nghiệp, sơ chế tập chung các sản phẩm chăn nuôi (lò mổ, sơ chế gia súc, gia cầm) và chế biến thức ăn gia súc, thủy sản ở các cụm thị tứ để sử dụng các nguyên liệu địa phương và giải quyết việc làm cho nhân dân.

Thực hiện quy hoạch các cụm công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề, mở rộng diện tích cụm công nghiệp Bắc thị trấn Vân Đình lên 100ha, tiếp tục xây dựng khu công nghiệp Khu Cháy với quy mô khoảng 200ha, hoàn thiện khu công nghiệp Liên Bạt, Hòa Xá,...

Bên cạnh đó, là khôi phục và khuyến khích phát triển các ngành nghề, tiểu thủ công nghiệp, nhất là ngành nghề truyền thống ở nông thôn theo hướng phục vụ đời sống với quy mô tương đối thích hợp với vùng sản xuất nông nghiệp. Phấn đấu mỗi xã có ít nhất 1 điểm làng nghề tiêu biểu chủ động sản xuất và bao tiêu sản phẩm.

Những năm qua việc phát triển các khu mây tre đan, nghề làm bún, tăm hương, may áo dài... đã khẳng định uy tín và đem lại hiệu quả sản xuất kinh tế

55

cao. Tuy nhiên quy mô còn nhỏ lẻ và sản xuất thủ công là chính, yêu cầu đặt ra hiện nay là cần phải mở rộng đầu tư với quy mô thích hợp và căn cứ vào nhu cầu của thị trường. Bên cạnh việc khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống cần phải đầu tư vốn và kĩ thuật để sản phẩm làng nghề có thương hiệu phát triển từng bước hội nhập.

Thêm vào đó là cần phải đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ hiện đại, nâng cao tay nghề để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành tạo ra nhiều mẫu mã kiểu dáng mới hấp dẫn khách hàng tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

* Phát triển các loại hình dịch vụ thương mại và nâng cao chất lượng dịch vụ

Dịch vụ - thương mại được coi là ngành công nghiệp không khói và đem lại hiệu quả kinh tế cao, nên cần phải có kế hoạch hợp lí để khuyến khích phát triển.

Tập trung phát triển các ngành dịch vụ theo hướng chất lượng cao, trên cơ sở đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, thúc đẩy lưu thông hàng hóa đảm bảo đầu ra cho những sản phẩm của địa phương và cung cấp đầy đủ kịp thời những yêu cầu của sản xuất và hàng hóa tiêu dùng cho nhân dân.

Phát triển và nâng cao chất lượng các loại hình thương mại - dịch vụ. Đầu tư xây dựng trung tâm thương mại - dịch vụ tổng hợp của huyện trong khu đô thị mới Liên Bạt, thị trấn Vân Đình.

Phát triển chợ đầu mối (nâng cấp chợ trung tâm thị trấn Vân Đình, chợ Bá Thá, Chợ Trung Tú - chợ Cháy, chợ Đanh,...); củng cố hệ thống chợ nông thôn ở trung tâm các xã và thị tứ (chợ Xà Kiều, chợ Giàu, chợ Đặng Giang, chợ Phương Tú,...) để tăng cường mua bán tại chỗ, thực hiện chính sách bao tiêu một số sản phẩm nông sản để kích thích sản xuất. Đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng hệ thống kho bãi, cơ sở bảo quản và các dịch vụ cần thiết phục vụ cho các hoạt động giao lưu thương mại và cung cấp hàng hóa, dịch vụ với bên ngoài của huyện.

56

Phát triển hệ thống bán buôn, bán lẻ và các đại lí với quy mô vừa phù hợp với các xã đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp và các hàng hóa thiết yếu cho đời sống dân sinh.

Đầu tư kĩ thuật - công nghệ mới tiên tiến và chuyển giao, ứng dụng công nghệ trong các hoạt động thương mại- dịch vụ xuất nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm toàn diện vào phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở huyện ứng hoà (hà nội) trong giai đoạn hiện nay (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)