Tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp Đảng ủy huyện Ứng Hòa, nhất là trong việc ban hành, hoàn thiện chính sách nông nghiệp và kinh tế

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm toàn diện vào phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở huyện ứng hoà (hà nội) trong giai đoạn hiện nay (Trang 67 - 73)

nhất là trong việc ban hành, hoàn thiện chính sách nông nghiệp và kinh tế nông thôn

63

Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội nói chung và kinh tế nông nghiệp, nông thôn Ứng Hòa nói riêng, thì vai trò lãnh đạo của các cấp Đảng ủy huyện Ứng Hòa là hết sức quan trọng. Các cấp lãnh đạo có nhiệm vụ đưa ra những chủ trương, phương hướng, quan điểm chỉ đạo đưa nền kinh tế phát triển mạnh mẽ theo hướng tích cực, bền vững, hiện đại. Vì vậy các cấp lãnh đạo cần phải nâng cao trình độ nhận thức về nông nghiệp, nông thôn và nông dân, luôn bắt kịp những chủ trương, chính sách phát triển mới của thành phố Hà Nội, cũng như chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn của đất nước. Để từ đó chỉ đạo và phổ biến tới người dân các kiến thức về mùa vụ, công tác sản xuất từ khâu canh tác, thu hoạch, bảo quản đến tiêu thụ sản phẩm. Các cấp lãnh đạo phải luôn tiếp cận, theo dõi, bám sát hoạt động của người dân. Cần có những buổi tiếp xúc trực tiếp với người dân để trao đổi nắm bắt thông tin, kết quả sản xuất để từ đó có sự điều chỉnh đúng đắn trong đường lối chính sách phát triển.

Tăng cường việc ban hành và hoàn thiện các chính sách phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, cụ thể là:

Chính sách đất đai: Nhà nước tạo điều kiện để người nông dân thực hiện đầy đủ, đúng pháp luật về các quyền sử dụng đất đai; khuyến khích người dân thực hiện “dồn điền đổi thửa” xóa bỏ những khu ruộng có diện tích nhỏ thay vào bằng diện tích lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất thâm canh các loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt thuận lợi cho phát triển mô hình kinh tế trang trại, áp dụng được những tiến bộ khoa học vào sản xuất mang lại hiệu quả cao.

Có chính sách khuyến khích và đảm bảo pháp lí cho các chủ thể sử dụng đất nông nghiệp trong quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất (từ trồng lúa sang rau màu, chăn nuôi và thủy sản,...) nhằm đẩy nhanh quá trình hợp lí hóa đất đầu tư để các chủ thể sở hữu yên tâm và mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất một cách chủ động và hiệu quả.

64

Cần vận dụng hợp lí và nhạy bén các chính sách về đất đai nhằm đảm bảo nâng cao hiệu quả sử dụng đất, bảo vệ và cải thiện độ màu mỡ của đất nông nghiệp. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân được quyền thuê đất đai để đầu tư tổ chức sản xuất nông nghiệp và phát triển ngành nghề nông thôn theo định hướng phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện.

Chính sách đổi mới tổ chức sản xuất: Trong thời gian tới cần phát triển mạnh các loại hình tổ chức sản xuất dịch vụ có hiệu quả ở nông thôn, tiếp tục hỗ trợ phát triển kinh tế hộ gia đình, sản xuất hàng hóa và kinh tế trang trại. Trong đó chú trọng khuyến khích sự phát triển của kinh tế trang trại bằng những chính sách cụ thể về sử dụng đất, thuế, hỗ trợ vốn, tín dụng, kĩ thuật mới,... nhằm phát huy ưu thế về tổ chức sản xuất của kinh tế trang trại trong phát triển hàng hoa ở quy mô tập trung, đáp ứng về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm cho chế biến, xuất khẩu.

Thực hiện liên kết 4 nhà: Đó là nhà nông, nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và tăng cường vai trò của kinh tế nhà nước trong nông nghiệp, nông thôn thông qua các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp kí hợp đồng dài hạn với các hộ nông dân, các hợp tác xã để cung ứng vật tư nguyên liệu, kĩ thuật và tiêu thụ sản phẩm nhằm tạo mối liên kết chặt chẽ và ổn định lâu dài giữa nông dân, vùng nguyên liệu và nhà máy chế biến, đầu mối xuất khẩu,...

Chính sách đầu tư vốn hỗ trợ sản xuất nông nghiệp: Hỗ trợ vốn cho phát triển nông nghiệp và ngành nghề nông thôn bằng các hình thức cho vay vốn đầu tư phát triển, cấp hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư, cho vay ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu,... chính sách hỗ trợ về vốn đặc biệt ưu tiên cho phát triển trang trại chăn nuôi quy mô lớn, cho áp dụng thử nghiệm nuôi trồng các giống cây con mới, thủy sản.

Chính sách an sinh xã hội: Với chính sách an sinh xã hội cần giải quyết tốt các vấn đề có liên quan trực tiếp đến cuộc sống của người dân trên địa bàn nông thôn, giải quyết tốt các vấn đề có liên quan đến nông nghiệp, nông thôn.

65

Tăng đầu tư cho công tác dạy nghề cho nhân dân gắn với phát triển hàng hóa để tạo ra nhiều việc làm và tăng thu nhập cho nông dân.

Tổ chức thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ các hộ nghèo, các hộ cận nghèo về giống, vật tư sản xuất, quan tâm hỗ trợ các gia đình chính sách, gia đình khó khăn để thoát nghèo bền vững.

Đầu tư xây dựng, nâng cấp các công trình văn hóa hạ tầng nông thôn để nâng cao mức hưởng thụ văn hóa tinh thần cho nông dân.

Chính sách bảo vệ môi trường nông thôn: Cần phải có chính sách bảo vệ môi trường nông thôn, đặc biệt là ở những khu tập trung các làng nghề thủ công, khu chăn nuôi, khu công nghiệp chế biến là những nơi có nguy cơ ô nhiễm cao. Ở những nơi này cần tách khu sản xuất, chăn nuôi ra xa khu dân cư, tăng cường công tác quản lí của nhà nước đối với bảo vệ môi trường sinh thái trong các thôn xã, đặc biệt là các làng nghề. Các cấp, các ngành cần có những bộ phận chuyên trách để theo dõi, giám sát, thực thi về môi trường.

Quy hoạch toàn bộ các xã trong huyện, mỗi xã có điểm tập trung rác thải tạm thời trước khi chuyển đến nơi xử lí, xây dựng và thực hiện các dự án xử lí và giảm thiểu chất thải ở các làng nghề thuộc các xã Quảng Phú Cầu, Hòa Nam, Đông Lỗ,...

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức trách nhiệm và nghĩa vụ của toàn người dân về bảo vệ môi trường.

Tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân và tại các làng nghề các mô hình, giải pháp, công nghệ mới và các kinh nghiệm tốt, tiên tiến về xử lí ô nhiễm không khí, nước và môi trường đất.

Thực hiện tốt các giải pháp trên sẽ khắc phục được các hạn chế, khó khăn của Ứng Hòa, đồng thời còn thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn Ứng Hòa phát triển một cách toàn diện, nhanh, mạnh và bền vững. Trong tương lai kinh tế Ứng Hòa sẽ phát triển cân xứng với kinh tế các huyện trong thành phố và cả nước.

66

KẾT LUẬN

Trong quá trình chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội, Đảng ta luôn lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng, quán triệt quan điểm toàn diện và lịch sử cụ thể vào điều kiện thực tiễn đất nước. Trong lĩnh vực kinh tế, bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp, Nhà nước ta còn coi trọng vấn đề CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Quan tâm đến vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân, luôn đưa ra các giải pháp và phướng hướng phát triển phù hợp, nhằm thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển một cách toàn diện.

Ở Ứng Hòa dân cư tập trung chủ yếu trên địa bàn nông thôn, kinh tế nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo. Quán triệt thực hiện tư tưởng chỉ đạo của Đảng về phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn một cách bền vững, Ứng Hòa đã đạt được một số thành tựu đáng kể: Nông nghiệp đã từng bước được quy hoạch và phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa; ứng dụng rộng rãi khoa học - kĩ thuật vào sản xuất, chế biến nông sản; đồng thời chất lượng nguồn nhân lực cũng như cơ sở hạ tầng ngày được nâng lên. Những thành tựu đó đã đưa kinh tế - xã hội huyện Ứng Hòa phát triển, đời sống của người dân không ngừng được nâng lên, góp phần xây dựng nông thôn mới của huyện. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được kinh tế nông nghiệp, nông thôn Ứng Hòa vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế như: Nông nghiệp còn manh mún, tự phát, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại phát triển chậm; nông nghiệp đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng tỉ trọng nông nghiệp còn chiếm khá cao; việc ứng dụng khoa học - công nghệ còn gặp nhiều khó khăn; năng lực lãnh đạo của một số cán bộ nông nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu của giai đoạn hiện nay. Nhìn một cách tổng thể kinh tế nông nghiệp, nông thôn Ứng Hòa thiếu sự phát triển đồng bộ, toàn diện. Trước sự phát triển của kinh

67

tế nông nghiệp, nông thôn Hà Nội và cả nước, đặc biệt là quá trình CNH,

HĐH nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn hiện nay. ỞỨng Hòa cần phải

đưa ra các giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn dựa trên cơ sở của quan điểm toàn diện. Cụ thể, cần tập trung phát huy mọi nguồn lực cho phát triển nông nghiệp; tăng tỉ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng của ngành trồng trọt; hình thành nên các vùng chuyên canh rau, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; quy hoạch sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, tiến hành dồn ô đổi thửa, chuyển những khu ruộng trũng sang sản xuất đa canh; không ngừng nâng cao trình độ của người lao động, đội ngũ cán bộ cho lĩnh vực nông nghiệp; xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng kĩ thuật phục vụ cho sản xuất; đồng thời tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng ủy huyện Ứng Hòa đối với phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Với những giải pháp này sẽ thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn Ứng Hòa phát triển một cách toàn diện, bền vững, đáp ứng được yêu cầu của giai đoạn hiện nay.

68

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm toàn diện vào phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở huyện ứng hoà (hà nội) trong giai đoạn hiện nay (Trang 67 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)