Củng cố thị trường đã có và mở rộng tìm kiếm thị trường mới nhằm tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm toàn diện vào phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở huyện ứng hoà (hà nội) trong giai đoạn hiện nay (Trang 66 - 67)

62

Thị trường tiêu thụ là khâu đầu ra cho sản phẩm, nó ảnh hưởng đến giá cả và quy mô, việc lựa chọn phương hướng và cơ cấu sản phẩm. Để sản phẩm không bị ứ đọng và quá trình sản xuất diễn ra liên hoàn đem lại hiệu quả cao, thì đòi hỏi phải củng cố thị trường đã có và mở rộng thị trướng mới để tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và hàng hóa dịch vụ phi nông nghiệp ở Ứng Hòa. Trong thời gian tới các giải pháp về thị trường cần tập trung vào các vấn đề sau:

Tiến hành nâng cấp các chợ đầu mối như: Chợ thương mại thị trấn Vân Đình, chợ Đanh, chợ Ba Thá,... đồng thời mở rộng tìm kiếm thị trường xuất khẩu, đưa các sản phẩm mây tre đan, thêu ren, dệt tơ tằm,... ra thị trường Nhật Bản, Đài Loan, Mĩ.

Cần tăng cường đầu tư, áp dụng công nghệ mới nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo uy tín và thương hiệu cho một số sản phẩm chủ yếu. Từ đó, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm trên thị trường.

Phát triển các cơ sở chế biến nông sản, sản phẩm ở dạng thô đã được đưa vào chế biến làm tăng nhu cầu tiêu dùng. Đồng thời thay đổi kiểu dáng, mẫu mã, sáng tạo ra những sản phẩm tiểu thủ công nghiệp, làng nghề mới để tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Đào tạo nâng cao kiến thức, kĩ năng hoạt động thị trường, nâng cao năng lực thị trường cho người sản xuất.

Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại cho các sản phẩm thông qua các hình thức như quảng cáo, thông qua triển lãm hội chợ trong nước và nước ngoài. Tổ chức nghiên cứu nắm bắt và cung cấp thông tin về thị trường cho các cơ sở sản xuất.

Công tác quản lí thị trường ở các địa phương cần được tăng cường, đi sâu vào chống tình trạng buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép, bảo vệ sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hóa chính đáng của nông dân.

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm toàn diện vào phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở huyện ứng hoà (hà nội) trong giai đoạn hiện nay (Trang 66 - 67)