Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm toàn diện vào phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở huyện ứng hoà (hà nội) trong giai đoạn hiện nay (Trang 30 - 35)

* Địa hình

Ứng Hòa có dạng địa hình đồng bằng khá bằng phẳng, thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây. Độ cao so với mực nước biển là 1,6m nơi cao nhất là 4m, thấp nhất là 0,6m. Theo đặc điểm địa hình lãnh thổ huyện có thể chia thành 2 vùng sau:

Vùng 1 (vùng ven sông Đáy) gồm 14 xã và 1 thị trấn là những xã nằm dọc sông Đáy, phía trong đồng chủ yếu trồng lúa, phía ngoài bãi chủ yếu trồng cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc.

Vùng 2 (vùng vàn và trũng) gồm 14 xã và chủ yếu trồng lúa và cây vụ đông, chăn nuôi phát triển gia súc, gia cầm, thủy sản.

Nhìn chung, địa hình của huyện rất thuận tiện cho sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Tuy nhiên địa hình của huyện cũng có những hạn chế nhưng không lớn và chỉ mang tính cục bộ.

*Đất đai

Trong sản xuất nông nghiệp đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, không thể thay thế được. Đất đai Ứng Hòa rất đa dạng và phong phú. Diện tích đất tự nhiên toàn huyện năm 2012 là 18,375 ha chiếm 5,6% so với diện tích của thành phố Hà Nội, Ứng Hòa có 4 loại đất chính:

Đất phù sa được bồi: phân bố trên địa hình thấp ven sông đáy của các xã: Viên An, Viên Nội, Đồng Tiến, thị trấn Vân Đình, Hòa Xá. Đất tơi xốp giàu chất dinh dưỡng. Đây là loại đất tốt rất thích hợp trồng các loại cây rau màu, hoa, cây cảnh. Tuy nhiên vẫn cần bón thêm phân hữu cơ và phân khoáng khi thâm canh trồng nhiều vụ trong năm. Cần bố trí thời vụ thích hợp để tránh ngập lụt.

Đất phù sa không được bồi không có tầng giày và loang lổ: Phân bố tập

26

thành phần cơ sở từ thịt nhẹ đến trung bình, tương đối tươi xốp. Đây là loại đất tốt tương đối thích hợp với trồng lúa và hoa màu.

Đất phù sa glây: Phân bố ở địa hình vàn thấp ở tất cả các xã trong huyện, đất hình thành và phát triển trên sản phẩm bồi tụ phù sa của sông Hồng.

Đất phù sa úng nước: Loại đất này phân bố ở các vùng trũng ngập nước thường xuyên ở các xã: Lưu Hoàng, Phù Lưu, Hòa Xá, Cao Thành,... Do nằm ở địa hình trũng ngập nước quanh năm nên đất bị glây mạnh toàn phẫu diện. Trước đây loại đất này chỉ cấy 1 vụ chiêm, vụ mùa bị ngập úng, những năm gần đây do được tiêu úng đã chuyển thành đất trồng hai vụ lúa, vẫn còn một số diện tích chưa giải quyết được vấn đề tiêu úng nên đã chuyển sang nuôi trồng thủy sản hoặc mô hình “ lúa , cá, vịt”.

Hầu hết diện tích đất của huyện đã được sử dụng vào mục đích kinh tế,

dân sinh. Diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người khoảng 650m2

/người và 1296m2 /lao động nông nghiệp, thuận lợi cho phát triển kinh tế nông

nghiệp [ 5, tr.15].

* Khí hậu

Huyện Ứng Hòa mang đặc trưng của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, được chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa đồng thời là mùa hạ nóng ẩm; mùa đông lạnh, chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc. Nhiệt độ trung bình hàng

năm là 23,5oC, trong đó cao nhất là 28,7o

C, thấp nhất là 16oC. Độ ẩm trung

bình trong năm là 84%, lượng mưa trung bình là 1760mm, tập trung vào tháng 8, 9 và thấp nhất là tháng 12 hàng năm. Tổng số giờ nắng trong năm là 1597h. Khí hậu có hai mùa rõ rệt, độ ẩm cao, mưa nhiều và tổng lượng tích ôn lớn thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới và một số loại cây ôn đới chất lượng cao.

*Nguồn nước

Nguồn nước mặt rất phong phú, gồm có nguồn nước từ sông Đáy và sông Nhuệ, có độ phù sa cao, chất lượng tốt, thích hợp cho việc cải tạo và lấy nguồn tưới tiêu.

27

Nước ngầm: chưa được thăm dò, đánh giá cụ thể nhưng theo đánh giá sơ bộ cho thấy mực nước ngầm ở độ sâu 15 - 20m, chất lượng tốt có thể khai thác để sử dụng và phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất.

*Khoáng sản

Huyện nghèo tài nguyên khoáng sản, chỉ có một số loại: than bùn có ở các xã vùng trũng khu Cháy (Trung Tú, Đồng Tân, Hòa Lâm, Minh Đức, Kim Đường,…) là nguồn nguyên liệu làm phân hữu cơ, phân vi sinh rất tốt cho trồng trọt.

2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội * Dân cư và nguồn lao động

Ứng Hòa là huyện có quy mô dân số trung bình so với toàn thành phố Hà Nội, năm 2012 dân số toàn huyện là 187,974 chiếm 2,8 % dân số thành phố, đứng thứ 19/29 quận, huyện của thành phố về quy mô dân số. Mật độ

dân số trung bình là 1.023 người/km2. Dân cư sống chủ yếu ở khu vực nông (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thôn với 174.737 người, chiếm đến 92,9% dân số của huyện,trong đó gần một nửa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Kết cấu dân số trẻ,dân số

trong độ tuổi lao động chiếm 61,4% dân số với 115.346 người. Dân số của

Ứng Hòa đã tạo ra nguồn lao động dồi dào cho phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn( Phòng thống kê huyện Ứng hòa, Niên giám thống kê Ứng Hòa năm 2012).

Dân số phân bố không đồng đều tập chung chủ yếu ở một số khu vực như: thị trấn Vân Đình, Vạn Thái, Hòa Nam, Hòa Xá,... đa phần các xã nằm trên trục quốc lộ 21B nơi trung tâm kinh tế phát triển hơn. Các xã ở phía Bắc nơi có địa hình cao như: Hoa Sơn,Viên An,Viên Nội, Cao Thành và khu vàn trũng (phía Nam- Đông nam của huyện) đa phần là các xã thuần nông nên dân số tập chung ít hơn.

Trong những năm gần đây xuất phát từ yêu cầu phát triển của nền kinh tế, chất lượng nguồn nhân lực của Ứng Hòa ngày càng được nâng cao. Việc

28

mở rộng đào tạo, nâng cao trình độ cho người lao động đã tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn Ứng Hòa phát triển.

* Cơ sở hạ tầng - kĩ thuật

Trong những năm qua, trên địa bàn huyện đã đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây dựng hệ thống giao thông, phát triển mạng lưới điện, các công trình thủy lợi,... để phục vụ phát triển kinh tế xã hội và cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân.

Về giao thông vận tải: Trên địa bàn huyện có 2 loại hình vận tải chính là đường bộ và đường thủy tạo thành mạng lưới giao thông rộng khắp trên địa bàn huyện.

Đường bộ: Gồm các loại hình quốc lộ, tỉnh lộ tạo thành trục chính nối với hệ thống đường liên xã, liên thôn hình thành mạng lưới giao thông hoàn chỉnh

Quốc lộ: Tuyến trục chính 21B cùng với hệ thống cầu cống (dài 69km, trong đó đoạn chảy qua huyện là 21km) là trục đường chính của huyện đã được mở rộng và nâng cấp, rải thảm nhựa theo tiêu chuẩn đường cấp V đồng bằng. Đây là trục đường giao thông huyết mạch kết nối huyện Ứng Hòa với bên ngoài, tạo điều kiện cho giao lưu, vận chuyển hàng hóa thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển.

Tỉnh lộ: Đường 428 (75A) dài 15km nối Vân Đình với Cống Thần; đường 429 Xuân Dương- Ba Thá, dài 7km nối quốc lộ 1A(Quán Tròn - Phú Xuyên); đường 432 (74) Thanh Bồ - Đục Khê, dài 3,5km nối Minh Đức với Kim Bôi (Hòa Bình),...

Cùng với quốc lộ 21B, hệ thống tỉnh lộ, hệ thống các huyện lộ Minh Đức - Chợ Ngăm; Cần Thơ - Xuân Quang,... các đường liên xã thôn, xóm đã tạo điều kiện cho giao lưu kinh tế, thương mại và nhu cầu đi lại của nhân dân được thông suốt thuận tiện.

29

Đường thủy: Với 3 tuyến sông có chiều dài 48km, trong đó tuyến sông đáy dài 31km qua 14 xã phía Tây Nam huyện. Tuyến sông Nhuệ dài 11km qua phía Đông Nam huyện. Tuyến sông Vân Đình dài 6km qua trung tâm huyện. Tuy nhiên hàng hóa và các sản phẩm nông nghiệp mới chỉ có số ít vận chuyển qua sông Nhuệ, chủ yếu là vận chuyển đường bộ.

Về mạng lưới điện: Lưới điện Ứng Hòa nằm trong hệ thống điện của thành phố Hà Nội. Hệ thống cung cấp điện nguồn và phân phối cho huyện chủ yếu từ trạm 110 KV Vân Đình lấy từ 110 KV Hà Đông và các đường trục truyền tải, phân phối điện cho toàn huyện.

Mạng lưới điện được đảm bảo có ý nghĩa quan trọng đối với nhu cầu sinh hoạt của người dân và đáp ứng sản xuất trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn Ứng Hòa, điện đã được đưa vào sử dụng rộng rãi, thúc đẩy kinh tế phát triển.

Về hệ thống thủy lợi: Trên địa bàn huyện có 16 trạm bơm lớn gồm 115 trạm bơm (54 trạm bơm tưới, 33 trạm bơm tiêu, 28 trạm bơm tưới tiêu kết

hợp), 348 máy với tổng công suất là 253m3/h(mỗi trạm là 800 - 1000m3/h).

Toàn bộ chiều dài hệ thống kênh là 74 km kênh cấp 2; 100,8 km kênh cấp 3

trong đó có khoảng 80% được kiên cố hóa. Một số trạm bơm như Vân Đình, Ngoại Độ, Ba Thá, Hồng Quang,...

phục vụ nguồn nước phong phú cho tưới tiêu. Để phát triển kinh tế nông nghiệp thì việc nâng cấp và bảo vệ trở nên hết sức quan trọng.

* Thị trường

Hiện tại thị trường tiêu thụ sản phẩm của huyện Ứng Hòa chủ yếu là địa bàn trong huyện với các sản phẩm lúa gạo, gia súc, gia cầm, thủy sản, đồng thời vận chuyển ra thị trường Hà Nội, các vùng phụ cận khác và cho xuất khẩu.

30

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm toàn diện vào phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở huyện ứng hoà (hà nội) trong giai đoạn hiện nay (Trang 30 - 35)