Nội dung của sự vận dụng quan điểm toàn diện vào phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở huyện Ứng Hòa (Hà Nội) trong giai đoạn

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm toàn diện vào phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở huyện ứng hoà (hà nội) trong giai đoạn hiện nay (Trang 25 - 29)

tế nông nghiệp, nông thôn ở huyện Ứng Hòa (Hà Nội) trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở Ứng Hòa mặc dù đã có sự phát triển hơn thời điểm trước, nhưng nhìn chung trong giai đoạn hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế và thiếu sót do chưa được phát triển một cách toàn diện, đồng

21

bộ. Vì vậy, yêu cầu đặt ra trong giai đoạn hiện nay của huyện Ứng Hòa là vận dụng quan điểm toàn diện vào phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Vậy quan điểm toàn diện là gì? Và vận dụng nó như thế nào?

Trước hết, quan điểm toàn diện là đòi hỏi chúng ta nhận thức về sự vật trong mối quan hệ qua lại giữa các bộ phận, các yếu tố, các mặt của chính sự vật đó và tác động qua lại giữa sự vật đó với các sự vật khác. Đồng thời phải phân biệt từng mối liên hệ, hiểu rõ được bản chất của sự vật và có phương pháp tác động phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất, tránh rơi vào những quan điểm sai lầm. Như vậy, đem vận dụng quan điểm trên vào trong sự phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở huyện Ứng Hòa cần xét về mặt không gian và thời gian.

Xét về không gian: Sự phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở huyện Ứng Hòa được đặt trong mối liên hệ với các vùng phụ cận, trong sự phát triển của thành phố và cả nước. Ứng Hòa được coi là một huyện nghèo nhất trong thành phố Hà Nội, thu nhập bình quân đầu người hiện nay thấp, đời sống nhân dân vẫn còn khó khăn, giải quyết được khâu đói nhưng tỷ lệ hộ nghèo vẫn cao. Trong khi các huyện của thành phố như: Đan Phượng, Phú Xuyên, Chương Mỹ,… hay các vùng phụ cận khác có nền kinh tế phát triển hơn rất nhiều. Để theo kịp các vùng khác cần phải đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Do đặc thù của huyện là huyện thuần nông, kinh tế nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo, người dân chủ yếu sống ở khu vực nông thôn, hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp là chính. Hơn nữa trở thành một huyện ngoại thành của Hà Nội, Ứng Hòa là vành đai xanh giúp giữ cân bằng sinh thái, là nơi cung cấp lương thực, thực phẩm, các sản phẩm nông nghiệp cho khu vực đô thị.

Về mặt thời gian: Nước ta đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, Đảng và Nhà nước đã đề ra một số chủ

22

trương, chính sách trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Đẩy mạnh phát triển theo hướng hàng hóa, cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến. Phát triển kinh tế nông nghiệp còn là cơ sở để phát triển các ngành kinh tế khác. Vì vậy mà kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở Ứng Hòa ngày càng phải phát triển theo hướng tích cực.

Xét cả về thời gian và không gian thì buộc phải phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn Ứng Hòa trên cơ sở của quan điểm toàn diện, phát triển trong mối liên hệ giữa các vùng miền, trước yêu cầu của thời đại.

Ở Ứng Hòa kinh tế chủ đạo là kinh tế nông nghiệp do có các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thuận lợi. Để nông nghiệp thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Thành phố, đem lại hiệu quả, nâng cao đời sống nhân dân thì cơ cấu nội ngành nông nghiệp phải có sự chuyển dịch theo hướng hiện đại và tích cực. Giảm tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi, đặc biệt là thủy sản, diện tích đất canh tác kém hiệu quả hay bị ngập úng, mất mùa ở vùng trũng như xã: Phương Tú, Hòa Lâm, Ngọc Động,… nên chuyển sang nuôi trồng thủy sản, áp dụng mô hình VAC, mô hình nuôi trồng “lúa, cá, vịt”. Đưa các giống như: Cá chim trắng, cá rô phi đơn tính, cá chép,… vào nuôi thả, đảm bảo thức ăn nuôi trồng theo hướng công nghiệp. Ở một số diện tích bằng phẳng thích hợp làm rau màu như: Hòa xá, Vạn Thái, thị trấn Vân Đình,… thì trồng các sản phẩm rau sạch: cải bắp, súp lơ, các loại đậu,… cung cấp cho thị trường Hà Nội và các vùng lân cận như huyện Chương Mỹ, tỉnh Hòa Bình, trồng các sản phẩm như: dưa chuột, bí xanh, ngô ngọt,… cho xuất khẩu. Giảm diện tích trồng lúa nhưng đưa các giống lúa tốt, chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh,…vào sản xuất để tăng năng suất.

Trong sản xuất, phải có hệ thống tưới tiêu hợp lí đảm bảo cung cấp lượng nước khi cần thiết, đồng thời khơi tiêu khi xảy ra mưa bão, ngập úng. Đây chính là khâu thủy lợi cần phải được đảm bảo, tăng cường và ngày càng

23

hiện đại. Chủ động ứng dụng khoa học kĩ thuật vào trong sản xuất, đưa máy móc và kĩ thuật hiện đại vào thay thế sức lao động, tạo ra năng suất cao. Đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, tiếp tục công tác dồn điền đổi thửa mở rộng diện tích canh tác, tạo điều kiện cho việc ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất.

Để các sản phẩm nông nghiệp thực sự trở thành hàng hóa thì cần phải có sự gắn kết và phối hợp chặt chẽ giữa sản xuất, vận chuyển và thị trường tiêu thụ, vì vậy khâu thị trường có ý nghĩa rất quan trọng. Cần phải mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm ra thị trường Hà Nội, các vùng lân cận và cho xuất khẩu, xây dựng các hệ thống bảo quản sản phẩm tươi sạch, có các nhà kho, nhà chứa,…

Để phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn đồng thời phải phát triển các dịch vụ nông nghiệp, đảm bảo từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó nguồn vốn đóng vai trò hết sức quan trọng giúp mở rộng sản xuất, đầu tư chuyển đổi hình thức sản xuất. Vì vậy ban lãnh đạo Huyện phải có chủ trương chính sách phát triển và xin ngân sách đầu tư của Thành phố tạo nguồn vốn để trang bị cho sản xuất.

Đảng bộ và cán bộ huyện phải thực hiện đúng chủ trương trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, thường xuyên tiếp nhận thông tin, phương thức sản xuất mới. Đưa ra chính sách phát triển hợp lí, phù hợp với đặc điểm vùng miền trong huyện, cán bộ khuyến nông xuống tận nơi để chỉ đạo, hướng dẫn nhân dân sản xuất.

Tóm lại để phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn hiệu quả và bền vững cần phải phát triển một cách toàn diện, đồng bộ các mặt, các yếu tố liên quan và phải có sự gắn kết liên hệ chặt chẽ giữa các yếu tố ấy, đặt Ứng Hòa trong sự phát triển chung của Thành phố và cả nước.

24

Chƣơng 2

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm toàn diện vào phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở huyện ứng hoà (hà nội) trong giai đoạn hiện nay (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)