Chủ trương, chính sách của huyện Ứng Hòa đối với phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm toàn diện vào phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở huyện ứng hoà (hà nội) trong giai đoạn hiện nay (Trang 54 - 57)

tế nông nghiệp, nông thôn.

* Trước đổi mới

Trước đổi mới là chặng đường kinh tế đất nước gắn liền với cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng XHCN. Đây là chặng đường kinh tế đứng trước nhiều biến động lớn, sau mỗi chặng đường Đảng lại có những thay đổi kịp thời trong đường lối phát triển kinh tế. Huyện Ứng Hòa nhận thức được đường lối của Đảng, đã cụ thể hóa và đưa vào thực hiện trên địa bàn, trong đó luôn chú trọng phát triển kinh tế nông nghiệp. Điều này được thể hiện rõ qua các đại hội Đảng như sau:

Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ V (1960) đã xác định: “Ứng Hòa là một huyện nông nghiệp nên nhiệm vụ hàng đầu, trọng tâm là giải quyết tốt vấn đề lương thực, thực phẩm. Nông nghiệp phát triển sẽ tác động tích cực đến các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, đời sống nhân dân” [2, tr.290].

Đại hội đại biểu lần thứ VI của Đảng bộ huyện Ứng Hòa đã xác định: “Lĩnh vực sản xuất nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đi đôi với củng cố, hoàn thiện một bước quan hệ sản xuất, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kĩ thuật, đặc biệt là công tác thủy lợi, cải tạo đồng ruộng” [2, tr.295].

Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ X (tháng 8/1968) đã đề ra phương hướng kế hoạch “Phát triển kinh tế một cách mạnh mẽ, toàn diện mà mục tiêu

50

hàng đầu là giải quyết vấn đề lương thực, hàng hóa tiêu dùng và hàng xuất khẩu” [2, tr.329].

Cuối năm 1975, toàn huyện bước vào thực hiện chỉ thị 208 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Nghị quyết 106 của tỉnh ủy về tổ chức lại sản xuất, cải tiến một bước công tác quản lý nông nghiệp từ cơ sở theo hướng đi lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Tháng 11/1975, Ban chấp hành Đảng bộ huyện đã đề ra Nghị quyết số 31 về tổ chức, chỉ đạo thực hiện chủ trương trên, quyết định kế hoạch đưa 50 hợp tác quy mô thôn ở 17 xã thành 17 hợp tác xã có quy mô toàn xã.

* Sau đổi mới

Xuất phát từ yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, trước những thay đổi của tình hình trong nước và quốc tế, Đảng đã phân tích thực trạng đất nước, chỉ ra tình hình khủng hoảng về kinh tế - xã hội và đề ra đường lối đổi mới toàn diện. Nhận thức được quan điểm đường lối đổi mới đó, huyện Ứng Hòa đã tiến hành thực hiện đường lối một cách toàn diện. Điều này được thể hiện rõ qua các chủ trương của Đảng bộ Ứng Hòa cụ thể như sau:

Ngày 5/4/1988, Bộ chính trị ban hành nghị quyết số 10 “Về đổi mới quản lí kinh tế nông nghiệp”. Đảng bộ nhân dân Ứng Hòa hào hứng, phấn khởi tiếp nhận và thực hiện chủ trương quan trọng này của Đảng. Trong 3 ngày từ 14-16/5/1988, hội nghị Huyện ủy đã nghiên cứu thảo luận và đề ra: Đề án thực hiện nghị quyết 10 của Bộ Chính trị và nghị quyết 08 của Tỉnh ủy về “Tổ chức lại sản xuất và đổi mới quản lí kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện” [2, tr.398].

Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XIX đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu chung về phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000 là: “Xây dựng và phát triển kinh tế địa phương có cơ cấu nông- công nghiệp, tiểu

51

thủ công nghiệp và dịch vụ theo hướng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa” [ 2, tr.441].

Đại hội lần thứ XXI của Đảng bộ huyện Ứng Hòa (2005) đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ “Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, sản xuất hàng hóa, tăng nhanh giá trị, hiệu quả và bền vững. Mở rộng sản xuất tiểu thủ công nghiệp và thương nghiệp - dịch vụ, tạo điều kiện thu hút đầu tư phát triển công nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng” [2, tr.501].

Trong báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu lần thứ XXII giai đoạn 2010 - 2015 Ban chấp hành Đảng bộ huyện đưa ra phương hướng, nhiệm vụ

phát triển: Đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, xây

dựng huyện Ứng Hòa phát triển toàn diện, giàu đẹp, văn minh.

Những chủ trương, phương hướng Đảng bộ huyện đề ra trong phát triển sản xuất nông nghiệp của huyện đến năm 2020 là “Tiếp tục chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng kết hợp nông nghiệp sinh thái gắn với công nghiệp chế biến, sản xuất ngành nghề gắn với thị trường (trên cơ sở gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất - chế biến - thị trường)” [5, tr.256]

Có thể thấy trước những đổi thay của đất nước, cùng với những chủ trương đường lối của Đảng, Ứng Hòa luôn chấp hành và thực hiện đúng. Đồng thời còn vận dụng một cách sáng tạo vào tình hình cụ thể trên địa bàn Huyện. Qua các kì đại hội của Đảng bộ huyện Ứng Hòa, có thể nhận thấy rằng Huyện luôn chú trọng phát triển kinh tế nông nghiệp và đặt nhiệm vụ phát triển nông nghiệp lên hàng đầu. Tuy nhiên so với yêu cầu phát triển của giai đoạn hiện nay thì kinh tế nông nghiệp, nông thôn Ứng Hòa cần phải phát triển một cách toàn diện, tích cực theo hướng CNH, HĐH. Vì vậy trong quá trình phát triển cần phải có những giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn Ứng Hòa phát triển nhanh, mạnh và bền vững.

52

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm toàn diện vào phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở huyện ứng hoà (hà nội) trong giai đoạn hiện nay (Trang 54 - 57)