Đặc điểm của sinh viên Cao đẳng Sƣ phạm Lào Cai và hoạt động học

Một phần của tài liệu Phát triển kiến thức thông tin cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm lào cai (Trang 39)

8. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI

1.2. Đặc điểm của sinh viên Cao đẳng Sƣ phạm Lào Cai và hoạt động học

tập của sinh viên

1.2.1. Đặc điểm chung của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai

Học sinh, sinh viên là những ngƣời dùng tin đông đảo và biến động nhiều nhất trong CĐSPLC (tổng số HSSV hiện nay của trƣờng hơn 2000 sinh viên, chiếm 95% trong nhóm bạn đọc Thƣ viện).

Sinh viên CĐSP Lào Cai có những đặc điểm chung của lứa tuổi thanh niên nhƣ tuổi đời còn trẻ, thƣờng từ 18 đến 25, sôi nổi, ham hiểu biết, ƣa thích cái mới và các hoạt động giao tiếp, có tri thức khoa học và phần lớn sinh viên CĐSPLC là dân tộc thiểu số (tỷ lệ học sinh, sinh viên thuộc diện chính sách chiếm 30 – 40 %). Bên cạnh đó họ có những đặc điểm riêng của sinh viên ngành sƣ phạm. Thực hiện theo quyết định số 16/2008/QĐ – BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm 2008 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) ban hành về tiêu chuẩn đạo đức của ngƣời giáo viên đó là: Tâm huyết với nghề nghiệp, có ý thức giũ gìn danh dự, lƣơng tâm nhà giáo, có tinh thần đoàn kết, thƣơng yêu, giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác; có lòng nhân ái, bao dung, độ lƣợng, đối xử hòa nhã với ngƣời học, đồng nghiệp; sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp chính đáng của ngƣời học, đồng nghiệp và cộng đồng. Tận tụy với công việc; thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội quy của đơn vị, nhà trƣờng, của ngành. Công bằng trong giảng dạy và

giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lực của ngƣời học; thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng, lãng phí. Thực hiện phê bình và tự phê bình thƣờng xuyên, nghiêm túc; thƣờng xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học để hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục.

Sinh viên CĐSPLC đƣợc tham gia vào nhiều hoạt động hằng năm do Đoàn Thanh niên của nhà trƣờng chỉ đạo phối hợp với các khoa, phòng xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động đa dạng, thu hút động đảo HSSV tham gia nhƣ các cuộc thi: “Hội thi Nghiệp vụ Sƣ phạm”, “Hành trang sinh viên”, “Nhật ký sinh viên làm theo lời Bác”, “Kể chuyện tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh”; thi tìm hiểu về “Biển đảo”, “Luật khoáng sản”, “Bác Hồ với Lào Cai, Lào Cai với Bác Hồ” với đông đảo HSSV tham gia, ngoài ra còn rất nhiều hoạt động khác nhƣ: “Tiếp sức mùa thi”, “An toàn giao thông”...để từ đó tạo điều kiện cho HSSV tu dƣỡng, rèn luyện phẩm chất chính trị tƣ tƣởng, đạo đức lối sống và hình thành kỹ năng giao tiếp, kỹ năng mềm bên cạnh kiến thức chuyên môn.

Đặc điểm nhu cầu tin của sinh viên CĐSPLC: Nhóm này có độ tuổi từ 18 – 28, đây là nhóm đối tƣợng trẻ nhất trong các nhóm ngƣời dùng tin nên rất yêu thích công nghệ, nhu cầu sử dụng tài liệu hiện đại rất cao. Đối với sinh viên thì nhu cầu về nội dung thông tin rất đa dạng, phong phú nhƣng không mang tính chuyên sâu, chủ yếu gắn với chƣơng trình học tập của họ. Trƣớc yêu cầu của học chế tín chỉ sinh viên phải tìm kiếm tài liệu trên các trang web, các CSDL online. Ngoài ra, họ luôn tìm kiếm các bài giảng điện tử, tài liệu tham khảo bằng tiếng nƣớc ngoài do giảng viên yêu cầu thu thập và câp nhật. Do đó, sinh viên có nhu cầu cao đối với các CSDL online, ebook và các bài giảng điện tử...

Về hình thức thông tin, sinh viên quan tâm chủ yếu tới các loại giáo trình, sách tham khảo, tạp chí chuyên ngành, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Do khả năng sử dụng ngoại ngữ còn hạn chế nên tài liệu mà nhóm đối tƣợng này quan tâm chủ yếu là các tài liệu tiếng Việt. Nhu cầu tin của họ tƣơng đối đa dạng, phong phú. Đối với những sinh viên năm đầu, bên cạnh những tài liệu về chuyên ngành sƣ phạm nhƣ Mầm non, Tiểu học, Toán, Văn , Ngoại ngữ...các em còn quan tâm đến giáo trình, tài liệu tham khảo của các môn học cơ bản thuộc học phần bắt buộc nhƣ: Triết học, Tâm lý học, Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh...Khi sinh viên bắt đầu học các môn chuyên ngành thì nhu cầu về thông tin thuộc các lĩnh vực chuyên ngành cũng bắt đầu đƣợc hình thành. Đối với sinh viên năm cuối, họ tham gia nghiên cứu, làm khóa luận tốt nghiệp và thi tốt nghiệp nên nhu cầu thông tin của họ có phần chuyên sâu hơn.

1.2.2. Hoạt động của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai

Hoạt động học tập là loại hoạt động đặc biệt của con ngƣời với mục đích nắm vững những tri thức, kỹ năng và các hình thức nhất định của hành vi. Sinh viên Cao đẳng Sƣ phạm Lào Cai theo học thuộc khối ngành sƣ phạm, ngoài những chƣơng trình đào tạo theo khung đào tạo đại học, cao đẳng mà Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định đối với khối đại cƣơng cho sinh viên Việt Nam thì sinh viên Cao đẳng Sƣ phạm Lào Cai có những đặc điểm riêng do đặc điểm hoạt động học tập tại trƣờng quy định.

Học ngành sƣ phạm, sinh viên sẽ đƣợc cung cấp những kiến thức chung về khối ngành sƣ phạm nhƣ: nghiệp vụ sƣ phạm, Tâm lý học, Giáo dục học, Lí luận và phƣơng pháp dạy học bộ môn…Trên cơ sở chƣơng đào tạo này, sinh viên sẽ đƣợc lựa chọn các định hƣớng chuyên ngành riêng (Giáo dục tiểu học, xã hội, tự nhiên, ngoại ngữ, tin học).

Nhà trƣờng áp dụng hình thức đào tạo tín chỉ, một hình thức học tập mềm dẻo, linh hoạt, hƣớng tập trung vào ngƣời học. Sinh viên khi tham gia

vào chƣơng trình đào tạo có thể chủ động trong việc xây dựng kế hoạch học tập, rút ngắn hoặc kéo dài thời gian tại trƣờng phù hợp với điều kiện của bản thân.

Các hình thức học tập tƣơng đối đa dạng nhƣ:

- Sinh viên tham gia giờ học lý thuyêt trên giảng đƣờng - Tham gia làm thực tập ở các địa điểm thực tập

- Tham gia nghiên cứu khoa học,

- Tham gia các diễn đàn, hội thảo chuyên đề, tự học ở thƣ viện…

Song hình thức chủ yếu là sinh viên tham gia các giờ học lý thuyết trên giảng đƣờng, các giờ học thực hành môn học. Các hình thức này đảm bảo cung cấp hệ thống kiến thức cơ bản, giúp sinh viên làm quen với những phƣơng pháp dạy học, kỹ năng, kỹ xảo cần thiết của một ngƣời giáo viên. Hơn nữa, tài liệu học tập ở đại học, cao đẳng không ngừng thay đổi, đia điểm học cũng thƣờng xuyên thay đổi, không gian học tập – giảng đƣờng rộng lớn. Tất cả những điều kiện học tập nhƣ vậy đòi hỏi những sinh viên mới nhập học ở các bậc học này phải có khả năng thích nghi rất lớn; đồng thời, trong suốt quá trình học, họ phải có tính tự giác, tính kế hoạch cao. Thông qua đó tạo cho sinh viên ngày nay có thói quen là tự rèn luyện mình, tự sắp xếp lịch học và các hoạt động khác sao cho phù hợp với bản thân.

Hoạt động học tập của sinh viên ở bậc cao đẳng trong đó có CĐSPLC là một dạng hoạt động phức tạp mang tính tự giác, tìm tòi, khám phá, sáng tạo. Việc phát triển và hoàn thiện nhân cách của nhà giao tƣơng lai đòi hỏi mỗi sinh viên cần ý thức đầy đủ trách nhiệm, xác định rõ mục tiêu học tập, hình thành phƣơng pháp học tập phù hợp, tích cực, và chủ động. Hiệu quả của việc cải tiến phƣơng pháp giảng dạy hƣớng vào ngƣời học tại CĐSPLC phụ thuộc trƣớc hết vào quá trình triển khai KTTT cho sinh viên nhằm trang bị cho họ kỹ năng cần thiết, đảm bảo chất lƣợng học tập và công tác sau này.

1.3. VAI TRÕ CỦA KIẾN THỨC THÔNG TIN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA SINH VIÊN CAO ĐẲNG SƢ PHẠM LÀO CAI

1.3.1. Kiến thức thông tin với hoạt động học tập * Là công cụ quan trọng trong việc học tập * Là công cụ quan trọng trong việc học tập

Theo hiệp hội các thƣ viện chuyên ngành và các Trƣờng đại học Hoa Kỳ (ACRL, 1989) khẳng định:

Ngƣời có KTTT là ngƣời đã học đƣợc cách thức để học. Họ biết cách học bởi họ nắm đƣợc phƣơng thức tổ chức tri thức, tìm kiếm thông tin và sử dụng thông tin, do đó những ngƣời khác có thể học tập đƣợc từ họ. Họ là những ngƣời đã đƣợc chuẩn bị cho khả năng học tập suốt đời, bởi lẽ họ luôn tìm đƣợc thông tin cần thiết cho bất kỳ nhiệm vụ hoặc quyết định nào một cách chủ động.

KTTT không chỉ là kiến thức về máy tính hay khả năng sử dụng các công nghệ mà nó còn là khả năng tìm kiếm, đánh giá, phân tích, sáng tạo, chia sẻ và sử dụng thông tin trong việc giải quyết các vấn đề, sáng tạo tri thức mới, ra quyết định đúng đắn…giúp sinh viên tạo đƣợc một tƣơng lai tốt đẹp khi rời khỏi ghế nhà trƣờng, góp phần nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực cho đất nƣớc.

Quá trình tiếp thu dữ liệu và thông tin là hai quá trình mà ngƣời học lĩnh hội qua học tập. Giáo viên truyền đạt dữ liệu và thông tin đến sinh viên, đồng thời họ phải dạy cách cho sinh viên biến thông tin thành tri thức, sinh viên lĩnh hội thông tin, tìm kiếm thêm những thông tin ngoài những gì giáo viên đã cung cấp, học cách chuyển hóa thành tri thức. Rõ ràng quá trình này gắn liền với giáo dục: Giáo viên không chỉ truyền đạt thông tin mà còn “dạy cách học”, sinh viên không chỉ tiếp nhận thông tin mà còn “học cách học”.

Khi muốn biến thông tin thành tri thức thì ngƣời học cần trăn trở, nghiên cứu, kiến tạo riêng cho mình những tri thức dựa theo kinh nghiệm và thế giới

quan của mỗi ngƣời. Lúc này vai trò giáo dục của ngƣời thầy bị lu mờ, vai trò của ngƣời học và khả năng tự học đƣợc đề cao. Đó là lúc mỗi cá nhân cần phát huy năng lực NCKH của mình. Bây giờ ngƣời dạy chỉ là ngƣời hƣớng dẫn và ngƣời học trở thành ngƣời nghiên cứu. Đây là khả năng tự học và tìm tòi nghiên cứu mà mục tiêu KTTT hƣớng đến cho mỗi cá nhân.

Điều này tất yếu dẫn tới tính cấp thiết của KTTT trong việc cung cấp thông tin cho sinh viên khả năng học tập suốt đời và xu thế tích hợp KTTT vào các tiêu chí tốt nghiệp cảu sinh viên. Theo Doskatsch (2001): “Những điều đó sẽ xác định đặc điểm KTTT của sinh viên. Với tƣ cách là một thành viên của một cộng đồng học thuật, sinh viên thƣờng có những nhu cầu thông tin hết sức phức tạp về diện bao phủ của nội dung, tính xác thực, độ chính xác, tính cập nhật của nguồn tin”.

* Giúp đổi mới phương thức dạy – học

Sinh viên ngày nay đang đƣợc học tập trong một môi trƣờng rộng mở và linh hoạt, nơi mà các kiến thức và kỹ năng xử lý, sử dụng thông tin đƣợc xem nhƣ nhân tố quan trọng hàng đầu. Rader (1996) đã khuyến cáo nhƣ sau: “Giáo dục cần phải đƣợc đổi mới thông qua các hình thức học tập mới để giúp sinh viên trở nên tích cực và chủ động hơn trong kỷ nguyên thông tin”.

Theo đó:

- Việc học tập nên dựa trên các nguồn thông tin về thế giới thức.

- Việc học tập nên hƣớng vào vấn đề “tƣơng tác” và “tích hợp”, hơn là bị

động và manh mún.

- Việc học tập phải dựa trên cơ sở “cộng tác”

- Nên sử dụng các công nghệ truyền thông hiện đại trong việc học tập.

Chính vì điều này, phƣơng pháp giáp dục cũng cần phải đƣợc đổi mới nhằm đƣa sinh viên trở thành trung tâm của quá trình dạy và học. Eskola (1998), gọi dây là “activating teaching” (giảng dạy tích cực), nơi sinh viên

không phải là những ngƣời tiếp nhận một cách thụ động tri thức, mà phải là ngƣời xử lý và tạo ra tri thức một cách chủ động.

Đổi mới giáo dục Việt Nam không phải là vấn đề mới song nó luôn là vấn đề cấp thiết nóng hổi. Điều này đã đƣợc khẳng định trong chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực: Nâng cao chất lƣợng giáo dục, cơ cấu lại hệ thống giáo dục và mở rộng phạm vi giáo dục ở tất cả các cấp độ, gắn liền giáo dục đào tạo với NCKH và công nghệ. Phát triển giáo dục, NCKH nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, nâng cao trình độ dân trí và trình độ quản lý. Không nằm ngoài xu thế chung của giáo dục Việt Nam, trƣờng CĐSPLC đang tiến hành đổi mới giáo dục một cách tích cực.

Một trong những nguyên tắc của đổi mới giáo dục là đổi mới phƣơng thức dạy – học. Ngày nay, phƣơng pháp giáo dục không còn là phƣơng pháp tiếp cận thông tin một cách thụ động “thầy đọc trò chép” nữa mà ngƣời học trở thành trung tâm của quá trình dạy và học. Ngƣời học trò có những cơ hội tiếp cận các nguồn thông tin, các CSDL…từ đó thúc đẩy quá trình tự học, tự tìm hiểu tri thức và sáng tạo tri thức. Chính phƣơng pháp giáo dục này đòi hỏi ngƣời thầy phải luôn cập nhật thông tin, đổi mới kiến thức, tự nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu của ngƣời học. Vì vậy, việc trang bị KTTT cho sinh viên và giáo viên chính là chìa khóa giúp cho cả thầy và trò làm chủ thông tin, tri thức, làm chủ quá trình học và tự học suốt đời.

1.3.2. Kiến thức thông tin với nghiên cứu khoa học của sinh viên

Với đặc thù của sinh viên sƣ phạm, sinh viên CĐSPLC thƣờng xuyên tự nghiên cứu và tham gia NCKH.

Một trong những đặc điểm quan trọng của ngƣời có KTTT là khả năng nhận biết nhu cầu thông tin của bản thân, tức là họ dễ dàng xác định đƣợc vấn đề mình đang thực sự quan tâm, cũng nhƣ có thể phân tích, diễn đạt chúng thành các thuật ngữ tìm kiếm thông tin. Nói cách khác, họ phải làm chủ đƣợc

lĩnh vực mình quan tâm và có khả năng trình bày các nội dung cụ thể. Đây có thể xem nhƣ là một lợi thế quan trọng của cán bộ nghiên cứu, những ngƣời đã trải qua các khóa học bài bản về phƣơng pháp nghiên cứu, đồng thời họ là những chuyên gia trong từng lĩnh vực cụ thể. Tuy nhiên, muốn có đƣợc một quyết định nghiên cứu đúng đắn, ngoài khả năng chuyên môn, nhà nghiên cứu cần phải có thông tin đầy đủ và khách quan về lĩnh vực mà mình muốn tìm hiểu. Kinh nghiệm bản thân khó mà đem lại cho họ hiệu quả cao trong hoạt động nghiên cứu. Họ cần có một công cụ để khai thác và sử dụng thông tin hiệu quả. Đó cính là KTTT.

Một đặc điểm nổi bật trong NCKH ngày nay chính là xu thế liên ngành. Càng ngày, xu thế này càng thể hiện mạnh mẽ thông qua sự xuất hiện của hàng loạt lĩnh vực khoa học mới. Điều này khiến cho nhà nghiên cứu phải tiếp xúc với rất nhiều nguồn thông tin khác nhau ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Công việc của họ ngày càng trở nên phức tạp hơn khi mà lƣợng thông tin đến với họ ngày càng lớn, nhất là những nguồn thông tin trực tuyến. Khi đó, nhà nghiên cứu sẽ phải đứng trƣớc những câu hỏi nhƣ: giữa vô số những nguồn tin nhƣ thế kia, đâu là thông tin đáng tin cậy, thông tin có giá trị, và phù hợp với công việc của họ. Họ sẽ phải dành nhiều thời gian để xử lý thông tin, tổ chức và sử dụng chúng một cách hợp lý. Có thể nói, công việc của ngƣời làm nghiên cứu gắn bó với hết sức chặt chẽ với kỹ năng khai thác, phân tích, đánh giá, tổng hợp, và sử dụng thông tin, nếu nhƣ không muốn nói đó là mối quan hệ hữu cơ máu thịt, không thể tách rời. Điều này chứng minh cho sự cần thiết triển khai các chƣơng trình đào tạo KTTT cho cán bộ nghiên cứu.

Một đặc điểm nữa của ngƣời làm công tác nghiên cứu: khả năng làm việc theo nhóm và làm việc độc lập. Tùy theo nhu cầu công việc cụ thể mà

Một phần của tài liệu Phát triển kiến thức thông tin cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm lào cai (Trang 39)