0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Khảo sát và phân tích thực trạng phát triển kiến thức thông tin cho sinh

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN KIẾN THỨC THÔNG TIN CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM LÀO CAI (Trang 60 -60 )

8. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI

2.2. Khảo sát và phân tích thực trạng phát triển kiến thức thông tin cho sinh

sinh viên Cao đẳng Sƣ phạm Lào Cai

Trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Lào Cai đã triển khai nhiều hoạt động phát triển kiến thức thông tin cho sinh viên. Các hoạt động đó đƣợc tổ chức dƣới hình thức bắt buộc hoặc không bắt buộc tùy theo từng nội dung cụ thể. Thƣ viện đƣợc giao nhiệm vụ đảm trách các hoạt động này.

2.2.1. Hướng dẫn sử dụng Thư viện cho sinh viên

Đây là khóa học giới thiệu tổng quan về cách thức sử dụng Thƣ viện thông qua hệ thống các sản phẩm và dịch vụ thông tin – thƣ viện hiện có tại thƣ viện.

Đối tượng theo học: Chƣơng trình này đƣợc triển khai cho tất cả sinh viên của trƣờng nhƣng mang tính bắt buộc đối với sinh viên năm thứ nhất Thời gian: Khóa học đƣợc tổ chức định kỳ vào đầu năm học.

Mục đích của khóa học:

Sinh viên biết đƣợc các sản phẩm/dịch vụ có trong Thƣ viện,

Sinh viên nắm rõ sơ đồ bố trí tài liệu tại Thƣ viện, các loại sách/giáo trình đƣợc mƣợn về,

Sinh viên nắm rõ các nội quy sử dụng dịch vụ Thƣ viện.

Nội dụng của khóa học: Khóa học “Hƣớng dẫn sử dụng Thƣ viện” . Nội

dung của chƣơng trình gồm 2 phần: Phần 1: + Điều kiện sử dụng thƣ viện

+ Các sản phẩm và dịch vụ thƣ viện + Sơ đồ bố trí kho tài liệu

+ Nội quy thƣ viện

Phần 2: Hƣớng dẫn cách tra cứu tìm kiếm tài liệu tại tại thƣ viện

Hầu hết sinh viên cho rằng đây là chƣơng trình rất hữu ích, giúp họ nắm bắt đƣợc các thao tác tìm tài liệu một cách thành thạo, vừa nâng cao kiến thức vừa biết cách thức tra cứu tài liệu trong thƣ viện.

Bên cạch những nội dung chính trên, cuối mỗi buổi học, Thƣ viện còn cung cấp, giới thiệu tới sinh viên danh mục các tạp chí điện tử, các website hữu ích để tiện cho sinh viên trong việc tra cứu, tìm kiếm tài liệu cho việc phục vụ cho việc học tập. Thƣ viện đã nhận đƣợc nhiều phản hồi tích cực của

sinh viên, nhờ có các danh mục tạp chí, trang web mà thƣ viện cung cấp, bạn đọc có thể tìm đƣợc thông tin cần thiết khi có nhu cầu.

Tác giả cho rằng, việc trang bị kiến thức thông tin cho sinh viên năm thứ nhất, ngay từ khi bƣớc vào trƣờng đại học có ý nghĩa đặc biệt. Bởi sinh viên năm thứ nhất trong các trƣờng đại học là lớp ngƣời dùng tin mới của thƣ viện. Cần thiết phải cung cấp cho họ những kiến thức cơ bản nhất về cách thức sử dụng Thƣ viện, để từ đó học có các kỹ năng thu thập, đánh giá và sử dụng thông tin trong suốt thời gian học tập tại trƣờng và là hành trang trong suốt cuộc đời. Nói cách khác, phải hƣớng dẫn cho sinh viên nhìn nhận tài liệu, sách báo dƣới góc độ của ngƣời dùng tin – ngƣời học đại học với phƣơng pháp tự học và tự nghiên cứu là chính.

2.2.2. Hướng dẫn tìm kiếm và sử dụng thông tin

Ngoài hƣớng dẫn sử dụng Thƣ viện vào đầu năm học cho sinh viên, Thƣ viện liên tục tổ chức các lớp hƣớng dẫn tìm kiếm và sử dụng thông tin định kỳ nhằm giúp bạn đọc có một cái nhìn tổng thể về những nguồn thông tin sẵn có, cách tìm kiếm và sử dụng thông tin một cách hiệu quả, hỗ trợ công việc học tập và nghiên cứu. Sinh viên đƣợc học các kỹ năng tìm kiếm cơ bản; cách tìm kiếm, đánh giá các nguồn tin.

Đối tượng theo học: Sinh viên các khóa đăng ký tham gia theo nhu cầu.

Thời gian: Từ 13h30 đên 15h00 thứ sáu hàng tuần.

Địa điểm: Tầng 2 – Phòng nghe nhìn

Mục tiêu của khóa học:

- Sinh viên đƣợc biết các nguồn thông tin cơ bản liên quan đến ngành học của mình

- Sinh viên biết cách tìm kiếm và tra cứu thông tin - Sinh viên tự tìm kiếm đƣợc thông tin cần thiết.

- Giới thiệu các nguồn tin cơ bản: là các nguồn tài liệu in ấn nhƣ: Sách/Sách tham khảo; Sách tra cứu (từ điển, bách khoa thƣ…); Báo, tạp chí: Luận văn, Khóa luận: Các báo cáo nghiên cứu/tham dự hội thảo; Các tài liệu nội bộ không xuất bản và các nguồn thông tin trực tuyến; Các cơ sở liệu: Trang Web các cơ quan/ tổ chức.

Cán bộ giảng dạy: Đây là chƣơng trình đào tạo nâng cao nên những cán

bộ thông thạo về ngoại ngữ và có kinh nghiệm mới đƣợc đảm nhận phần hƣớng dẫn này.

Công cụ hỗ trợ đào tạo: Máy tính kết nối Internet.

Thuận lợi và khó khăn:

+ Hiện nay, Thƣ viện mới tập trung đào tạo các kỹ năng tìm kiếm và tra cứu thông tin trực tuyến miễn phí. Các kỹ năng cần thiết khác nhƣ: kỹ năng nhận biết nhu cầu tin; kỹ năng định vị và sử dụng thông tin hiện giờ vẫn chƣa đƣợc triển khai.

+ Thời gian cho mỗi buổi học là hơi ít và việc áp dụng công nghệ thông tin của Thƣ viện còn hạn chế.

Nhìn chung, chƣơng trình đào tạo này rất phù hợp và hữ ích cho những sinh viên trong quá trình làm bài tập hoặc chuẩn bị khóa luận tốt nghiệp.

2.2.3. Hướng dẫn kỹ năng trích dẫn và lập danh mục tài liệu tham khảo

Trích dẫn tài liệu là phƣơng pháp đƣợc chuyển hóa trong việc ghi nhận những nguồn tin và ý tƣởng mà ngƣời viết đã sử dụng trong bài viết của mình, trong đó ngƣời đọc có thể xác định rõ từng tài liệu đƣợc trích dẫn, tham khảo. Các trích dẫn nguyên văn, các số liệu và thực tế, cũng nhƣ các ý tƣởng và lý thuyết láy từ các nguồn đã đƣợc xuất bản đều cần phải đƣợc trích dẫn. Trích dẫn và lập danh mục tài liệu tham khảo là một việc làm tất yếu trong học tập và nghiên cứu khoa học.

Thời gian: Từ 13h30 dến 15h00 thứ sáu hàng tuần. Địa điểm: Tầng 2 – Phòng nghe nhìn

Mục tiêu của cấu phần học:

- Sinh viên nhận biết đƣợc tầm quan trọng của trích dẫn tài liệu

- Sinh viên biết cách sử dụng phần mềm quản lý tài liệu tham khảo EndNote

Nội dung khóa học:

- Phƣơng pháp trích dẫn

- Cách lập danh mục tài liệu trích dẫn / tài liệu tham khảo

- Luyện tập sử dụng phần mềm EndNote để xây dựng và quản lý danh mục tài liệu tham khảo.

Cán bộ giảng dạy: Đây là chƣơng trình đào tạo nâng cao nên những cán

bộ thông thạo về ngoại ngữ và có kinh nghiệm mới đƣợc đảm nhiệm phần hƣớng dẫn này.

Công cụ hỗ trợ đào tạo: Máy tính kết nối Internet và đƣợc cài đặt phần

mềm EndNote.

Có thể nói chƣơng trình đào tạo này rất phù hợp và hữu ích cho những sinh viên trong quá trình tham gia nghiên cứu khoa học hoặc chuẩn bị làm khóa luận tốt nghiệp.

2.3. Thực trạng kiến thức thông tin của sinh viên Cao đẳng Sƣ phạm Lào Cai

2.3.1. Kỹ năng định dạng nhu cầu tin

Khả năng nhận dạng NCT là điều kiện quan trọng để sinh viên có thể hƣớng tới việc tìm kiếm và sử dụng thông tin. Do áp lực của môn học và thi cử, sinh viên có thể yêu cầu tin phù hợp với yêu cầu của giáo viên bộ môn. Nhƣng chỉ dừng lại ở đó thì chƣa phải là NCT. NCT chỉ thực sự xuất hiện khi

Tuy nhiên việc nhận thức rõ mình cần loại thông tin nào nào, mức độ sâu rộng và sâu tới đâu phụ thuộc vào khả năng của từng sinh viên. Qua theo dõi yêu cầu của sinh viên khi đến thƣ viện đọc sách, chúng tôi nhận thấy nhiều sinh viên có khả năng nhận dạng NCT của mình. Bên cạnh việc mƣợn giáo trình, tài liệu bám sát chƣơng trình theo môn học, nhiều sinh viên đã mở rộng phạm vi tham khảo tài liệu bằng cách tìm theo chủ đề, từ khóa phù hợp với các khía cạnh liên quan đến vấn đề mình quan tâm. Ví dụ nhƣ sinh viên tìm tài liệu theo chuyên ngành của mình nhƣ: CNTT, Giáo dục tiểu học, Mầm Non, Toán, Văn, Sinh….Họ sẽ tìm theo thuật ngữ từ khóa cần tìm, nhận dạng ký hiệu xếp giá đƣợc định danh trong thƣ viện, nhận dạng theo sơ đồ bố trí, sắp xếp kho sách theo môn loại. Kỹ năng tra cứu thành thạo trên Internet cũng giúp sinh viên diễn đạt nhu cầu của mình một cách chính xác hơn.

Nhiều sinh viên khi không mƣợn đƣợc tài liệu đúng yêu cầu đã đề nghị mƣợn tài liệu khác có liên quan đến chủ đề mình quan tâm. Điều đó chứng tỏ họ đã ý thức nhu cầu tin của mình và tìm mọi cách để thỏa mãn nhu cầu đó. Nhƣ vậy có thể thấy do sự năng động, sinh viên đã biết nhận dạng NCT ở mức độ nhất định

Khi đã nhận dạng đƣợc NDT, điều quan trọng là sinh viên phải xác định xem thông tin, tài liệu cần tìm sẽ có ở trong hay ở ngoài thƣ viện để từ đó tiến hành tìm kiếm thông tin. Trƣớc tiên, sinh viên phải tìm đƣợc nguồn thông tin. Để tìm đƣợc nguồn thông tin phù hợp, sinh viên cần phải am hiểu về cách sử dụng thƣ mục; cách thiết lập một chiến lƣợc tìm kiếm thông tin hiệu quả trên cơ sở dữ liệu; khi cần sự giúp đỡ trong việc tìm kiếm thông tin, nên biết hỏi ai và hỏi khi nào.

Sinh viên cần động não và nghĩ đến các nguồn thông tin để có thể giúp họ tìm ra câu trả lời cho vấn đề mà họ đặt ra. Sau khi xác định đƣợc nguồn thông tin cần tìm, sinh viên sử dụng các phƣơng tiện để tìm kiếm thông tin. Sinh

viên CĐSPLC đã xác định đƣợc khi cần tìm nguồn tin in ấn thì tìm ở đâu hay muốn tìm tài liệu trong Thƣ viện thì tìm nhƣ thế nào.

2.3.2. Kỹ năng tìm kiếm thông tin

Tìm kiếm thông tin là biết cách lựa chọn phƣơng pháp hoặc công cụ phù hợp nhất, từ đó xác định phƣơng pháp tìm kiếm phù hợp, hiểu đƣợc những thuận lợi và khả năng áp dụng của các phƣơng pháp tìm kiếm khác nhau; xác định đƣợc mục tiêu nội dung và cấu trúc của các công cụ truy cập thông tin; tham khảo thủ thƣ và các chuyên gia thông tin để xác định các cộng cụ tìm kiếm.

Thƣ viện đã hƣớng dẫn kỹ năng tìm kiếm thông tin cho sinh viên thông qua các lớp “Hƣớng dẫn tìm kiếm và sử dụng thông tin”. Sau khi sinh viên xác định đƣợc yêu cầu tin của mình và xác định đƣợc nguồn tra cứu thì lựa chọn một công cụ tra cứu phù hợp là quan trọng và cần thiết. Ở các cơ quan TT - TV, công cụ tra cứu rất phong phú đa dạng, phản ánh đƣợc nhiều khía cạnh về nội dung, hình thức, ngôn ngữ cũng nhƣ bao quát các loại hình tài liệu. Công cụ tra cứu trong cơ quan TT-TV thƣờng đƣợc tổ chức thành hai loại: Công cụ tra cứu truyền thống và công cụ tra cứu hiện đại.

Công cụ tra cứu truyền thống chính là hệ thống mục lục tra cứu của Thƣ viện. Hiện nay, hệ thống mục lục tra cứu của Thƣ viện trình bày mục lục luận văn, khóa luận, sách giáo trình, sách tham khảo…

Công cụ tra cứu hiện đại là mục lục tra cứu trực tuyến viết tắt là OPAC (Online Pubic Access Catalog). OPAC là mục lục trực tuyến bao gồm các tài liệu đƣợc tổ chức trong một TV hay một hệ thống TV. NDT có thể truy cập OPAC trong TV hoặc truy cập từ xa thông qua mạng Internet.

OPAC là công cụ thay thế cho mục lục phiếu truyền thống, là dạng mục lục hết sức thân thiện với ngƣời đọc và NDT và là cổng kết nối NDT với CSDL của TV và các TV khác, cung cấp nhiều khả năng tìm kiếm. Tuy nhiên,

TV CĐSPLC vẫn chƣa ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào hoạt động thƣ viện của mình. Đây là một thiếu sót rất lớn, vì bạn đọc không thể tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng và hiệu quả .

Mức độ tìm kiếm thông tin phục vụ họ quá trình học tập, nghiên cứu và các nguồn tìm kiếm thông tin của sinh viên CĐSPLC đƣợc thống kê qua bảng hỏi nhƣ sau: Nội dung Số lƣợng (Phiếu) Tỷ lệ (%) Mức độ thƣờng xuyên tìm kiếm thông tin Ít khi 12 10 Thỉnh thoảng 30 25 Thƣờng xuyên 78 65 Các nguồn tìm kiếm thông tin

Thƣ viện 52 43,3

Internet - CSDL 60 50

Nguồn khác 8 6,7

Tổng 120 100

Bảng 2.3: Mức độ và nguồn tìm kiếm thông tin

Số liệu thống kê ở bảng trên cho thấy đa số sinh viên thƣờng xuyên tìm kiếm thông tin (65%); chỉ có 25% sinh viên thỉnh thoảng mới thực hiện tìm kiếm. Với 65% sinh viên thƣờng xuyên tìm kiếm thông tin, có thể thấy rằng tinh thần chủ động trong việc học tập của sinh viên trƣờng CĐSPLC là rất cao, họ luôn ý thức đƣợc rằng để có kết quả bài làm tốt hay để hoàn thành tốt một chƣơng trình học, một bài luận cần phải tham khảo tài liệu, thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, dựa vào các cứ liệu khoa học của ngƣời đi trƣớc để chứng minh cho bài nghiên cứu của mình. Chính đặc trƣng năng động, chủ động tiếp cận nguồn thông tin của SV tạo cho cán bộ thƣ viện thuận lợi khi triển khai đào tạo KTTT cho sinh viên. Đây cũng chính là mục tiêu hƣớng tới

của thƣ viện khi đào tạo ngƣời dùng tin, tạo thói quen chủ động tìm kiếm thông tin, tài liệu từ các nguồn khác nhau phục vụ cho quá trình học tập và nghiên cứu.

Tuy vậy, vẫn có 10% sinh viên ít khi tìm kiếm thông tin, tài liệu. Có thể học cho rằng những tài liệu giáo viên cung cấp là đủ nên họ không có nhu cầu tìm kiếm thêm thông tin hoặc cũng có thể họ chƣa biết cách tìm kiếm. Thƣ viện cần tìm rõ nguyên nhân và quan tâm hơn tới những nhóm sinh viên này nhằm có biện pháp hữu hiệu để phát triển kỹ năng tìm kiếm cho họ.

Xu hƣớng sử dụng nguồn thông tin điện tử và tra cứu thông tin trên mạng Internet chiếm ƣu thế. Nguồn tìm kiếm thông tin trong thƣ viện đƣợc nói đến ở đây là nguồn tài liệu truyền thống nhƣ sách, báo, tạp chí; nguồn tài liệu hiện đại là các trang Web, các CSDL trực tuyến. Trong thực tế, sinh viên CĐSPLC có xu hƣớng ƣu tiên các phƣơng tiện tìm tin hiện đại. Có tới 43,3% SV đƣợc hỏi rằng họ tìm kiếm thông tin , tƣ liệu từ thƣ viện, và có 50% SV tìm kiếm thông tin từ Internet và các CSDL.. .Kết quả này chứng minh rằng, thƣ viện đáp ứng đƣợc nhu cầu tin của sinh viên, qua đó cho thấy khả năng marketing của Thƣ viện tƣơng đối tốt từ đó sinh viên nhận biết đƣợc nguồn tài liệu giá trị có trong Thƣ viện. Thực tế đó cũng cho thấy, nhu cầu sử dụng thông tin từ các CSDL, từ Internet của sinh viên còn hạn chế. Đây chính là vấn đề thƣ viện cần nghiên cứu đua ra giải pháp phù hợp với thói quen sử dụng tài liệu điện tử, tài liệu số. Tuy nhiên, cùng với việc phát triển nguồn tài liệu điện tử, cũng cần tính đến việc phát triển hài hòa nguồn tin trên giấy một cách có trọng tâm, với chất lƣợng cao nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngƣời dùng tin.

Với những SV thực hiện quá trình tìm kiếm thông tin trên Internet, có 50% sử dụng công cụ tìm kiếm là Google. Tuy vậy, cũng có 6,7% sinh viên

khi đƣợc hỏi thì trả lời rằng họ sử dụng các công cụ tìm kiếm khác nhƣ: Yahoo.com, Ask.com.

Tuy nhiên, đa số chỉ sử dụng chức năng tìm kiếm đơn giản, còn lại là sử dụng chức năng tìm kiếm nâng cao nhằm đạt tới kết quả phù hợp nhất. Tìm kiếm đơn giản là quá trình tìm kiếm sử dụng từng trƣờng tìm kiếm đơn giản nhƣ: tìm theo nhan đề hoặc tìm theo tác giả, tìm theo từ khóa…Tìm kiếm nâng cao là quá trình tìm kiếm sử dụng các trƣờng nhan đề, tác giả, chỉ số phân loại, từ khóa kết hợp với việc sử dụng các toán tử để thu hẹp hoặc mở

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN KIẾN THỨC THÔNG TIN CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM LÀO CAI (Trang 60 -60 )

×