Vấn đề phát triển kiến thức thông tin

Một phần của tài liệu Phát triển kiến thức thông tin cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm lào cai (Trang 25)

8. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI

1.1.3.Vấn đề phát triển kiến thức thông tin

KTTT đƣợc hình thành và phát triển và hoàn thiện trong suốt cuộc đời con ngƣời. Chính vì vậy cần phải giáo dục và phát triển KTTT ngay từ trong nhà trƣờng phổ thông và tất cả các bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân. Việc phát triển KTTT ở bậc đại học, cao đẳng đặc biệt quan trọng, bởi đây là cơ sở để sinh viên có thể học tập một cách năng động và sáng tạo.

Thách thức hiện nay đối với giáo dục đại học, cao đẳng là làm thế nào để lồng ghép KTTT vào các bài kiểm tra cụ thể trong quá trình học tập của sinh viên tại tất cả các trình độ. Một cách tiếp cận sáng tạo và đa chiều trong việc phát triển KTTT đã đƣợc áp dụng tại một cơ sở giáo dục đại học ở Australia. Các tiếp cận này bao gồm việc phối hợp, liên kết giữa các giảng viên đại học, cao đẳng, các nhà phát triển chƣơng trình chuyên nghiệp, những ngƣời làm công tác tƣ vấn kỹ năng học tập và cán bộ thƣ viện nhằm trang bị cho sinh viên có nền tảng khác nhau, thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau, cách lập các chiến lƣợc KTTT đa dạng. Những bài tập chuyên môn cụ thể sẽ tạo cơ hội cho sinh viên đƣợc tiếp thu kiến thức mới trong việc thu thập thông tin, đánh giá sự phù hợp của thông tin, suy nghĩ một cách có phê phán và biết nhận xét, phê phán. Cách tiếp cận này đóng góp vào sự phát triển của sinh viên để giúp họ trở thành những ngƣời biết suy nghĩ có phê phán, độc lập, tự tin, có khả năng đánh giá và sử dụng thông tin một cách hữu ích trong nhiều hoàn cảnh khác nhau.

Đối với KTTT, trọng tâm của nó lại là khung tri thức để phát triển các kỹ năng KTTT. Việc phát triển khung tri thức cho phép từng cá nhân có khả năng nhận biết, hiểu rõ đƣợc nhu cầu tìm kiếm, đánh giá và sử dụng thông tin,…Các hoạt động có thể đƣợc hỗ trợ một phần bằng việc thông thạo công nghệ thông tin (CNTT), một phần bởi phƣơng pháp nghiên cứu phù hợp, nhƣng quan trọng nhất là thông qua xem xét và suy luận một cách có phê phán.

Mục tiêu ban đầu của chƣơng trình này là phát triển khung tri thức trong đó giúp nhận biết cách thức các sinh viên đại học, cao đẳng sử dụng KTTT trong một môn học cụ thể, hoặc trong các nghiên cứu sâu hơn và đặc biệt là tạo nền tảng để sinh viên trở nên có khả năng suy xét một cách có phê phán. Để phát triển KTTT cho sinh viên cao đẳng, cần có sự tham gia của nhiều bộ phận trong trƣờng: giảng viên, các đoàn thể, thƣ viện, trong đó thƣ viện đóng vai trò quan trọng nhất bởi có lợi thế nguồn lực thông tin phong phú, đa dạng.

1.1.4. Thư viện trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai trước yêu cầu phát triển kiến thức thông tin cho sinh viên

1.1.5. Khái quát về trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai

Trƣờng CĐSP Lào Cai tiền thân là Trƣờng Trung cấp Sƣ phạm đƣợc thành lập năm 1992 sau khi tái lập tỉnh Lào Cai năm 1991. Trƣờng đào tạo hệ TCSP 12+2, 9+3 cung cấp giáo viên mầm non, tiểu học cho các trƣờng Mầm non và Tiểu học trong tỉnh Lào Cai. Từ năm 1997 đến năm 1999, trƣờng liên kết với trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Yên Bái đào tạo giáo viên THCS hệ cao đẳng Văn – Sử và Toán – Lý.

Nhà trƣờng đƣợc nâng cấp thành Trƣờng CĐSP Lào Cai vào tháng 10 – 2000 đếm nay, Nhà trƣờng không ngừng phát triển, lớn mạnh cả về quy mô và chất lƣợng đào tạo, đào tạo với nhiều trình độ, nhiều chuyên ngành khác

nhau, đáp ứng nguồn nhân lực phát triển kinh tế - xã hội, nhất là của ngành giáo dục và đào tạo của tỉnh Lào Cai.

*) Chức năng và nhiệm vụ của Trƣờng

Trƣờng CĐSP Lào Cai cung cấp dịch vụ giáo dục – đào tạo chất lƣợng với nhiều chuyên ngành, nhiều trình độ, tạo cơ hội học tập thuận lợi cho mọi đối tƣợng ngƣời học, tổ chức nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của địa phƣơng và đất nƣớc.

Trƣờng có nhiệm vụ xây dựng cơ sở giáo dục đại học tiên tiến, hiện đại, hội nhập quốc tế, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - văn hóa, xã hội của tỉnh Lào Cai và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc; Tiếp tục đổi mới quản lý giáo dục, mở rộng loại hình, phát triển quy mô đào tạo đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân và nhu cầu nguồn lực của tỉnh, nhất là ngành giáo dục và đào tạo của tỉnh Lào Cai, tích cực đổi mới nội dung, chƣơng trình, phƣơng pháp tổ chức hoạt động giáo dục, thanh tra, kiểm tra đánh giá để nâng cao chất lƣợng đào tạo, tăng cƣờng đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ và chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết kế, giáo trình, tài liệu dạy và học, xây dựng cảnh quan để thành lập trƣờng Đại học Phan xi păng. Trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Lào Cai tập trung xây dựng trƣờng trở thành cơ sở đào tạo mở, hƣớng tới ngƣời học và các bên quan tâm, đào tạo nguồn nhân lực nhiều trình độ phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; Thƣờng xuyên cải tiến phƣơng pháp giảng dạy, lấy ngƣời học làm trung tâm, triệt để áp dụng công nghệ thông tin của quản lý, giảng dạy và học tập, thí điểm tiến tới tổ chức đào tạo hoàn toàn theo hệ thống tín chỉ, mở rộng liên kết đào tạo các trƣờng cao đẳng, đại học trong và ngoài nƣớc, khuyến khích học tập, sáng tạo; Cam kết xây dựng, thực hiện duy trì các hệ thống quản lý khoa học, tiên tiến để đƣợc kiểm định công nhận chất lƣợng của Việt Nam, của SEAMEO.

Áp dụng những kinh nghiệm thực tiễn với phong cách đào tạo hiện đại, năng động, CĐSPLC liên tục đổi mới phƣơng pháp sƣ phạm với tiêu chí chất lƣợng đặt lên hàng đầu. Trong nhiều năm cùng với sự hỗ trợ của các tổ chức trong và ngoài nƣớc, nhà trƣờng nỗ lực cải tổ hệ thống đƣa vào chƣơng trình đào tạo lý thuyết hiện đại gắn liền với thực tiễn đáp ứng nhu cầu mới của đất nƣớc. Nghiên cứu khoa học, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao đẳng cho tỉnh Lào Cai là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của trƣờng CĐSPLC. Là một trƣờng Cao đẳng non trẻ, nhƣng CĐSPLC đã từng bƣớc xây dựng đƣợc hình ảnh của mình và mở rộng hợp tác với các trƣờng Đại học trên cả nƣớc. Cho đến nay, trƣờng đã tạo đƣợc mối liên kết với khá nhiều tổ chức quốc tế, các trƣờng, các viện nghiên cứu trong khu vực, chia sẻ kiến thức kinh nghiệm trao đổi giảng viên, học viên.

Với những đóng góp của mình vào sự phát triển ngành giáo dục của tỉnh Lào Cai, trƣờng CĐSPLC đã vinh dự phong tặng danh hiêu cao quí Huân chƣơng lao động hạng III, bằng khen của Thủ tƣớng Chính phủ, cờ thi đua của UBND tỉnh Lào Cai, bằng khen của chủ tịch tỉnh Lào Cai, bằng khen của Liên đoàn lao động tỉnh Lào Cai, Trung ƣơng đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội chữ thập đỏ tỉnh Lào Cai. Nhiều cán bộ và tập thể trƣờng đƣợc nhận bằng khen của Thủ tƣớng Chính phủ và các tổ chức khác trong tỉnh Lào Cai,

*) Cơ cấu tổ chức

- Đảng ủy - Các phòng ban chức năng - Ban giám hiệu - Các khoa, Viện, Trung tâm - Công đoàn - Các văn phòng

Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Lào Cai *) Đội ngũ cán bộ

Nhà trƣờng hiện nay có 116 cán bộ, viên chức. Tổng số 93 giảng viên, trong đó có 01 Tiến sỹ, 51 Thạc sỹ (05 Thạc sỹ đang là nghiên cứu sinh), 41 Đại học (06 ngƣời đang theo học Thạc sỹ).

*) Số lƣợng sinh viên

Đã đào tạo đƣợc 2.056 HSSV ngành GD Mầm non, chiếm gần 20 phần trăm tổng số HSSV toàn trƣờng với 2.047 HSSV là nữ (chiếm 99,6%), 632 HSSV là ngƣời dân tộc thiểu số (31%); đào tạo 5.778 HSSV khối ngành Tiểu học (chiếm 53%) tổng số HSSV toàn trƣờng, trong đó có 4.136 HSSV là nữ, chiếm 7,1% tổng số HSSV toàn trƣờng; đào tạo 2.964 HSSV khối ngành THCS, trong đó có 1.759 HSSV là nữ, chiếm tỷ lệ 59%; 762 HSSV là ngƣời dân tộc thiểu số chiếm 26%

*) Cơ sở vật chất ĐẢNG ỦY ĐOÀN THANH NIÊN HỘI CHỮ THẬP ĐỎ BAN GIÁM HIỆU HỘI CCB CÔNG ĐOÀN Các tổ chức công đoàn Phòng TC- HC Phòng ĐT - NCKH Trung tâm NN - TH Tổ bộ môn chung Khoa NN – tin học Khoa bồi dƣỡng Khoa Tiểu học – mầm non Khoa xã hội Khoa tự nhiên Phòng tài vụ Phòng CT - CLGD Các liên đoàn – chi đoàn

Trƣờng có diện tích 18 ha, tại phƣờng Bình Minh, thành phố Lào Cai. Nhà trƣờng có giảng đƣờng 5 tầng gồm 35 phòng học rộng rãi, thoáng mát, có phòng học lớn cho hàng trăm sinh viên. Có phòng thực hành, thí nghiệm 3.072m2, các phòng học, phòng thực hành, thí nghiệm của nhà trƣờng đƣợc trang bị đầy đủ thiết bị hiện đại đáp ứng nhu cầu đào tạo của hàng nghìn sinh viên, học sinh.

Thƣ viện có diện tích 1200m2, với nguồn tài liệu, giáo trình, sách tham khảo phong phú 9.889 đầu sách với 115.032 quyển phục vụ tốt hoạt động, giảng dạy, nghiên cứu của giảng viên và HSSV.

Nhà làm việc 3 tầng với 1.875m2, các phòng làm việc có đủ trang thiết bị hiện đại. Trung tâm thông tin thƣ viện với khoảng 82 nghìn cuốn sách đủ chủng loại. Ký túc xá chuẩn bị thi công đủ chỗ cho 1.000 sinh viên, có khu thể thao, vui chơi.

Nhà đa năng với diện tích 1000m2, đáp ứng nhu cầu hoạt động tập thể của giảng viên và sinh viên nhà trƣờng. Nhà giáo dục thể chất với diện tích 1.500 m2 với đầy đủ thiết bị, dụng cụ thể dục, thể thao phục vụ tốt cho các hoạt động đào tạo, rèn luyện sức khỏe của HSSV

Ký túc xá gồm 28 phòng ở trong khuôn viên nhà trƣờng có thể đáp ứng nhu cầu chỗ ở cho 200 HSSV. Hệ thống nhà ăn đƣợc xây dựng rộng rãi, hợp vệ sinh, có khả năng phục vụ 400 sinh viên cũng nhƣ các cán bộ, công nhân viên trong toàn nhà trƣờng. Nhà công vụ với 22 phòng khách khép kín, tiện nghi hiện đại đáp ứng nhu cầu chỗ nghỉ cho 70 giảng viên và khách đến làm việc tại nhà trƣờng.

Nhà trƣờng có hệ thống mạng kết nối Internet với 300 máy tính, hàng trăm máy chiếu overhead, máy chiếu projector, máy ảnh, Camera, Ti vi, đầu Video phục vụ cho công tác giảng dạy, quản lý, học tập và nghiên cứu khoa học.

Hiện tại, nhà trƣờng đang tiếp tục đầu tƣ, xây dựng thêm nhà giảng đƣờng 5 tầng, với 22 phòng học, nhà công vụ 3 tầng, 20 phòng ở để đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô đào tạo.

1.1.6. Phương châm đổi mới giáo dục đào tạo và yêu cầu phát triển kiền thức thông tin cho sinh viên

Theo quyết định số 43/2007- QĐ- BGDĐT ngày 15/8/2007 của Bộ giáo dục và đào tạo, bắt đầu từ năm học 2007-2008 Bộ Giáo dục và đào tạo đã đƣa ra lộ trình đào tạo học chế tìn chỉ trong hệ thống giáo dục Đại hịc Việt Nam. Thực hiện Chỉ thị số 296/CT-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về “Đổi mới quản lý giáo dục đại học 2012-1013”, Nghị quyết số 05-NQ/BCSD của Ban cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”, trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Lào Cai đã tăng cƣờng đổi mới cả về quản lý và phƣơng pháp giảng dạy, tiếp tục nâng cao chất lƣợng cán bộ, giảng viên và đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ nghiên cứu và học tập.

Trên thực tế, việc áp dụng phƣơng pháp giảng dạy mới có tác động tích cực đến phát triển kiến thức thông tin cho sinh viên. Bởi lẽ, việc đổi mới phƣơng pháp đào tạo trƣớc hết là yêu cầu đổi mới việc biên soạn bài giảng: hƣớng nội dung bài giảng theo cách tiếp cận vấn đề và giả quyết vấn đề, nâng cao khả năng tƣ duy, nghiên cứu, tìm kiếm thông tin, sử dụng phƣơng tiện giảng dạy hiện đại để thực hiện quá trình truyền đạt kiến thức theo hình thức mô hình hóa…Chính bằng quá trình thực hiện giảng dạy bài giảng thực hiên biên soạn theo hình thức này, kiến thức thông tin của thầy và trò ngày càng đƣợc tích hợp. Đối với sinh viên, điều đó giúp họ nâng cao khả năng và kỹ năng xác định nội dung nhu cầu, định vị nguồn tin, tìm kiếm, phân tích, đánh giá và sử dụng thông tin hiệu quả trong quá trình nghiên cứu, học tập dƣới sự hƣớng dẫn của thầy. Đối với ngƣời thầy, điều đó giúp không ngừng cập nhật (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thông tin, đa dạng hóa các vấn đề và giải quyết vấn đề theo nội dung đã hƣớng dẫn cho trò.

Việc đánh giá kết quả học tập trong học chế tín chỉ bao gồm hai hình thức, đó là đánh giá kết quả học tập của sinh viên và sinh viên đánh giá giảng viên sau mỗi môn học. Việc đánh giá này cũng đƣợc đổi mới bằng việc thực hiện đánh giá thƣờng xuyên trong tiến trình để thu đƣợc các phản hồi nhằm điều chỉnh thƣờng xuyên việc dạy và học. Các hỏi đáp ngay tại lớp, các bài kiểm tra ngắn là rất cần thiết, các bài kiểm tra này phải trả sớm cho sinh viên.

Ví dụ với phƣơng pháp dạy trên vấn đề (problem-based learning – viết tắt là PBL), sinh viên cần có kỹ năng tìm kiếm thông tin, tƣ duy khoa học…để có thể áp dụng thành công phƣơng pháp học mới này. Phƣơng pháp dạy học dựa trên vấn đề đƣợc nói đến lần đầu vào cuối những năm 1960 tại Đại học McMaster (Canada). Dạy học dựa trên vấn đề là một cách tiếp cận tổng thể trong giáo dục, ở góc độ chƣơng trình học và quá trình học. Dạy học nêu vấn đề đƣợc mô tả với những đặc điểm sau: Vấn dề là bối cảnh trung tâm của hoạt động dạy và học. Ngƣời học đƣợc tiếp cận với vấn đề ngay ở đoạn đầu của một bài giảng. Vấn đề có thể là một hiện tƣợng của tự nhiên hay một sự kiện nào đó đã, đang và có thể sẽ diễn ra trong thực tế và chứa đựng những điều cần lý giải; ngƣời học tự tìm tòi để xác định những nguồn thông tin giúp giải quyết vấn đề. Thông qua thảo luận ở nhóm nhỏ, ngƣời học chia sẻ nguồn thông tin và cùng nhau hình thành các giả thuyết giúp giải quyết vấn đề. Nhờ hoạt động nhóm, ngƣời học đƣợc rèn luyện thêm các kỹ năng cần thiết khác ngoài mục đích lĩnh hội kiến thức.

Việc áp dụng phƣơng pháp giảng dạy mới này có liên quan trực tiếp đến việc phát triển kiến thức thông tin cho sinh viên. Điều này đƣợc lý giải bởi phƣơng pháp dạy học dựa trên vấn đề dựa trên cơ sở tâm lý kích thích hoạt động nhận thức bởi sự tò mò và ham hiểu cho nên thái độ học tập của sinh

viên mang nhiều yếu tố tích cực. Năng lực tƣ duy của sinh viên một khi đƣợc khơi dậy sẽ giúp họ cảm thấy thích thú và trở nên tự giác hơn trên con đƣờng tìm kiếm tri thức. Vì thế, nó phát huy đƣợc tính tích cực, chủ động trong học tập của sinh viên. Ngoài ra, thông qua hoạt động tìm kiếm thông tin và lý giải vấn đề của các nhân và tập thể, sinh viên đƣợc rèn luyện thói quen/kỹ năng đọc tài liệu, phƣơng pháp tƣ duy khoa học, tranh luận khoa học, làm việc tập thể…Đây là những kỹ năng rất quan trọng cho sinh viên đối với công việc sau này của họ.

Giáo dục đại học Việt Nam đang trở mình trƣớc nỗ lực của đổi mới giáo dục. Hƣởng ứng công cuộc đổi mới này, nhiều đơn vị đã tự mình vận

Một phần của tài liệu Phát triển kiến thức thông tin cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm lào cai (Trang 25)