0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Kiến thức thông tin với hoạt động học tập

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN KIẾN THỨC THÔNG TIN CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM LÀO CAI (Trang 43 -45 )

8. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI

1.3.1. Kiến thức thông tin với hoạt động học tập

* Là công cụ quan trọng trong việc học tập

Theo hiệp hội các thƣ viện chuyên ngành và các Trƣờng đại học Hoa Kỳ (ACRL, 1989) khẳng định:

Ngƣời có KTTT là ngƣời đã học đƣợc cách thức để học. Họ biết cách học bởi họ nắm đƣợc phƣơng thức tổ chức tri thức, tìm kiếm thông tin và sử dụng thông tin, do đó những ngƣời khác có thể học tập đƣợc từ họ. Họ là những ngƣời đã đƣợc chuẩn bị cho khả năng học tập suốt đời, bởi lẽ họ luôn tìm đƣợc thông tin cần thiết cho bất kỳ nhiệm vụ hoặc quyết định nào một cách chủ động.

KTTT không chỉ là kiến thức về máy tính hay khả năng sử dụng các công nghệ mà nó còn là khả năng tìm kiếm, đánh giá, phân tích, sáng tạo, chia sẻ và sử dụng thông tin trong việc giải quyết các vấn đề, sáng tạo tri thức mới, ra quyết định đúng đắn…giúp sinh viên tạo đƣợc một tƣơng lai tốt đẹp khi rời khỏi ghế nhà trƣờng, góp phần nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực cho đất nƣớc.

Quá trình tiếp thu dữ liệu và thông tin là hai quá trình mà ngƣời học lĩnh hội qua học tập. Giáo viên truyền đạt dữ liệu và thông tin đến sinh viên, đồng thời họ phải dạy cách cho sinh viên biến thông tin thành tri thức, sinh viên lĩnh hội thông tin, tìm kiếm thêm những thông tin ngoài những gì giáo viên đã cung cấp, học cách chuyển hóa thành tri thức. Rõ ràng quá trình này gắn liền với giáo dục: Giáo viên không chỉ truyền đạt thông tin mà còn “dạy cách học”, sinh viên không chỉ tiếp nhận thông tin mà còn “học cách học”.

Khi muốn biến thông tin thành tri thức thì ngƣời học cần trăn trở, nghiên cứu, kiến tạo riêng cho mình những tri thức dựa theo kinh nghiệm và thế giới

quan của mỗi ngƣời. Lúc này vai trò giáo dục của ngƣời thầy bị lu mờ, vai trò của ngƣời học và khả năng tự học đƣợc đề cao. Đó là lúc mỗi cá nhân cần phát huy năng lực NCKH của mình. Bây giờ ngƣời dạy chỉ là ngƣời hƣớng dẫn và ngƣời học trở thành ngƣời nghiên cứu. Đây là khả năng tự học và tìm tòi nghiên cứu mà mục tiêu KTTT hƣớng đến cho mỗi cá nhân.

Điều này tất yếu dẫn tới tính cấp thiết của KTTT trong việc cung cấp thông tin cho sinh viên khả năng học tập suốt đời và xu thế tích hợp KTTT vào các tiêu chí tốt nghiệp cảu sinh viên. Theo Doskatsch (2001): “Những điều đó sẽ xác định đặc điểm KTTT của sinh viên. Với tƣ cách là một thành viên của một cộng đồng học thuật, sinh viên thƣờng có những nhu cầu thông tin hết sức phức tạp về diện bao phủ của nội dung, tính xác thực, độ chính xác, tính cập nhật của nguồn tin”.

* Giúp đổi mới phương thức dạy – học

Sinh viên ngày nay đang đƣợc học tập trong một môi trƣờng rộng mở và linh hoạt, nơi mà các kiến thức và kỹ năng xử lý, sử dụng thông tin đƣợc xem nhƣ nhân tố quan trọng hàng đầu. Rader (1996) đã khuyến cáo nhƣ sau: “Giáo dục cần phải đƣợc đổi mới thông qua các hình thức học tập mới để giúp sinh viên trở nên tích cực và chủ động hơn trong kỷ nguyên thông tin”.

Theo đó:

- Việc học tập nên dựa trên các nguồn thông tin về thế giới thức.

- Việc học tập nên hƣớng vào vấn đề “tƣơng tác” và “tích hợp”, hơn là bị

động và manh mún.

- Việc học tập phải dựa trên cơ sở “cộng tác”

- Nên sử dụng các công nghệ truyền thông hiện đại trong việc học tập.

Chính vì điều này, phƣơng pháp giáp dục cũng cần phải đƣợc đổi mới nhằm đƣa sinh viên trở thành trung tâm của quá trình dạy và học. Eskola (1998), gọi dây là “activating teaching” (giảng dạy tích cực), nơi sinh viên

không phải là những ngƣời tiếp nhận một cách thụ động tri thức, mà phải là ngƣời xử lý và tạo ra tri thức một cách chủ động.

Đổi mới giáo dục Việt Nam không phải là vấn đề mới song nó luôn là vấn đề cấp thiết nóng hổi. Điều này đã đƣợc khẳng định trong chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực: Nâng cao chất lƣợng giáo dục, cơ cấu lại hệ thống giáo dục và mở rộng phạm vi giáo dục ở tất cả các cấp độ, gắn liền giáo dục đào tạo với NCKH và công nghệ. Phát triển giáo dục, NCKH nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, nâng cao trình độ dân trí và trình độ quản lý. Không nằm ngoài xu thế chung của giáo dục Việt Nam, trƣờng CĐSPLC đang tiến hành đổi mới giáo dục một cách tích cực.

Một trong những nguyên tắc của đổi mới giáo dục là đổi mới phƣơng thức dạy – học. Ngày nay, phƣơng pháp giáo dục không còn là phƣơng pháp tiếp cận thông tin một cách thụ động “thầy đọc trò chép” nữa mà ngƣời học trở thành trung tâm của quá trình dạy và học. Ngƣời học trò có những cơ hội tiếp cận các nguồn thông tin, các CSDL…từ đó thúc đẩy quá trình tự học, tự tìm hiểu tri thức và sáng tạo tri thức. Chính phƣơng pháp giáo dục này đòi hỏi ngƣời thầy phải luôn cập nhật thông tin, đổi mới kiến thức, tự nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu của ngƣời học. Vì vậy, việc trang bị KTTT cho sinh viên và giáo viên chính là chìa khóa giúp cho cả thầy và trò làm chủ thông tin, tri thức, làm chủ quá trình học và tự học suốt đời.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN KIẾN THỨC THÔNG TIN CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM LÀO CAI (Trang 43 -45 )

×