Yêu cầu kiểm tra, đánh giá bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu so sánh nội dung và đánh giá kết quả học tập hóa học 12 trường THPT phần đại cương kim loại (Trang 51 - 55)

7. Cái mới của đề tài

1.2.3.Yêu cầu kiểm tra, đánh giá bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng

- Kiểm tra đánh giá phải căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng của từng môn học ở từng lớp. Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện chương trình và kế hoạch giảng dạy, học tập của các nhà trường. Kiểm tra thường xuyên theo hướng vừa đánh giá đúng chuẩn kiến thức, kĩ năng, vừa có khả năng phân hóa cao; kiểm tra kiến thức, kĩ năng cơ bản, năng lực vận dụng kiến thức của người học thay vì chỉ kiểm tra thuộc lòng nhớ máy móc kiến thức.

- Áp dụng các phương pháp phân tích hiện đại để tăng cường tính tương đương của các đề kiểm tra, thi. Kết hợp thật hợp lí các hình thức kiểm tra, thi vấn đáp, TNKQ - TNTL nhằm hạn chế lối học tủ, học lệch, học vẹt; phát huy ưu điểm và hạn chế nhược điểm của mỗi hình thức.

- Đánh giá chính xác, đúng thực trạng: Đánh giá cao hơn thực tế sẽ triệt tiêu động lực phấn đấu vươn lên; ngược lại, đánh giá khắt khe quá mức hoặc thái độ thiếu thân thiện, không lấy được sự tiến bộ, ức chế tình cảm, trí tuệ, giảm vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo của HS.

- Đánh giá kịp thời, có tác dụng giáo dục và động viên sự tiến bộ của HS, giúp HS sửa chữa thiếu sót. Đánh giá cả quá trình lĩnh hội tri thức của HS, chú trọng đánh giá hành động, tình cảm của HS.

- Kết hợp thật hợp lý giữa đánh giá định tính và đánh giá định lượng. Kết hợp đánh giá trong và đánh giá ngoài.

- Phải là động lực thúc đẩy đổi mới PPGD: Đổi mới PPGD và đổi mới là kiểm tra, đánh giá hai mặt thống nhất hữu cơ của quá trình dạy học, là nhân tố quan trọng nhất đảm bảo chất lượng dạy học.

Phần 3: Kết luận chương 1

Chương 1 đã đề cập đến những vấn đề sau:

1. Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài 1.1. Cơ sở lí luận

- Tìm hiểu chương trình Hóa học phổ thông: Chương trình chuẩn và nâng cao về vị trí; mục tiêu; quan điểm; chuẩn kiến thức, kĩ năng; nội dung; giải thích, hướng dẫn chương trình. Trong đó kết quả đạt được là tìm ra điểm chung và khác biệt giữa chương trình chuẩn và nâng cao, đưa ra một số ví dụ cụ thể.

- Tìm hiểu SGK Hóa học về nội dung, hình thức, quan niệm, vai trò. - Nghiên cứu định hướng đổi mới KT – ĐG kết quả học tập Hóa học trường THPT.

1.2. Cơ sở thực tiễn

- Tìm hiểu thực tiễn dạy học và KT – ĐG theo chuẩn kiến thức, kĩ năng ở trường THPT, đặc biệt lớp 12 hiện nay.

- Tìm hiểu thực tiễn chỉ đạo của Bộ Giáo dục và đào tạo trong việc tập huấn chỉ đạo dạy học và kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng

Những nghiên cứu này là cơ sở lí luận, thực tiễn để nghiên cứu chương 2.

CHƯƠNG 2: SO SÁNH NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH,

SÁCH GIÁO KHOA, SÁCH GIÁO VIÊN VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP HÓA HỌC 12 TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

PHẦN ĐẠI CƯƠNG KIMLOẠI

2.1. So sánh nội dung phần Đại cương kim loại giữa chương trình chuẩn và chương trình nâng cao Hóa học 12.

Chương Đại cương kim loại là phần kiến thức rất quan trọng trong chương trình phổ thông, đặc biệt là chương trình lớp 12. Nội dung chương trình phần kim loại lớp 12 THPT có thể chia thành hai phần: Phần thứ nhất tìm hiểu về vị trí của các kim loại trong bảng tuần hoàn, tính chất vật lý, tính chất hóa học chung của kim loại, hợp kim, sự ăn mòn kim loại và điều chế kim loại; Phần thứ hai đi sâu tìm hiểu một số kim loại cụ thể quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân. Ngoài ra trong chương trình nâng cao, chương Đại cương kim loại có trang bị một số lý thuyết chủ đạo để nghiên cứu về kim loại và hợp chất của chúng. Đó là những vấn đề về điện hóa: Dãy điện hóa của kim loại, thế điện cực chuẩn của kim loại, PƯHH trong pin điện hóa, trong ăn mòn kim loại, trong điện phân. Như vậy nội dung phần thứ nhất rất quan trọng, là lý thuyết chủ đạo của sự tìm hiểu các kim loại cụ thể ở phần thứ hai. Đây là nội dung kiến thức hay có trong các đề thi tốt nghiệp THPT và đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng. Kiến thức của chương liên quan rất nhiều đến thực tiễn và có nhiều ứng dụng trong thực tế.

Chương trình chuẩn và nâng cao Hóa học 12 THPT được cấu trúc đồng tâm, bao gồm hệ thống kiến thức phổ thông cơ bản và nâng cao. Các chủ đề gần như có tên giống hoặc tương tự nhau. Nội dung đã có ở chương trình chuẩn thì chắc chắn có ở chương trình nâng cao nhưng được trình bày ở mức độ lí thuyết cao hơn hoặc mở rộng hơn. Chương trình nâng cao Hóa học 12

trình chuẩn, các nội dung được trình bày ở mức độ định tính. Trong chương trình nâng cao các nội dung được trình bày ở mức độ định lượng, sâu hơn, rộng hơn. Hệ thống bài luyện tập, thực hành được chú trọng về nội dung, tăng cường về số lượng.

Chương trình chuẩn Hóa học 12 bao gồm hệ thống kiến thức phổ thông cơ bản và nâng cao về các nội dung Đại cương kim loại; chương trình nâng cao có thêm phần pin điện hóa, sự điện phân, thế điện cực chuẩn của cặp oxi hóa – khử, suất điện động của pin…

Chương trình chuẩn Hóa học 12 cung cấp cho HS hệ thống kiến thức, kĩ năng phổ thông, cơ bản, hiện đại thiết thực về hóa học, gắn với đời sống. Nội dung hóa học gắn với thực tiễn đời sống, sản xuất và được cấu trúc có hệ thống từ đơn giản đến phức tạp. Nội dung thực hành thí nghiệm hóa học được coi trọng và là cơ sở để xây dựng kiến thức và hình thành, rèn luyện kĩ năng hóa học. Hệ thống câu hỏi và bài tập hóa học dùng KT - ĐG đảm bảo yêu cầu đa dạng, có sự kết hợp TNKQ và TNTL, kiểm tra lí thuyết và thực nghiệm hóa học. Hệ thống bài tập này nhằm đánh giá mức độ biết, hiểu, vận dụng phù hợp yêu cầu về nội dung và phương pháp của chương trình chuẩn. Chương trình chuẩn môn Hóa học nhằm đáp ứng nguyện vọng và phù hợp với năng lực của mọi HS.

Chương trình nâng cao Hóa học 12 dành cho HS có khuynh hướng về khoa học tự nhiên. Chương trình Hóa học 12 nâng cao cung cấp cho HS một hệ thống kiến thức, kĩ năng phổ thông, cơ bản hiện đại, thiết thực, có nâng cao về hóa học và gắn với đời sống. Chương trình Hóa học nâng cao cung cấp cho HS những kiến thức, kĩ năng Hóa học phổ thông cơ bản, tương đối hoàn thiện hơn chương trình chuẩn. Nội dung có sự cập nhật thông tin của khoa học Hóa học hiện đại về nội dung, phương pháp, có tính chính xác của khoa học Hóa học. Nội dung hóa học gắn với thực tiễn đời sống, sản xuất. Nội dung thực

hành thí nghiệm được coi trọng hơn chương trình chuẩn, là cơ sở quan trọng để xây dựng kiến thức, kĩ năng hóa học. Tính chất hóa học của các chất được xây dựng trên cơ sở nội dung lí thuyết cơ sở hóa học chung tương đối hiện đại và được kiểm nghiệm dựa trên cơ sở thực nghiệm hóa học, có lập luận khoa học. Nội dung các bài học có chú ý đến việc hình thành kĩ năng tiến hành nghiên cứu khoa học, phương pháp tư duy hóa học và kĩ năng vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn… tăng cường nội dung gắn liền kiến thức hóa học vào thực tiễn hàng ngày của bản thân, và của cộng đồng để làm cho việc học Hóa học trở nên có ý nghĩa đối với HS.

Hệ thống nội dung Hóa học trong chương trình nâng cao có nhiều thí nghiệm được sử dụng làm nguồn kiến thức để nêu và giải quyết một số vấn đề đơn giản, kiểm tra dự đoán khoa học và rút ra kết luận một cách chính xác và khoa học hơn chương trình chuẩn. Nội dung được thiết kế để GV và HS tăng cường sử dụng thiết bị dạy học, trong đó có công nghệ thông tin và truyền thống trong dạy học Hóa học. Hệ thống câu hỏi và bài tập đa dạng, kết hợp TNKQ và TNTL, lí thuyết và thực nghiệm hóa học đảm bảo phù hợp với nội dung và phương pháp của chương trình nâng cao. Các bài tập đòi hỏi HS phải phát huy năng lực tư duy logic và năng lực hoạt động sáng tạo của HS. Sự trình bày SGK cũng có sự khác biệt, được đổi mới làm cho các kiến thức được trình bày rõ ràng tạo điều kiện cho HS tìm tòi khám phá, thu nhận kiến thức vững chắc, sáng tạo. Như vậy mức độ nội dung chương trình Hóa học nâng cao có nâng cao hơn chương trình chuẩn.

2.2. So sánh nội dung phần Đại cương kim loại giữa SGK Hóa học 12 và SGK Hóahọc 12 nâng cao

Một phần của tài liệu Nghiên cứu so sánh nội dung và đánh giá kết quả học tập hóa học 12 trường THPT phần đại cương kim loại (Trang 51 - 55)