Thiết kế đề kiểm tra 45 phút theo chương trình chuẩn và chương trình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu so sánh nội dung và đánh giá kết quả học tập hóa học 12 trường THPT phần đại cương kim loại (Trang 88)

7. Cái mới của đề tài

2.6.4.2.Thiết kế đề kiểm tra 45 phút theo chương trình chuẩn và chương trình

trình nâng cao

THEO CHƯƠNG TRÌNH VÀ SGK HÓA HỌC 12 A. Thời gian sử dụng: Sau khi học xong chương “Đại cương kim loại”.

B. Mục tiêu

* Về kiến thức

- Biết vị trí, đặc điểm cấu hình e lớp ngoài cùng của kim loại. - Hiểu tính chất hóa học chung của kim loại là tính khử.

- Hiểu khái niệm: Ăn mòn kim loại, ăn mòn hóa học, ăn mòn điện hóa, điều kiện xảy ra ăn mòn kim loại, biện pháp bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn.

- Hiểu được các phương pháp điều chế kim loại.

* Về kỹ năng

- Dự đoán được chiều phản ứng oxi hóa - khử dựa vào dãy điện hóa. - Viết được PTHH của phản ứng chứng minh tính chất của kim loại. - Phân biệt ăn mòn hóa học và điện hóa ở một số hiện tượng thực tế. - Lựa chọn phương pháp điều chế kim loại cụ thể cho phù hợp. - Xác định % khối lượng kim loại trong hợp kim.

C. Ma trận đề kiểm tra

Phần 1: Trắc nghiệm khách quan: 10 câu (4 điểm) Phần 2: Tự luận: 3 câu (6 điểm)

PHẦN 1: TRẮC NGHỆM KHÁCH QUAN Mức độ nội dung Tiêu chí đánh giá

Nội dung Biết Hiểu Vận

dụng

Tổng

1. Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn và cấu tạo của kim loại

1(0,25) 1(0,5) 2 (0,75)

2. Tính chất của kim loại. Dãy điện hóa của kim loại

2 (0,75) 1(0,5) 3 (1,25) 3. Hợp kim 1 (0,25) 1 (0,25)

4. Sự ăn mòn kim loại 1(0,25) 1 (0,5) 2 (0,75) 5. Điều chế kim loại 1(0,5) 1 (0,5) 2(1) Tổng 2(0,5) 4(1,5) 4 (2) 10(4)

PHẦN 2: TỰ LUẬN

Mức độ nội dung Tiêu chí đánh giá

Nội dung Biết Hiểu Vận dụng

Tổng

1. Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn và cấu tạo của kim loại 2. Tính chất của kim loại. Dãy điện hóa của kim loại

1(2) 1(2) 1(2) 3(6)

3. Hợp kim

4. Sự ăn mòn kim loại 5. Điều chế kim loại

Tổng 1(2) 1(2) 1(2) 3(6) Tỉ lệ 33,33% 33,33% 33,33% 100%

D. Đề kiểm tra

Phần 1: Trắc nghiệm khách quan (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu 1: Ion M2+, X- đều có cấu hình e ở lớp ngoài cùng là 3s2 3p6. Phân tử được tạo bởi M2+ và X- là

A. MgCl2. B. BaCl2. C. CrCl2. D. CaCl2.

Câu 2: Cation X2+ có cấu hình e phân lớp ngoài cùng là 3p6. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là

A. chu kỳ 4, nhóm IA. B. chu kỳ 4, nhóm IIA. C. chu kỳ 3, nhóm IA. D. chu kỳ 3, nhóm VIIA.

Câu 3: Cho các phản ứng:

X + HCl  dd A + H2↑ (1). A+ NaOH  E↓ + … (2). E + KOH  dd B +…. (3).

Dd B + HCl vừa đủ  E↓ (4). X đúng với trường hợp nào sau đây?

A. Zn, Fe. B. Al, Mg. C. Fe, Mg. D. Zn, Al.

Câu 4: Khi nhúng lá Zn vào dd Co2+, nhận thấy có một lớp kim loại Co phủ ngoài lá kẽm. Khi nhúng lá Pb vào dd muối Co2+ không nhận thấy hiện tượng nào xảy ra. Kim loại có tính khử mạnh nhất trong số các kim loại trên là

A. Zn2+. B. Co. C. Pb. D. Zn.

Câu 5: Trường hợp nào sau đây tạo thành khí màu nâu đỏ? A. dd HCl + Zn. B. H2SO4 đặc + Cu. C. HNO3đặc + Cu. D. dd NaOH + Al.

Câu 6: Hòa tan 3 gam hợp kim đồng – bạc trong axit nitric đặc thu được 7,34 gam muối nitrat. Thành phần % khối lượng mỗi kim loại trong hợp kim là A. %mAg = 40,87%; %mcu = 59,13%. B. %mAg = 64%; %mcu = 36%. C. %mAg = 59,13%; %mcu = 40,87%. D. %mAg = 36%; %mcu = 64%.

Câu 7: Trường hợp nào sau đây Fe bị ăn mòn điện hóa?

A. Fe cháy trong oxi. B. Đinh sắt gỉ trong không khí ẩm. C. Sắt tác dụng với khí Clo. D. Nung nóng bột sắt và lưu huỳnh.

Câu 8: Để bảo vệ lớp vỏ tàu biển bằng thép, người ta có gắn các tấm Zn ở ngoài vỏ tàu (phần chìm dưới nước biển). Người ta đã bảo vệ kim loại vỏ tàu khỏi bị ăn mòn bằng cách

A. cách li kim loại với môi trường. B. dùng phương pháp điện hóa. C. dùng Zn là chất chống ăn mòn. D. dùng Zn là kim loại không gỉ.

Câu 9: Điện phân dung dịch muối CuSO4 dư trong thời gian 1930 giây, thu được 1,92g Cu ở catot. Cường độ dòng điện trong quá trình điện phân là A. 3,0 A. B. 4,5A.

Phần 2: Tự luận

Câu 10: Dãy gồm các kim loại đều được điều chế trong công nghiệp bằng phương pháp điện phân hợp chất nóng chảy của chúng là

A. Na, Ca, Zn. B. Na, Cu, Al. C. Na, Ca, Al. D. Fe, Ca, Al.

Câu 11 (2đ): Cho các kim loại Zn, Fe, Cu lần lượt vào các dd HCl, NaOH, CuSO4, AgNO3. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.

Câu 12 (2đ): Cho 2,24 gam bột sắt kim loại vào 200 ml dd hỗn hợp gồm AgNO3 0,1 M và Cu(NO3)2 0,5 M. Khuấy đều cho tới khi phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn A và dd B.

a) Tính khối lượng chất rắn A.

b) Nếu hòa tan chất rắn A bằng dd axit HNO3 đặc sẽ thu được bao nhiêu lít khí màu nâu (ở đktc)?

Câu 13 (2đ): Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết kim loại đựng trong các lọ riêng biệt: Mg, Ba, Al và Ag. Viết các PTPU minh họa.

E. Đáp án và biểu điểm. PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án D B D D C D B B A C Điểm 0,25 0,5 0,5 0,5 0,25 0,25 0,25 0,5 0,5 0,5 PHẦN 2: TỰ LUẬN Câu Đáp án Điểm 11 2 1) Zn2HClZnCl2 H2 Mỗi câu

2) Zn2NaOHNa2ZnO2 H2 3) ZnCuSO4 ZnSO4Cu 4)Zn2AgNO3ZnNO322Ag 5) Fe2HClFeCl2H2 6) FeCuSO4 FeSO4Cu 7) Fe3AgNO3 FeNO323Ag 8) Cu2AgNO3 CuNO322Ag 0,25 điểm 2 2 a) Phương trình hóa học NOAg Fe AgNO Fe2 3  3 2 2 (1) Cu FeSO CuSO Fe 4  4  (2) (1) xảy ra trước, (2) xảy ra sau.

nFe = 2,24/56 = 0,04 mol ; nAgNO3= 0,1.0,2 = 0,02 mol nCuSO4 = 0,5.0,2 = 0,1 mol (1): AgNO3 hết, Fe dư. NFe dư = 0,04 – 0,01 = 0,03 mol. (2): Fe hết, CuSO4 dư Chất rắn A gồm có Ag (1) và Cu (2); mA = 0,02.108 + 0,03.64 = 4,08 (g) b) Phương trình hóa học: O H NO AgNO HNO Ag2 3  3 2 2 (3) NONO H O Cu HNO Cu 3  3 2 2 2 2 2 (4) (3), (4): nNO2= 0,02 + 2.0,03 = 0,08 mol VNO2 = 0,08 . 22,4 = 1,792 (lit). 1,5 0,5 13 2

Dùng thuốc thử là dd H2SO4 để nhận biết các kim loại Thuốc thử Mg Ba Ag H2SO4 Kim loại tan, khí . Kim loại tan, khí ,  trắng. Kim loại không tan PTHH:          2 4 4 2 2 4 4 2 H BaSO SO H Ba H MgSO SO H Mg 1 1

THEO CHƯƠNG TRÌNH VÀ SGK HÓA HỌC 12 NÂNG CAO A. Thời gian sử dụng: Sau khi đã học xong chương “Đại cương kim loại” theo chương trình lớp 12 nâng cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

B. Mục tiêu kiểm tra

* Về kiến thức

- Hiểu được tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử (khử phi kim, khử ion H+ trong nước, dung dịch axit, khử kim loại kém hoạt động hơn trong dung dịch muối, 1 số axit có tính oxi hóa mạnh).

- Hiểu suất điện động của pin điện hóa, biết được về sự điện phân.

- Hiểu điện cực chuẩn của cặp ion kim loại/ kim loại, dãy thế điện cực chuẩn của kim loại và ý nghĩa của dãy điện cực.

- Hiểu: Ăn mòn kim loại, ăn mòn hóa học, ăn mòn điện hóa và điều kiện xảy ra ăn mòn kim loại, các biện pháp chống ăn mòn kim loại.

- Hiểu các phương pháp điều chế kim loại: Phương pháp điện phân kim loại, nhiệt luyện, thủy luyện.

* Về kỹ năng

- Viết phương trình hóa học minh họa tính chất hóa học của kim loại. - Xác định tên kim loại, tính suất điện động chuẩn của pin điện hóa. - Dự đoán chiều phản ứng oxi hóa – khử dựa vào dãy điện thế điện cực.

- Viết được sơ đồ điện phân, phản ứng xảy ra ở mỗi điện cực, phương trình hóa học của sự điện phân trong 1 số trường hợp đơn giản.

- Lựa chọn phương pháp điều chế kim loại cụ thể cho phù hợp.

C. Ma trận đề kiểm tra

Phần 1: Trắc nghiệm khách quan: 10 câu (4 điểm). Phần 2: Tự luận: 3 câu (6 điểm).

PHẦN 1: TRẮC NGHIÊM KHÁCH QUAN Mức độ nội dung Tiêu chí đánh giá

Nội dung Biết Hiểu Vận dụng

Tổng

1. Kim loại và hợp kim 1 (0,25) 1 (0,5) 2 (0,75) 2. Dãy điện hóa của kim loại 2 (0,75) 2 (1) 4 (1,75) 3. Sự điện phân 1 (0,25) 1 (0,25) 4. Sự ăn mòn kim loại 2 (1) 2 (1) 5. Điều chế kim loại 1 (0,25) 1 (0,25) Tổng 2 (0,5) 4 (1,5) 4 (2) 10 (4)

PHẦN 2: TỰ LUẬN Mức độ nội dung Tiêu chí đánh giá

Nội dung Biết Hiểu Vận

dụng

Tổng

1. Kim loại và hợp kim

2. Dãy điện hóa của kim loại 1(1) 1(2) 1(3) 3(6) 3. Sự điện phân

4. Sự ăn mòn kim loại 5. Điều chế kim loại

Tổng 1(1) 1(2) 1(3) 3(6) Tỉ lệ 33,33% 33,33% 33,33% 100%

D. Đề kiểm tra

Phần 1: Trắc nghiệm khách quan

Câu 1: Diễn đạt nào sau đây phù hợp với tính chất hóa học chung của kim loại?

A. Kim loại có tính khử, nó bị khử thành ion âm.

B. Kim loại có tính oxi hóa, nó bị oxi hóa thành ion dương. C. Kim loại có tính khử, nó bị oxi hóa thành ion dương. D. Kim loại có tính oxi hóa, nó bị khử thành ion âm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu 2: Cho một đinh sắt nhỏ vào mỗi ống nghiệm 1, 2, 3, 4 riêng biệt lần lượt đựng các dung dịch: AlCl3, CuSO4, H2SO4 loãng, HNO3loãng.

a) Trường hợp nào sắt bị oxi hóa thành ion Fe2+? A. Ống nghiệm 1, 2.

B. Ống nghiệm 2, 3.

C. Ống nghiệm 3, 4. D. Ống nghiệm 1, 4.

b) Trường hợp nào có chất khí màu đỏ nâu bay ra ở miệng ống nghiệm? A. Ống nghiệm 1.

B. Ống nghiệm 2.

C. Ống nghiệm 3. D. Ống nghiệm 4.

Câu 3: Trong pin điện hóa, sự oxi hóa A. chỉ xảy ra ở cực âm.

B. chỉ xảy ra ở cực dương.

C. xảy ra ở cực âm và cực dương. D. không xảy ra ở cực âm và cực dương.

Câu 4: Trong quá trình pin điện hóa Zn – Ag hoạt động ta nhận thấy A. khối lượng điện cực Zn tăng.

B. khối lượng điện cực Ag giảm.

C. nồng độ ion Zn2+ trong dung dịch tăng. D. nồng độ ion Ag+ trong dung dịch tăng.

Câu 5: Điều khẳng định nào sau đây không đúng?

A. Không thể dùng Na để khử Al trong AlCl3 nóng chảy. B. Có thể hòa tan Al bằng dung dịch HCl (hoặc NaOH). C. Có thể điện phân AlCl3 để lấy Al kim loại.

D. Không thể dùng Na kim loại oxi hóa Al trong dung dịch AlCl3.

Câu 6: Dung dịch FeCl3 không thể hòa tan kim loại

A. Cu. B. Fe.

C. Ni. D. Pt.

Câu 7: Quá trình nào xảy ra ở catot trong quá trình điện phân MgCl2 nóng chảy?

A. Sự oxi hóa ion Mg2+. B. Sự khử ion Mg2+. C. Sự oxi hóa Cl-. D. Sự khử ion Cl-.

Câu 8: Có 4 dung dịch riêng biệt: dd HCl, dd CuCl2, dd FeCl3 và dd HCl có lẫn CuCl2. Nhúng vào mỗi dung dịch 1 thanh Fe nguyên chất. Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là

A. 0. B. 1.

C. 2. D. 3.

Câu 9: Kết luận nào sau đây không đúng?

A. Các thiết bị máy móc bằng kim loại tiếp xúc với hơi nước ở nhiệt độ cao có khả năng bị ăn mòn hóa học.

B. Áp tấm kẽm vào mạn tàu thủy làm bằng thép (phần ngâm dưới nước) thì vỏ tàu thủy được bảo vệ.

C. Để đồ vật bằng thép ra ngoài không khí ẩm thì đồ vật đó bị ăn mòn điện hóa.

D. Đồ hợp kim làm bằng sắt tây (sắt tráng thiếc) bị xây xát để trong không khí ẩm bị ăn mòn điện hóa thì thiếc sẽ bị ăn mòn trước.

Câu 10: Từ CaCO3 có thể điều chế Ca bằng cách nào sau đây? Hãy chọn phương án điều chế Ca tốt nhất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

A. Nung CaCO3 thành CaO rồi khử CaO bằng CO (to). B. nung CaCO3 thành CaO, rồi khử CaO thành H2 (to).

C. Hòa tan CaCO3 bằng dung dịch HCl thành dung dịch CaCl2 rồi điện phân dung dịch CaCl2.

D. Hòa tan CaCO3 bằng dung dịch HCl, sau đó cô cạn dung dịch và lấy CaCl2 khan đem điện phân nóng chảy.

Phần 2: Tự luận

Câu 11: (3đ) Hai lá kim loại cùng chất, có khối lượng bằng nhau. Một được ngâm vào dung dịch Cd(NO3)2, 1 được ngâm vào dung dịch Pb(NO3)2. Cả 2 lá kim loại đều bị oxi hóa thành ion kim loại 2+. Sau một thời gian, lấy các lá kim loại ra khỏi dung dịch. Nhận thấy khối lượng lá kim loại được ngâm trong muối cacdimi tăng thêm 0,47% còn lá kim loại kia tăng thêm 1,42%. Giả thiết rằng trong 2 phản ứng trên khối lượng của 2 lá kim loại tham gia phản ứng bằng nhau. Hãy xác định tên kim loại đã dùng.

Câu 12 (1đ): Biết phản ứng oxi hóa - khử xảy ra trong một pin điện hóa là: Fe + Ni2+ Ni + Fe2+

a) Hãy xác định các điện cực âm và dương của pin điện hóa.

b) Viết các phản ứng oxi hóa và phản ứng khử xảy ra trên mỗi điện cực. c) Tính suất điện động chuẩn của pin điện hóa.

Câu 13 (2đ): Có những pin điện hóa được ghép bởi các cặp oxi hóa – khử chuẩn sau:

a) Pb2+/Pb và Zn2+/Zn b) Cu2+/Cu và Hg2+/ Hg c) Mg2+/Mg và Pb2+/Pb

1. Xác định điện cực dương và điện cực âm của mỗi pin điện hóa.

2. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra ở các điện cực của mỗi pin và phương trình dạng ion rút gọn của mỗi pin điện hóa khi phóng điện.

3. Xác định suất điện động chuẩn của các pin điện hóa. Cho biết:

Cặp oxi hóa - khử: Mg2+/Mg Zn2+/Zn Pb2+/Pb Cu2+/Cu Hg2+/Hg Eo (V) - 2,73 - 0,76 - 0,13 0,34 0,85 E. Đáp án và biểu điểm PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN Câu 1 2a 2b 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án C B D A C A D B C D D Điểm 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,5 0,5 0,25 0,5 0,5 0,25 PHẦN 2: TỰ LUẬN Câu Đáp án Điểm 11 3

Gọi A là ký hiệu khối lượng mol của kim loại, có số mol tham gia phản ứng là a mol, khối lượng ban đầu là x (g)

Phương trình hóa học của phản ứng

A + Cd(NO3)2 A(NO3)2 + Cd a mol a mol 112a – aA =0, 47 100 x  x = (112 )100 0, 47 aA (1) A + Pb(NO3)2 A(NO3)2 + Pb a mol a mol 1, 42 207 100 a aA  x  (207 ).100 1, 42 a A x  (2) Từ (1) và (2) ta có: (112 ) (207 ) .100 .100 0, 47 1, 42 aA aA   A = 65

Kim loại A có khối lượng mol = 65 (g), kim loại đó là Zn . 0,5 0,25 0,5 0,25 0,5 0,5 0,5 12 1

a) Ni (+), Fe (-)

b) Phản ứng xảy ra trên điện cực Cực (-): Fe bị oxi hóa: Fe  Fe2+ + 2e Cực (+): Ni2+ bị khử: Ni2+ +2e  Ni

c) Eopin (Fe – Ni) = (-0,23) – (-0,44) = 0,21 (V)

0,5

0,25 0,25 0,25

13 2

1. Dấu của các điện cực a) Pb (+); Zn (-) b) Hg (+); Cu (-) c) Pb (+); Mg (-) 2. Phản ứng hóa học: a) 2+ Pb + 2ePb 2+ 2+ 2+ Zn Zn + 2e Pb + Zn Pb + Zn   b)Hg + 2e2+ Hg 2+ 2+ 2+ Cu Cu + 2e Hg + Cu Hg + Cu   c) 2+ Pb + 2ePb 2+ 2+ 2+ Mg Mg + 2e Pb + Mg Pb + Mg  

3. Suất điện động của pin điện hóa a) EoZn-Pb0, 63V b) o Cu/-Hg 0,51V E  c)EoMg-Pb = 2,24V 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25

2.7. Kết luận chương 2

Chương 2 đã tiến hành nghiên cứu được một số vấn đề sau:

+ So sánh nội dung phần Đại cương kim loại giữa chương trình chuẩn và chương trình nâng cao Hóa học 12.

+ So sánh nội dung phần Đại cương kim loại giữa SGK Hóa học 12 và SGK Hóa học 12. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ So sánh chuẩn kiến thức, kĩ năng phần Đại cương kim loại của chương trình chuẩn và chương trình nâng cao Hóa học 12.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu so sánh nội dung và đánh giá kết quả học tập hóa học 12 trường THPT phần đại cương kim loại (Trang 88)