7. Cái mới của đề tài
1.3.2.3. Kỹ thuật thiết kế mỗi loại câu trắc nghiệm khách quan
a. Lưu ý việc sử dụng các thang Bloom khi viết câu hỏi
- Câu hỏi kiểm tra mức độ biết: Những câu hỏi kiểm tra kiến thức ở mức độ biết: Kể ra, liệt kê, nhớ lại, đặt tên,…ai, cái gì, khi nào,…
- Câu hỏi kiểm tra mức độ hiểu: Những câu hỏi kiểm tra hiểu khái niệm, lý thuyết, định luật: Giải thích, viết lại, khái quát hóa, phỏng đoán, đánh giá… - Câu hỏi kiểm tra vận dụng kiến thức, kỹ năng: Ứng dụng, vận dụng, áp dụng để giải bài tập giải thích các hiện tượng thực tế, giải quyết các vấn đề…
- Câu hỏi kiểm tra khả năng phân tích: Giải thích, phân tích, liên hệ, so sánh, lựa chọn… Câu hỏi kiểm tra khả năng tổng hợp, kết nối các phần của bài đọc: Kết hợp, xác định, lập công thức chưa biết…
- Câu hỏi kiểm tra khả năng đánh giá: Nhận xét, bàn luận, cảm nhận,…
b. Trắc nghiệm khách quan trong bộ môn Hóa học
TNKQ gồm có 4 dạng cơ bản và có thể dùng để kiếm tra kiến thức, kĩ năng hóa học: Lý thuyết hóa học định tính, lý thuyết hóa học định lượng, nội dung thực nghiệm hóa học.
Câu điền khuyết * Cấu tạo của câu
Gồm 3 phần: Phần yêu cầu, phần nội dung và phần cung cấp thông tin…
+ Phần yêu cầu là phần bắt buộc phải có, viết dưới dạng mệnh lệnh thức.
+ Phần nội dung là phần bắt buộc phải có, thường là định nghĩa, mô tả tính chất của chất… trong đó có một số chỗ trống (…)
+ Phần cung cấp thông tin: Đó là nội dung (cụm từ, công thức hóa học…) cho trước, số cụm từ (từ), công thức, số… cho nhiều hơn chỗ trống cần điền.
* Yêu cầu trả lời: HS cần chọn nội dung thích hợp đã cho hoặc trong bài học điền vào chỗ để trống (ô trống, khoảng ….v.v…) hoặc ghép một chữ số ở chỗ trống với từ cần điền.
* Phương pháp thiết kế
Bước 1: Xác định nội dung cần đánh giá: Khái niệm hoặc tính chất hóa học, phương pháp điều chế, ứng dụng…
Bước 2: Chọn nội dung cần điền: Từ, cụm từ, CTHH của chất cụ thể… Bước 3: Viết câu hỏi theo thứ tự: Yêu cầu, nội dung, cung cấp thông tin.
Chú ý: - Nội dung cần điền phải đơn nhất và xác định, không nhất thiết
lấy nguyên si trong SGK, diễn đạt rõ ràng chính xác.
* Một số ví dụ cụ thể
Câu 1: Hãy chọn cụm từ đã có đánh số: 1. có tính khử, 2. đơn chất, 3.kim loại, 4. số oxi hóa, 5. hợp chất, 6. có tính oxi hóa, 7. khử, 8. oxi hóa, 9. phản ứng, 10. oxi hóa – khử, 11. số oxi hóa. Điền vào chỗ … trong các câu sau đây cho thích hợp.
a- Sắt là nguyên tố … còn lưu huỳnh là nguyên tố …
b- Trong phản ứng hóa học tạo thành sunfua, sắt đã … lưu huỳnh từ … 0 đến –2, lưu huỳnh đã … sắt từ số oxi hóa 0 đến + 2.
c- Phản ứng giữa sắt và lưu huỳnh được gọi là phản ứng …
Hướng dẫn trả lời:
Cách 1: Điền trực tiếp từ hoặc cụm từ vào vào chỗ …
a- Sắt là nguyên tố kim loại còn lưu huỳnh là nguyên tố phi kim.
b- Trong phản ứng hóa học tạo thành sắt sunfua, sắt đã khử lưu huỳnh từ số oxi hóa 0 đến –2, lưu huỳnh đã oxi hóa sắt từ số oxi hóa 0 đến +2.
c- Phản ứng giữa sắt và lưu huỳnh được gọi là phản ứng oxi hóa – khử.
Cách 2: Nêu thứ tự cần điền là:
a. kim loại, phi kim. b. khử, số oxi hóa, oxi hóa. c. oxi hóa – khử.
Câu 2: Cho các công thức hóa học sau: HCl, HBr, HI, O2, NaCl, O3.
Hãy chọn CTHH cùng các hệ số thích hợp điền vào chỗ … để hoàn thành các PTHH theo sơ đồ sau:
a. H2SO4(đ) + NaCl … + NaHSO4 b. H2SO4(đ) + … I2 + H2S + H2O c. H2SO4 (đ) + … Br2 + SO2 + H2O d. KI + … + H2O I2 + KOH + …
Câu 3: Hãy điền nội dung thích hợp vào chỗ có … để hoàn thành các câu sau: - Cấu hình electron của nguyên tố clo là ……….
- Cấu hình electron của ion S2- là …………..
- Tính chất hóa học cơ bản của HCl là tính axit mạnh và tính ……… - Tính chất hóa học cơ bản của lưu huỳnh là tính oxi hóa. Ngoài ra lưu
huỳnh còn thể hiện tính …. khi tác dụng với các chất có tính …. mạnh. * Phương pháp sử dụng: Loại câu này thường dùng để kiểm tra nhanh: Củng cố ngay sau bài hóa học, kiểm tra đầu giờ hoặc 15 phút.
Câu có nhiều lựa chọn
- Phần yêu cầu: Nêu ngắn gọn các yêu cầu đặt ra. Ví dụ: Hãy khoanh tròn một chữ A hoặc B, C, D trước phương án chọn đúng; hoặc: Hãy chỉ ra câu sai…
- Phần dẫn thường là một câu hỏi hoặc một câu chưa hoàn chỉnh.Ví dụ: Phản ứng nào sau đây thuộc loại phản ứng oxi hóa – khử? Hoặc: Dãy các phản ứng sau đây đều thuộc loại các phản ứng oxi hóa – khử là ...
- Phần chọn thường gồm 4 – 5 phương án, trong đó thường có một phương án đúng, các phương án khác được gọi là nhiễu.
* Yêu cầu trả lời: Chọn một phương án phù hợp để có câu đầy đủ, phương án đáp ứng yêu cầu (đúng hoặc sai) trong số 4 – 5 phương án đã cho.
* Phương pháp thiết kế câu có nhiều lựa chọn
Bước 1: Xác định mục tiêu và nội dung cụ thể cần đánh giá. Bước 2: Thiết kế câu hỏi cụ thể.
- Phần lệnh: Viết rõ ràng, ngắn gọn, có thể dùng chung cho nhiều câu.
- Phần dẫn viết ngắn gọn, rõ ràng. Không đưa nhiều ý để HS hiểu lầm. Chú ý: Hạn chế dùng câu phủ định, nếu dùng thì cần in đậm hoặc gạch
chân từ “không”. Phần dẫn và phần chọn ghép với nhau phải tạo thành cấu trúc đúng ngữ pháp và chính tả. Các phương án chọn được trình bày theo nội dung khác nhau nhưng nên cùng hình thức diễn đạt. Không nên dùng phương án chọn: Tất cả đều đúng; Tất cả đều sai; Kết quả khác…
* Thí dụ cụ thể.
Hãy khoanh tròn một chữ A hoặc B, C, D trước phương án chọn đúng.
Câu 1: Công thức electron của HCl là:
A. H : Cl B. H : Cl C. H : Cl D. H : : Cl Hướng dẫn giải: Phân tích (không ghi vào bài làm)
- A không đúng vì đôi electron chung lệch về phía nguyên tử hidro. - B không đúng vì đôi electron chung nằm giữa hai nguyên tử.
- D không đúng vì có 2 đôi electron chung. Chỉ có C đúng vì lệch về phía nguyên tử clo.
Trả lời: Khoanh tròn C (hoặc chỉ ghi C)
Câu 2: Dẫn 2,24 lít đktc khí SO2 sục vào cốc đựng 50 ml dung dịch NaOH 2M. Sản phẩm nào sau đây thu được sau phản ứng?
A. Na2SO4. B. NaHSO3.
C. Na2SO3. D. NaOH và Na2SO3.
Câu 3: Để phân biệt 2 bình đựng khí HCl và Cl2 riêng biệt đựng trong 2 lọ màu xám riêng biệt, có thể dùng thuốc thử nào sau đây?
A. Giấy tẩm dung dịch phenolphthalein. B. Giấy tẩm hồ tinh bột. C. Giấy tẩm dung dịch NaOH. D. Giấy tẩm quỳ tím ẩm.
Câu 4: Dẫn 1,12 lít SO2 đktc sục vào ống nghiệm đựng dung dịch chứa 8 gam brom màu vàng nâu. Hiện tượng quan sát được sau phản ứng là:
A. Dung dịch màu nâu. B. Dung dịch không màu.
C. Dung dịch có màu vàng nhạt. D. Màu dung dịch không thay đổi.
Câu 5: Có các chất sau:
1. SO2, 2.CO2, 3.CO, 4.HCl, 5.O2
Nhóm các chất khí đều phản ứng với dung dịch NaOH ở đktc là: A. 1, 2, 5. B. 2, 3, 4. C. 1, 4, 5. D. 1, 2, 4.
* Phương pháp sử dụng:
- Loại câu nhiều lựa chọn có thể dùng được trong tất cả các loại bài KT - ĐG: Củng cố vận dụng trong bài học, kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút, 45 phút, học kỳ, trong các kiểm tra đầu vào, kỳ thi tốt nghiệp hoặc tuyển sinh.
- Đây là loại câu được dùng phổ biến nhất vì nó giúp đánh giá được các mức độ kiến thức và kĩ năng của HS, dễ sử dụng, dễ chấm và thuận lợi trong việc ứng dụng công nghệ thông tin.
Câu chọn đúng, sai hoặc có/ không
* Cấu tạo câu: Gồm 2 phần chính: Phần yêu cầu và phần thông tin. - Phần yêu cầu: Thông thường là chọn nội dung đúng (Đ) hoặc sai (S) hoặc có (C) hoặc không (K).
- Phần thông tin: Gồm 4 – 5 câu hoặc mệnh đề (khái niệm, tính chất các chất, hiện tượng hóa học, phản ứng hóa học, công thức hóa học, phương trình hóa học…). Mỗi câu có nội dung đúng hoặc sai hoặc có hay không.
* Yêu cầu trả lời: HS chỉ cần nêu rõ câu nào đúng, câu nào sai trong số các câu được đưa ra. Tùy theo yêu cầu của đề mà có các trả lời cho phù hợp như đánh dấu x, khoanh tròn, ghi Đ hoặc S, C hoặc K vào ô trống.
* Phương pháp thiết kế
Bước 1: Xác định mục tiêu và nội dung cụ thể cần đánh giá. Bước 2: Thiết kế nội dung đúng hoặc sai.
Câu đúng chỉ diễn đạt đúng bản chất mà không cần dùng nguyên bản trong SGK. Câu sai thường thêm hoặc bớt một từ hoặc cụm từ để câu không còn chính xác. Số lượng câu đúng, sai nên lệch nhau, tránh HS đoán mò mà vẫn được điểm. Có các mức độ biết, hiểu, vận dụng để có thể đạt được yêu cầu đánh giá.
* Thí dụ cụ thể
Câu 1: Hãy cho biết trong các câu sau đây, câu nào đúng (Đ), câu nào sai (S) và đánh dấu x vào ô trống cho phù hợp.
Các nguyên tố nhóm A có tính chất giống nhau vì: Đ S 1. Vỏ electron nguyên tử của các nguyên tố nhóm A là như nhau.
2. Số lớp electron trong nguyên tử như nhau.
3. Trong nguyên tử số lượng electron lớp ngoài cùng bằng nhau. 4. Có cùng số e chuyển động xung quanh hạt nhân nguyên tử. 5. Có điện tích hạt nhân nguyên tử tăng dần.
Đáp án như sau:
Các nguyên tố nhóm A có tính chất giống nhau vì: Đ S 1. Vỏ electron nguyên tử của các nguyên tố nhóm A là như nhau. X 2. Số lớp electron trong nguyên tử như nhau. X 3. Trong nguyên tử số lượng electron lớp ngoài cùng bằng nhau. X 4. Có cùng số e chuyển động xung quanh hạt nhân nguyên tử. X 5. Có điện tích hạt nhân nguyên tử tăng dần. X
Câu 2: Hãy cho biết các chất sau đây, chất nào có phản ứng với nhau từng đôi một và ghi C (có) hoặc K (không) vào ô trống cho phù hợp:
dd NaOH dd KMnO4 có H2SO4 Dung dịch KI Ag kim loại H2S
H2O2 O3
* Phương pháp sử dụng: Câu đúng, sai thường dùng để kiểm tra củng cố kiến thức trong giờ học, kiểm tra đầu giờ hoặc kiểm tra ngắn.
Câu cặp đôi
* Cấu tạo câu: Thường gồm 2 cột (nhóm) tương ứng. Mỗi cột biểu diễn một số nội dung chưa đầy đủ, có liên quan với nhau. Nội dung ở cột 1 cần ghép với nội dung phù hợp ở cột 2 thì tạo nên một nội dung đầy đủ. Số lượng nội dung ở cột 1 và cột 2 nên lệch nhau để HS không thể dùng phép loại trừ.
* Yêu cầu trả lời: HS cần thấy rõ mối liên hệ giữa các nội dung ở 2 cột tương ứng để ghép lại cho phù hợp tạo nên một nội dung đầy đủ.
* Phương pháp thiết kế.
Bước 1: Xác định mục tiêu và nội dung cụ thể cần KT - ĐG. Bước 2: Thiết kế câu hỏi cụ thể.
* Thí dụ cụ thể.
Câu 1: Hãy ghép một số 1, 2, 3, 4 chỉ tên nguyên tử cụ thể ở cột I với một trong các chữ A, B, C, D chỉ cấu hình electron cụ thể ở cột II cho phù hợp:
Cột I Cột II
Cấu hình electron của nguyên tử. Là
1 Clo A 1s22p22p5 2 Flo B 1s22s22p3 3 Oxi C 1s22s22p63s23p5 4 Nitơ D 1s22s22p6 E 1s22s22p4 1 - … 2 - … 3 - … 4 - …
Câu 2: Hãy ghép một số I, II hoặc III ở cột 1 chỉ nhóm A với một trong các chữ số 1 hoặc 2, 3, 4 ở cột 2 chỉ công thức tổng quát sao cho phù hợp:
Cột 1
X là nguyên tố ở chu kỳ 3 của bảng tuần hoàn, nhóm.
Cột 2
Công thức oxit cao nhất, hidroxit tương ứng, hợp chất với hidro của X. I VIA 1 X2O, XOH, XH II IA 2 XO2, H2XO3, XH4 III VIIA 3 XO3, H3XO4, H2X 4 X2O7, HXO4, HX I … II … III …
Câu 3: Hãy ghép số 1 hoặc 2, 3, 4 (cột 1) chỉ các thông tin cụ thể về chất khí với một trong các chữ A hoặc B, C, D (cột 2) chỉ tên chất khí cụ thể cho phù hợp:
Cột 1 Cột 2 Thông tin về chất khí Chất khí đó là 1 Một chất khí có tính oxi hóa rất mạnh, oxi hóa được cả
Ag và dung dịch KI nhưng không phản ứng với NaOH.
A Clo
2 Một chất khí có tính oxi hóa mạnh, oxi hóa được dung dịch H2S và làm mất màu của vải hoặc giấy màu ướt nhưng không phản ứng với oxi.
B Hidro sunfua
3 Một chất khí không màu, tan trong nước tạo dung dịch axit yếu, làm mất màu dung dịch brom, nhưng không phản ứng với H2SO4 đặc.
C Ozon
D Sunfurơ
* Phương pháp sử dụng: Loại câu có cặp đôi được dùng trong các loại đề kiểm tra nhưng thường không thông dụng bằng loại câu có nhiều lựa chọn để