Nội dung kiến thức SGK Hóa học

Một phần của tài liệu Nghiên cứu so sánh nội dung và đánh giá kết quả học tập hóa học 12 trường THPT phần đại cương kim loại (Trang 26 - 27)

7. Cái mới của đề tài

1.2.4.2.Nội dung kiến thức SGK Hóa học

- Nội dung kiến thức hóa học trong chương trình được trình bày trong SGK dưới dạng các bài hóa học như: Bài học về các học thuyết, định luật hóa học và hình thành khái niệm; bài học nghiên cứu tính chất nguyên tố, đơn chất, hợp chất vô cơ và hữu cơ quan trọng; bài học luyện tập, tổng kết kiến thức, bài học thực hành hóa học. Nội dung kiến thức cho bài học được trình bày đầy đủ, cụ thể dưới dạng thông tin, bảng số liệu, sơ đồ …

- Các bài luyện tập được trình bày thành 2 phần: Phần kiến thức cần nhớ được tóm tắt dưới dạng bảng tổng kết hoặc sơ đồ. Các nội dung chính nhằm giúp HS củng cố kiến thức. Phần bài tập gồm dạng bài tập rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức, giải các bài tập cơ bản, nâng cao trong giờ luyện tập.

- Các bài thực hành giúp HS rèn luyện kĩ năng: Tiến hành các thí ngiệm đơn giản, quan sát và mô tả đầy đủ các hiện tượng trong thí nghiệm, vận dụng kiến thức giải thích hiện tượng và rút ra những nhận xét, kết luận và từ đó hình thành dần các kĩ năng nghiên cứu khoa học hóa học. Nội dung các bài thực hành đều trình bày cách tiến hành các thí nghiệm và yêu cầu quan sát, mô tả, giải thích, viết báo cáo thí nghiệm cho mỗi bài thực hành.

- Bài tập hóa học được trình bày trong mỗi bài học có số lượng vừa phải, đa dạng và có sự phân hóa về mức độ nhận thức đa số gồm:

+ Bài tập TNKQ, TNTL định tính và định lượng. Ngoài ra còn hạn chế một số loại bài tập:

+ Bài tập có nội dung thực nghiệm, thực hành, thí nghiệm hóa học. + Bài tập có sử dụng hình vẽ, sơ đồ, mô hình.

+ Bài tập có nội dung gắn với thực tiễn, đời sống.

Các dạng bài tập này được chọn lọc, đảm bảo tính khoa học, cơ bản, thực tiễn và các bài tập dành cho HS trung bình, bài tập dành cho HS khá, giỏi. Như vậy SGK Hóa học phổ thông đã có những đổi mới đáng kể về cách trình bày, hình thức, nội dung đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy học toàn diện giáo dục phổ thông từ mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học Hóa học.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu so sánh nội dung và đánh giá kết quả học tập hóa học 12 trường THPT phần đại cương kim loại (Trang 26 - 27)