TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp hoàn thiện nguồn nhân lực của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông nghiệp cờ đỏ (Trang 38)

5. Nội dung và kết quả đạt đƣợc:

3.5. TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH

3.5.1 Thành tựu

Giai đoạn 10 năm đầu (1977 - 1987) chủ yếu là sản xuất lúa mùa nổi 1 vụ (năm 1979 – 1980 có chuyển đổi 400ha sang lúa hai vụ) năng suất thấp từ 1,2 – 1,5 tấn/ha/năm. Tuy nhiên có năm giao nộp Nhà nƣớc 4.000 tấn lúa, đƣợc ngành nông nghiệp đánh giá cao.

- Giai đoạn 1987 – 1991: Nông trƣờng chuyển đổi trên 5.000ha từ lúa mùa 1 vụ sang lúa cao sản 2 vụ, năng suất bình quân gia tăng 7 – 8 tấn/ha/năm, sản lƣợng tăng 7 - 8 lần so với đầu kỳ. Năm 1990 sản lƣợng đạt trên 35.000 tấn/ năm.

- Năm 1992 sản lƣợng tiếp tục tăng lên 9- 10 tấn/ha/năm. Năm 1993 là 40.000 tấn/năm, đến năm 1996 là 60.000 tấn.

- Từ năm 2004 - 2007: lợi nhuận trƣớc thuế lên đến 3 – 3,5 tỷ đồng/năm. Trong nhiều năm liền đƣợc xếp là Doanh nghiệp loại A. Ngoài ra, về lĩnh vực văn hóa xã hội, y tế, nghệ thuật, TDTT, an ninh quốc ph ng cũng gặt hái đƣợc nhiều thành tựu đáng kể.

- Năm 2008 - 2009: Công ty liên tục vƣợt chỉ tiệu kế hoạch lợi nhuận đƣợc phê duyệt từ đầu năm (lợi nhuận trƣớc thuế là 21,06 tỷ đồng, đạt 129,9% kế hoạch đề ra). Tiếp tục vận hành hệ thống quản lý chất lƣợng ISO 9001/2000. Cuối năm 2009 đƣợc tổ chức Intertex đánh giá cao, nên đã hỗ trợ

đắc lực trong việc điều hành, quản lý việc kinh doanh của công ty trong xu thế cạnh tranh.

- Năm 2010: Mọi hoạt động của công ty sau khi chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên Nông nghiệp Cờ Đỏ đã đi vào nề nếp và ổn định h a nhập vào thị trƣờng chung. Lợi nhuận trƣớc thuế là 25,14 tỷ đồng, tăng 120,8% so với kế hoạch.

- Năm 2011: Trong điều kiện khó khăn chung do hậu quả tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tình hình công ty vẫn phát triển ổn định, kết quả thu đƣợc đều vƣợt các chỉ tiêu đề ra trong kế hoạch năm. Cụ thể, lợi nhuận trƣớc thuế lên đến 28,86 tỷ (tăng 168,3 % so với kế hoạch).

- Năm 2012: Mặc dù chịu ảnh hƣởng trƣớc sự sụt giả giá nông sản và sự biến động của tình hình xuất khẩu nhƣng công ty vẫn ổn định doanh thu và đạt đƣợc lợi nhuận cao hơn năm 2011. Đặc biệt, lợi nhuận trƣớc thuế lên đến 33,21% (tăng 215,7% so với kế hoạch).

3.5.2. Một số vấn đề tồn tại

- Công ty chƣa có kinh nghiệm và cơ hội nghiên cứu, khai thác các bƣớc sóng của giá cả thị trƣờng để chủ động phát huy các lợi thế có thể sinh lợi đột biến, nhƣ việc trữ hàng chờ cơ hội giá bán tăng cao làm tăng hiệu quả kinh tế cho công ty.

- Công tác tìm đối tác, khách hàng, thị trƣờng c n nhiều hạn chế nên việc xuất khẩu gạo trực tiếp không ký đƣợc hợp đồng nào lớn, phần lớn tất cả chỉ thực hiện các chỉ tiêu của Hiệp hội giao.

- Ngành chế biến lƣơng thực chƣa quan tâm đến thị trƣờng nội địa, đây là thị trƣờng tiềm năng và thực hiện mục tiêu quảng bá Thƣơng hiệu công ty.

- Ảnh hƣởng của thay đổi khí hậu, dịch heo tai xanh, giá nông sản thực phẩm nhiều lúc quá sát giá thành, khiến lợi nhuận không cao, nhà nƣớc chƣa có chính sách cụ thể khuyến khích khi có biến động giá.

- Việc phân phối tiền lƣơng, cơ chế trả lƣơng cho ngƣời lao động tại công ty 100% vốn nhà nƣớc hạn chế rất lớn đến huy động nguồn nhân lực, chất lƣợng lao động và phát huy tính chủ động sáng tạo trong lao động sản xuất.

- Khi công ty sản xuất và tiêu thụ nhiều sản phẩm thì chi phí bán hàng và giá vốn bán hàng cũng tăng lên do các khoản chi phí dùng để mua nguyên liệu đầu vào và chi phí vận chuyển bốc xếp, phí bán hàng (huê hồng cho thƣơng lái) tăng theo thời giá thị trƣờng.

- Lãi phải trả từ các khoản vay Ngân hàng để đầu tƣ cho việc mở rộng dây chuyền sản xuất làm tăng chi phí tài chính của công ty.

- C n hạn chế trong công tác tiếp thị, mở rộng thị trƣờng, quảng bá sản phẩm và xây dựng thƣơng hiệu cho những sản phẩm chủ lực nhƣ lúa, gạo,...

- Nắm bắt thông tin, phán đoán cơ hội c n hạn chế do công ty đóng trên địa bàn vùng sâu vùng xa, cơ sở hạ tầng, kỹ thuật giao thông yếu kém.

3.5.3. Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh công ty qua 3 năm (2010-2012) và 06 tháng đầu năm 2013 (2010-2012) và 06 tháng đầu năm 2013

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh phản ánh kết quả hoạt động do chức năng kinh doanh chính đem lại trong từng kỳ hạch toán của doanh nghiệp làm cơ sở chủ yếu để đánh giá, phân tích hiệu quả các mặt, các lĩnh vực hoạt động, phân tích nguyên nhân và mức độ ảnh hƣởng của các nguyên nhân cơ bản đến kết quả chung của doanh nghiệp. Đồng thời là số liệu quan trọng để tính và kiểm tra số thuế TNDN phải nộp và sự kiểm tra, đánh giá của các cơ quan quản lý về chất lƣợng hoạt động của doanh nghiệp.

Nhìn vào bảng 3.1 kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm ta nhận thấy rằng tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty điều tăng qua các năm và đạt cao nhất là năm 2012 với 698.048.951.261 (đồng). Năm 2011, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 585.476.792.254

(đồng), tăng 198.653.599.336 (đồng) tƣơng ứng tăng 51,36 % so với năm 2010 và đến năm 2012 doanh thu lại tiếp tục tăng 112.572.159.007 (đồng) tƣơng ứng tăng 23 % so với năm 2011. Nguyên nhân của sự gia tăng doanh thu qua các năm là do công ty đã nhận định đƣợc những khó khăn, thuận lợi từ kinh tế vĩ mô, biết khai thác thế mạnh khi chuyển đổi sang mô hình công ty TNHH MTV do Nhà nƣớc làm chủ sở hữu 100% nên đã đƣa ra những chính sách hợp lý trong hoạt động sản xuất kinh doanh, làm tăng sản lƣợng theo đó doanh thu cũng tăng lên.

Đồng thời trong bảng 3.1 ta cũng dễ dàng nhận thấy rằng chi phí mà công ty bỏ ra qua 3 năm cũng biến động không thua kém doanh thu, nếu nhƣ năm 2012 là năm doanh thu đạt mức cao nhất trong 3 năm thì chi phí mà công ty bỏ ra trong năm này cũng rất lớn, riêng giá vốn hàng bán đã là

652.996.133.157 (đồng).

Lợi nhuận phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận trƣớc thuế của công ty năm 2011 tăng 2.719.240.052 đồng so với năm 2010, tƣơng ứng tăng 10,81%. Mặc dù sau khi chuyển sang mô hình công ty TNHH MTV do Nhà nƣớc làm chủ sở hữu vẫn c n gặp một số khó khăn, các

yếu tố đầu vào cho sản xuất năm 2011 có tăng so với năm 2010 nhƣng bù lại giá bán hàng lại cao hơn năm 2010 cho nên lợi nhuận trƣớc thuế của công ty vẫn tăng lên. Đến năm 2012, lợi nhuận của công ty lại tăng 4.977.534.747đồng so với năm 2011, tƣơng ứng tăng 17,86%. Năm 2012, mặc dù doanh thu bán hàng tăng lên không nhiều nhƣng công ty đã biết cân đối chi bán hàng, hạn chế các khoản chi không cần thiết. Thêm vào đó, công ty vẫn duy trì đƣợc những hợp đồng mua bán lúa, gạo với các đối tác quen thuộc và lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu cũng tăng đáng kể. Chính vì vậy, lợi nhuận trƣớc thuế của công ty cuối năm 2012 tăng lên so với năm 2011.

Qua bảng 3.2 ta dễ dàng nhận thấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong v ng 06 tháng đầu năm 2013 của công ty tiếp tục tăng từ 227.391.185.316 (đồng) lên đến 261.071.481.039 (đồng), tăng 33.683.295.723 (đồng), tƣơng đƣơng tăng 14,81%. Nguyên nhân là do 06 tháng đầu năm 2013, thị trƣờng lúa gạo có sự biến động, nhu cầu về lúa gạo tăng lên nhƣng mùa vụ đông xuân thu hoạch của các hộ nông dân vẫn đạt năng suất cao, bình quân trên 12 tấn/ha, công ty ký thêm đƣợc một số hợp đồng mua bán gạo thơm xuất khẩu. Thêm vào đó, tình hình hoạt động của công ty sau 3 năm chuyển đổi mô hình sản xuất kinh doanh đã đi vào ổn định, hạn chế việc huy động vốn, công tác kiểm tra, bảo dƣỡng hệ thống máy móc, thiết bị, kho bãi thƣờng xuyên đƣợc thực hiện. Do đó, các khoản chi phí nhƣ chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí khác giảm đáng kể (lần lƣợt giảm với tỷ lệ là 25,1%; 55,17% và 93,15%). Chính vì vậy, mà chỉ mới trong 06 tháng đầu năm 2013 thì lợi nhuận trƣớc thuế của công ty đã tăng từ 12,28 tỷ đồng lên tới 15,15 tỷ đồng (tăng 2,86 tỷ đồng, tƣơng đƣơng tăng 23,35% so với 6 tháng đầu năm 2012).

Nhìn chung, tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm qua đạt kết quả khá tốt. Doanh thu bán hàng liên tục tăng kéo theo lợi nhuận tăng. Đây là điều kiện thuận lợi để công ty có thể phát triển mạnh hơn trong tƣơng lai.

Bảng 3.1. Khái quát kết quả kinh doanh của công ty trong 02 năm (2010 - 2012)

ĐVT: đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011

Giá trị % Giá trị % 1.DT thuần từ BH và CCDV 386.823.192.918 585.476.792.254 698.048.951.261 198.653.599.336 51,36 112.572.159.007 19,23 2.Giá vốn hàng bán 350.838.897.546 546.754.067.301 652.996.133.157 195.915.169.755 55,84 126.242.065.856 19,43 3.Lợi nhuận gộp 35.984.295.372 38.722.724.953 45.052.818.104 2.738.429.581 7,61 6.330.093.151 16,35 4.Doanh thu từ HĐTC 5.591.234.164 11.853.409.930 12.418.542.046 6.262.175.766 112,00 565.132.116 4,77 5.Chi phí tài chính 6.229.023.181 14.044.283.226 16.483.221.725 7.815.260.045 125,47 2.438.938.499 17,37 6.Chi phí BH 4.031.316.593 6.307.594.356 7.424.576.991 2.276.277.763 56,46 1.116.982.635 17,71 7.Chi phí QLDN 6.648.639.168 4.387.948.570 3.251.949.568 -2.260.690.598 -34,00 -1.135.999.002 -25,89 8.Lợi nhuận từ HĐKD 24.666.550.594 25.836.308.731 30.311.611.866 1.169.758.137 4,74 4.475.303.135 17,32 9.Thu nhập khác 1.109.990.271 2.700.059.176 3.271.411.416 1.590.068.905 143,25 571.352.240 21,16 10.Chi phí khác 627.391.674 667.978.664 737.099.292 40.586.990 6,47 69.120.628 -10,35 11.Lợi nhuận khác 482.598.597 2.032.080.512 2.534.312.124 1.549.481.915 321,07 502.231.612 24,72

12.Tổng lợi nhuận trƣớc thuế 25.149.149.191 27.868.389.243 32.845.923.990 2.719.240.052 10,81 4.977.534.747 17,86

13.Thuế TNDN 6.287.287.297 7.217.097.311 8.211.480.998 679.810.014 10,81 1.244.383.687 17,86

14.Lợi nhuận sau thuế 18.861.861.894 20.901.291.932 24.634.444.993 2.039.430.038 10,81 3.733.151.060 17,86

Bảng 3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh 06 tháng đầu năm 2013

ĐVT: đồng

( Nguồn: Phòng Kế toán - Tài chính công ty TNHH MTV Nông nghiệp Cờ Đỏ

Chỉ tiêu 6T/2012 6T/2013 Chênh lệch 6T2013/6T2012 Giá trị % 1.DT thuần từ BH và CCDV 227.391.185.316 261.074.481.039 33.683.295.723 14,81 2.Giá vốn hàng bán 206.770.142.196 239.897.290.706 33.127.148.510 16,02 3.Lợi nhuận gộp 20.621.043.120 21.177.190.333 556.147.213 2,70 4.Doanh thu từ HĐTC 4.744.393.487 3.183.007.254 -1.561.386.233 -32,91 5.Chi phí tài chính 7.129.017.504 5.339.970.312 -1.789.047.192 -25,10 6.Chi phí BH 3.678.772.513 1.649.043.546 -2.029.728.967 -55,17 7.Chi phí QLDN 2.622.337.033 2.899.433.388 277.096.355 10,57 8.Lợi nhuận từ HĐKD 11.935.309.557 14.471.750.341 2.536.440.784 21,25 9.Thu nhập khác 657.708.910 702.165.512 44.456.602 6,76 10.Chi phí khác 308.930.745 21.164.092 -287.766.653 -93,15 11.Lợi nhuận khác 348.778.165 681.001.420 3.32.223.255 95,25

12.Tổng lợi nhuận trƣớc thuế 12.284.087.722 15.152.751.761 2.868.664.039 23,35

13.Thuế TNDN 3.071.021.931 3.788.187.940 717.166.010 23,35

Chƣơng 4

THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN NÔNG NGHIỆP CỜ ĐỎ 4.1. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH MTV NÔNG NGHIỆP CỜ ĐỎ

4.1.1. Số lƣợng lao động của Công ty

Số lƣợng lao động trong doanh nghiệp là những ngƣời đã đƣợc ghi vào danh sách của doanh nghiệp theo những hợp đồng dài hạn hay ngắn hạn do doanh nghiệp quản lý và sử dụng do doanh nghiệp trả thù lao lao động. Số lƣợng lao động là chỉ tiêu phản ánh tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp và là cơ sở để tính một số chỉ tiêu khác nhƣ năng suất lao động, tiền lƣơng. Trƣớc tiên, ta xem xét sự thay đổi về số lƣợng nhân sự của công ty trong giai đoạn từ năm 2010 đến 06 tháng đầu năm 2013.

Bảng 4.1 Số lƣợng nhân sự công ty giai đoạn từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013

ĐVT: Người

CHỈ TIÊU Số lƣợng lao động

2010 2011 2012 6T/2013

1. Lao động quản lý 23 24 24 24

2. Lao động chuyên môn, kỹ thuật 63 66 67 67

3. Lao động sản xuất, kinh doanh 87 92 94 94

TỔNG SỐ 173 182 185 185

(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính)

Nhìn vào bảng 4.1 ta thấy, tổng số nhân sự của công ty năm 2010 là 173 ngƣời, đến năm 2011 là 182 ngƣời, tức tăng 09 ngƣời so với năm 2010. Đến năm 2012 thì tổng số nhân sự của công ty là 185 ngƣời, tăng 03 ngƣời so với năm 2011 và số lƣợng nhân sự này vẫn đƣợc giữ nguyên đến 06 tháng đầu năm 2013. Năm 2010 là năm công ty chuyển đổi sang mô hình công ty TNHH MTV nên công ty có nhiều thay đổi, chú trọng việc mở rộng sản xuất kinh doanh, nhu cầu về lƣợng lao động ở các bộ phận công ty tăng lên để đáp ứng cho công việc. Mặt khác, vào thời điểm cuối năm 2010, công ty đã ký kết đƣợc thêm nhiều hợp đồng sản xuất lúa gạo phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc và nhu cầu xuất khẩu. Vì vậy, năm 2011, công ty đã tuyển thêm 09 nhân sự phân bổ cho các bộ phận khác nhau. Đến năm 2012, tình hình hoạt

động sản xuất của công ty đã đi vào chiều hƣớng ổn định nên công ty chỉ tuyển thêm 03 nhân sự, chủ yếu là các lao động trẻ, phục vụ cho công tác lao động sản xuất và chuyên môn kỹ thuật. Và số lƣợng lao động này không thay đổi đến 06 tháng đầu năm 2013.

Cụ thể, số lƣợng nhân sự quản lý của công ty năm 2010 là 23 ngƣời và đến năm 2011 thì chỉ tăng lên 01 ngƣời. Số lƣợng nhân sự quản lý này đƣợc ổn định đến năm 2013. Số lƣợng lao động chuyên môn, kỹ thuật của công ty năm 2010 là 63 ngƣời và đến năm 2011 là 66 ngƣời, tức tăng lên 03 ngƣời so với năm 2010. Đến 06 tháng đầu năm 2013 thì tổng số lƣợng nhân sự chuyên môn, kỹ thuật chỉ tăng lên 01 ngƣời so với năm 2011. Sự thay đổi nhân sự của công ty thay đổi nhiều nhất là lao động sản xuất, kinh doanh. Cụ thể, lao động sản xuất kinh doanh năm 2010 là 87 ngƣời và đến 06 tháng đầu năm 2013 là 94 ngƣời, tức tăng 7 ngƣời so với năm 2010.

Nhƣ vậy, trong giai đoạn từ năm 2010 đến 06 tháng đầu năm 2013, tổng số nhân sự của công ty chỉ tăng lên 12 ngƣời, số lƣợng nhân sự tăng rất ít. Điều này chứng tỏ rằng, cơ cấu nhân sự của công ty tƣơng đối ổn định nên không có sự thay đổi lớn về số lƣợng nhân sự.

4.1.2. Cơ cấu lao động của Công ty

4.1.2.1. Đánh giá cơ cấu lao động theo giới tính

Nhìn vào hình 4.1 ta thấy có sự chênh lệch rất lớn giữa lao động nam và nữ trong cơ cấu lao động của công ty trong giai đoạn từ năm 2010 đến 06 tháng đầu năm 2013, số lƣợng lao động nữ chỉ bằng 1/3 số lƣợng lao động nam. Cụ thể, nam luôn chiếm một tỷ lệ trên 73% trên tổng số lao động của công ty trong khi nữ chỉ chiếm một tỷ lệ cao nhất là 27,57% vào năm 2012. Trong giai đoạn này, mặc dù số lƣợng lao động của công ty có tăng lên nhƣng tỷ lệ tăng của lao động nữ không đáng kể. Số lao động nam chiếm một tỷ lệ cao hơn nữ nhƣ trên đối với công ty là điều hoàn toàn hợp lý. Bởi vì, ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty là nông nghiệp, đ i hỏi phải có một đội ngũ chuyên môn kỹ thuật nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật vào canh tác và nuôi trồng. Bên cạnh đó, việc quản lý các kho lúa gạo, vận chuyển sản phẩm từ nơi sản xuất đến kho lƣu trữ đ i hỏi ngƣời lao động phải có sức khỏe, thƣờng xuyên kiểm tra, giám sát và phải làm việc trong môi trƣờng khói bụi, phân bón hóa học, thuốc trừ sâu. Chính vì vậy, việc sử dụng nhiều lao động nam hơn nữ là phù hợp với tính chất công việc, đảm bảo việc thực hiện công việc thuận tiện, dễ dàng và hiệu quả hơn.

73,99 % 26,01 % Năm 2010 72,53% 27,47% Năm 2011 Nam Nữ 72,43 % 27,57 % 2012 72,43 % 27,57 % 6T/2013

Hình 4.1. Cơ cấu nhân sự theo giới tính

Đi vào phân tích cụ thể hơn về cơ cấu lao động thay đổi trong 3 năm

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp hoàn thiện nguồn nhân lực của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông nghiệp cờ đỏ (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)