PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp hoàn thiện nguồn nhân lực của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông nghiệp cờ đỏ (Trang 32)

5. Nội dung và kết quả đạt đƣợc:

2.2.PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu

Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp qua các báo cáo tổng kết tình hình sử dụng lao động, tình hình sản xuất kinh doanh, báo cáo tài chính chủ yếu trong 3 năm 2010, 2011, 2012 và 06 tháng đầu năm 2013 của công ty TNHH MTV Nông nghiệp Cờ Đỏ. Ngoài ra, sử dụng số liệu sơ cấp thu đƣợc từ việc phỏng vấn nhân viên tại công ty thông qua bảng câu hỏi.

Bên cạnh đó, thông tin, số liệu c n đƣợc thu thập, tổng hợp trực tiếp trên websites của Công ty, sách, báo, tạp chí và mạng internet….để phục vụ cho đề tài.

2.2.2. Phƣơng pháp phân tích số liệu

Đề tài sử dụng chủ yếu các phƣơng pháp thống kê mô tả, so sánh (tƣơng đối và tuyệt đối) và sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để phân tích các số liệu sơ cấp thu thập đƣợc.

2.2.2.1. Phương pháp so sánh

- Sử dụng phƣơng pháp so sánh tuyệt đối: là hiệu số của hai chỉ tiêu (chỉ tiêu phân kỳ và chỉ tiêu cơ sở) để đánh giá mức độ tăng giảm của các chỉ tiêu và đƣa ra những kết luận nhận xét.

Số tuyệt đối là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh quy mô, khối lƣợng của sự kiện. Tác động của so sánh: phản ánh tình hình thực hiện kế hoạch, sự biến động về quy mô, khối lƣợng.

Tăng (+) giảm (-) tuyệt đối = Chỉ tiêu thực hiện – Chỉ tiêu kế hoạch

Ví dụ như: chênh lệch tuyệt đối DT bán hàng và cung cấp dịch vụ của năm 2011 so với 2010 = DT 2011 – DT 2010 hoặc giá trị tuyệt đối của NSLĐ năm 2011 so với 2010 = NSLĐ 2011 – NSLĐ 2010

- Sử dụng phƣơng pháp so sánh tƣơng đối: là tỷ lệ phần trăm của chỉ tiêu phân tích với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ chênh lệch của các chỉ tiêu so sánh và chỉ tiêu gốc để đánh giá và kết luận về tốc độ tăng trƣởng.

Ví dụ như: giá trị tƣơng đối (%) của chỉ tiêu NSLĐ của năm 2011 so với năm 2010 = (giá trị chênh lệch tuyệt đối của NSLĐ năm 2011 so với năm 2010) / NSLĐ 2010 x 100%

2.2.2.2. Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả (Descriptive statistic) là quá trình thu thập, tổng hợp là xử lý số liệu để biến dữ liệu thành thông tin.

Thống kê mô tả qua việc sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để đánh giá mức độ hài l ng của ngƣời lao động đối với các yếu tố đo lƣờng: Các đại lƣợng thống kê mô tả chỉ đƣợc tính đối với các biến định lƣợng. Nếu tính các biến định tính thì kết quả sẽ không có ý nghĩa. Các đại lƣợng thống kê mô tả thƣờng đƣợc dùng: trung bình cộng (mean), tổng cộng (sum), độ lệch chuẩn (std. Deviation), giá trị nhỏ nhất (minimum), giá trị lớn nhất (maximum), sai số chuẩn khi ƣớc lƣợng trị trung bình (SE mean). Trong đề tài này khoảng cách đƣợc chọn để phân tích là Likert 5 mức độ, và ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối với thang đo khoảng trong phân tích thống kê mô tả đƣợc tính nhƣ sau:

Giá trị khoảng cách = (giá trị lớn nhất – giá trị nhỏ nhất)/ n = (5-1)/5 = 0,8 Bảng 2.1. Ý nghĩa trung bình đối với từng thang đo

(Nguồn:TS. Lưu Thanh Đức Hải, bài giảng Nghiên cứu Marketing)

Giá trị trung bình Ý nghĩa

1,00 – 1,80 Rất không đồng ý/Rất không hài l ng/Rất không quan trọng

1,81 – 2,60 Không đồng ý/Không hài l ng/ Không quan trọng

2,61 – 3,40 Không ý kiến/Trung bình/Bình thƣờng

3,41 – 4,20 Đồng ý/ Hài l ng/ Quan trọng

Chƣơng 3

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN NÔNG NGHIỆP CỜ ĐỎ

3.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH MTV NÔNG NGHIỆP CỜ ĐỎ

- Tên công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nông Nghiệp Cờ Đỏ.

- Tên giao dịch quốc tế: CODO AGRICULTURE COMPANY LIMITED - Tên viết tắt: COAGRICO Ltd.

- Địa chỉ: Ấp 1, Xã Thạnh Phú, Huyện Cờ Đỏ, Thành Phố Cần Thơ. - Vốn điều lệ: 68.286.877.594 (VNĐ)

- Email: adslcodofarm@vnn.vn

- Website: www.codofarm.com

- Fax: 0710.3865503 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chế độ kế toán: Công ty áp dụng chế độ kế toán Doanh Nghiệp. - Hình thức kế toán: Chứng từ ghi sổ

- Ngƣời đại diện theo pháp luật hiện nay: Ông Hồ Minh Khải.

3.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Ngày 25/01/1977 Nông Trƣờng Quốc Doanh Cờ Đỏ đƣợc thành lập dựa trên Quyết Định của Bộ Nông Nghiệp do đồng chí Trần Tấn Nhan làm giám đốc.

Giai đoạn 10 năm đầu (1977 - 1987) chủ yếu là sản xuất lúa mùa nổi một vụ. Nông trƣờng chịu ảnh hƣởng của nền kinh tế tập trung bao cấp, việc đƣa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất c n hạn chế, sản xuất lùa mùa nổi năng suất c n bấp bênh, lệ thuộc rất nhiều vào thời tiết nên hiệu quả sản xuất chƣa cao. Mặc khác trong v ng 10 năm mà phải chuyển đổi qua 5 cơ quan chủ quản nên phần nào gặp khó khăn do công tác quản lý, điều hành.

Giai đoạn 1987 – 2006 có nhiều mốc sự kiện gắn liền với sự đổi mới và phát triển của Nông trƣờng.

- Tháng 4/1987 – 1991, Bộ Nông nghiệp chuyển giao Nông trƣờng Cờ Đỏ về cho tỉnh Hậu Giang (cũ) quản lý từng bƣớc xóa bỏ cơ chế tập trung bao cấp, chuyển sang cơ chế khoán cho hộ sản xuất.

- Năm 1992 tỉnh Hậu Giang đƣợc tách ra thành 2 tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng. Ngày 31/10/1992 tỉnh Cần Thơ ra quyết định số 1108/QĐ-UBT.92 thành lập Doanh nghiệp nhà nƣớc Nông Trƣờng Cờ Đỏ với chức năng nhiệm vụ là sản xuất, kinh doanh đồng thời đảm nhiệm về mặt văn hóa xã hội, an ninh quốc ph ng trong Nông trƣờng. Năm 1995, sáp nhập Nông trƣờng huyện Thốt Nốt vào Nông trƣờng Cờ Đỏ theo quyết định số 560/QĐ – UBT.95

- Năm 2002, bộ máy lãnh đạo Nông trƣờng đƣợc sắp xếp, đồng chí Nguyễn Văn Đồng đƣợc điều động về làm giám đốc.

- Năm 2004, đồng chí Nguyễn Bá Cƣờng làm giám đốc. Nông Trƣờng không ngừng phát triển, hiệu quả sản xuất liên tục tăng lên. Giai đoạn 2007 – 2010 là giai đoạn chuyển đổi và phát triển mạnh mẽ nhất.

- Năm 2007, Việt Nam gia nhập tổ chức Thƣơng mại thế giới WTO. Thực hiện quyết định số 88/TTg ngày 20/04/2006 của Thủ tƣớng chính phủ về chuyển đổi Nông trƣờng Cờ Đỏ thành công ty Nông nghiệp Cờ Đỏ. Hoạt động sản xuất kinh doanh bƣớc sang trang mới, tập trung chủ yếu vào sản xuất, kinh doanh, với loại lúa thơm đặc sản chất lƣợng cao là cây trồng chính nhằm nâng cao năng suất, ứng dụng khoa học kỹ thuật, mở rộng thị trƣờng. Hoàn thiện bộ máy quản lý tài chính, tài sản công, nâng cao chất lƣợng nhân sự, khoán tiền công, khen thƣởng cũng nhƣ kỷ luật thật hợp lý.

- Năm 2010 Từ công ty Nông nghiệp Cờ Đỏ chuyển đổi hình thức hoạt động thành công ty TNHH MTV Nông nghiệp Cờ Đỏ theo Quyết định số 1739/QĐ-UBND ngày 30/06/2010. Căn cứ theo Nghị định của chính phủ số 25/2010/NĐ-CP ngày 19/03/2010.

3.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC 3.3.1 Các ph ng ban 3.3.1 Các ph ng ban

Ban Quản lý điều hành:

Ban quản lý điều hành của Công ty gồm có một Giám đốc, hai Phó Giám đốc, Kế toán trƣởng công ty, trƣởng các Ph ng nghiệp vụ, Đội trƣởng các đội sản xuất của công ty.

Các phòng ban:

- Phòng Tổ chức – Hành chính: có chức năng tham mƣu, giúp Giám Đốc quản lý các công việc hành chính của công ty cũng nhƣ chỉ đạo thực hiện tốt các nghiêp vụ về công tác tổ chức cán bộ ,các chế độ tiền lƣơng, tiền thƣởng, các khoản trích theo lƣơng nhƣ BHXH, BHYT, KPCĐ của toàn bộ công nhân viên công ty.

- Phòng Kế toán - Tài chính : có chức năng lập kế hoạch tài chính và kế hoạch vay vốn hàng năm, quyết toán tài chính định kỳ, theo dõi, kiểm tra các khoản thu, chi trong đơn vị trƣớc khi trình BGĐ phê duyệt. Thực hiện chế độ BCTC theo đúng quy định của BTC, kiểm tra, giám sát quá trình nhập, xuất khonguyên liệu, vật tƣ, thành phẩm,... Yêu cầu các bộ phận, cá nhân liên quan cung cấp đầy đủ chứng từ, hồ sơ thanh quyết toán theo quy định của Luật kế toán.

- Phòng quản l xây dựng Tài nguyên – Môi trường: Quản lý việc đầu tƣ hạ tầng kỹ thuật, xây dựng các công trình phục vụ sản xuất, công trình giao thông thủy lợi,…

- Phòng kinh doanh chế biến lương thực: trực tiếp chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động bán hàng, chủ yếu là các mặt hàng chế biến, lập kế hoạch kinh doanh, liên hệ với khách hàng nhằm đạt mục tiêu về doanh số, thị phần,…

Gồm các bộ phận:

+ Bộ phận văn ph ng nghiệp vụ: Lái xe, bảo vệ,…

+ Bộ phận sản xuất, chế biến: Quản đốc, kiểm phẩm, thủ kho, kỹ thuật,…

+ Bộ phận các nhà máy: 6 nhà máy thuộc 2 huyện Thới Lai và Cờ Đỏ. + Bộ phận nghiệp vụ xuất khẩu, xúc tiến thƣơng mại: Bán hàng, giới thiệu sản phẩm, lập chứng từ hàng xuất , giao nhận hàng xuất khẩu,…

- Phòng kinh doanh dịch vụ – sản xuất nông nghiệp: trực tiếp chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động sản xuất nông nghiệp, bán hàng, cung cấp dịch vụ nông nghiệp, lập kế hoạch kinh doanh, liên hệ với khách hàng nhằm đạt mục tiêu về doanh số, thị phần,…

+ Đội dịch vụ – sản xuất nông nghiệp ( số 1, số 2, số 3): các tổ sản xuất, câu lạc bộ sản xuất lúa, nhà máy, sân phơi, l xấy, kho phân bón, nông dƣợc, nhiên liệu,…

+ Trại giống nông nghiệp: Sản xuất lúa giống chuyên chủng, giống heo, b , thủy sản, …

+ Bộ phận ứng dụng khoa học công nghệ: Ph ng thí nghiệm, nhà lƣới, trại giống. Quản lý chất lƣợng cây, con giống và sản phẩm.

3.3.2. Sơ đồ tổ chức

P.GIÁM ĐỐC P.GIÁM ĐỐC Phòng quản lý X.dựng TN – MT Phòng quản lý T.chính – Kế toán Phòng Tổ chức – Hành chính Phòng K.doanh CB – LT Phòng K.doanh DV – SXNN Bộ phận văn ph ng nghiệp vụ Bộ phận SX, CB (NM TT) Bộ phận các nhà máy Bộ phận nghiệp vụ XK, XT TM (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lái xe Quản đốc Thới Lai Bán hàng, giới thiệu sản phẩm Bảo vệ Kiểm phẩm Cờ đỏ Chứng từ hàng xuất Thủ kho Kỹ thuật Giao nhận hàng xuất khẩu Đội DV – SXNN số 1 Đội DV – SXNN số 2 Đội DV – SXNN số 3 Trại giống N.nghiệp BP ứng dụng KHCN - 02 tổ sản xuất và các câu lạc bộ sản xuất lúa. - Nhà máy, kho tàng, sân phơi, l sấy cụm kinh 1. - Kho phân bón, nông dƣợc, nhiên liệu kinh 1. - 03 tổ sản xuất và các câu lạc bộ sản xuất lúa. - Nhà máy, kho tàng, sân phơi, l sấy cụm kinh 4. - Kho phân bón, nông dƣợc, nhiên liệu kinh 4. - 02 tổ sản xuất và các câu lạc bộ sản xuất lúa. - Kho tàng, sân phơi, l sấy cụm kinh 7. - Kho phân bón, nông dƣợc, kinh 7. - Sản xuất lúa giống nguyên chủng &XN. - Giống heo, bò. - Giống thủy sản. - Trại Tôm, cá giống kinh 4. - Kho tàng, sân phơi, l sấy lúa giống.

- Phòng TN, nhà lƣới, trại giống SNC. - Ứng dụng KHCN. - Quản lí chất lƣợng cây con giống và sản phẩm.

3.4. NGÀNH NGHỀ KINH DOANH

Công ty kinh doanh trong lĩnh vực Sản xuất Nông nghiệp và Chế biến lƣợng thực. Với các ngành nghề kinh doanh nhƣ sau:

- Trồng trọt. - Chăn nuôi.

- Buôn bán gạo (kinh doanh lƣơng thực).

- Buôn bán thực phẩm (kinh doanh thực phẩm). - Chế biến lƣợng thực, thực phẩm.

- Sản xuất thức ăn cho gia súc, gia cầm và thủy sản.

- Buôn bán máy móc, thiết bị và phụ tùng máy nông nghiệp (kinh doanh vật tƣ nông nghiệp, máy móc phục vụ sản xuất).

- Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp. - Vận tải đƣờng thủy nội địa.

3.5. TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 3.5.1 Thành tựu 3.5.1 Thành tựu

Giai đoạn 10 năm đầu (1977 - 1987) chủ yếu là sản xuất lúa mùa nổi 1 vụ (năm 1979 – 1980 có chuyển đổi 400ha sang lúa hai vụ) năng suất thấp từ 1,2 – 1,5 tấn/ha/năm. Tuy nhiên có năm giao nộp Nhà nƣớc 4.000 tấn lúa, đƣợc ngành nông nghiệp đánh giá cao.

- Giai đoạn 1987 – 1991: Nông trƣờng chuyển đổi trên 5.000ha từ lúa mùa 1 vụ sang lúa cao sản 2 vụ, năng suất bình quân gia tăng 7 – 8 tấn/ha/năm, sản lƣợng tăng 7 - 8 lần so với đầu kỳ. Năm 1990 sản lƣợng đạt trên 35.000 tấn/ năm.

- Năm 1992 sản lƣợng tiếp tục tăng lên 9- 10 tấn/ha/năm. Năm 1993 là 40.000 tấn/năm, đến năm 1996 là 60.000 tấn.

- Từ năm 2004 - 2007: lợi nhuận trƣớc thuế lên đến 3 – 3,5 tỷ đồng/năm. Trong nhiều năm liền đƣợc xếp là Doanh nghiệp loại A. Ngoài ra, về lĩnh vực văn hóa xã hội, y tế, nghệ thuật, TDTT, an ninh quốc ph ng cũng gặt hái đƣợc nhiều thành tựu đáng kể.

- Năm 2008 - 2009: Công ty liên tục vƣợt chỉ tiệu kế hoạch lợi nhuận đƣợc phê duyệt từ đầu năm (lợi nhuận trƣớc thuế là 21,06 tỷ đồng, đạt 129,9% kế hoạch đề ra). Tiếp tục vận hành hệ thống quản lý chất lƣợng ISO 9001/2000. Cuối năm 2009 đƣợc tổ chức Intertex đánh giá cao, nên đã hỗ trợ

đắc lực trong việc điều hành, quản lý việc kinh doanh của công ty trong xu thế cạnh tranh.

- Năm 2010: Mọi hoạt động của công ty sau khi chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên Nông nghiệp Cờ Đỏ đã đi vào nề nếp và ổn định h a nhập vào thị trƣờng chung. Lợi nhuận trƣớc thuế là 25,14 tỷ đồng, tăng 120,8% so với kế hoạch.

- Năm 2011: Trong điều kiện khó khăn chung do hậu quả tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tình hình công ty vẫn phát triển ổn định, kết quả thu đƣợc đều vƣợt các chỉ tiêu đề ra trong kế hoạch năm. Cụ thể, lợi nhuận trƣớc thuế lên đến 28,86 tỷ (tăng 168,3 % so với kế hoạch).

- Năm 2012: Mặc dù chịu ảnh hƣởng trƣớc sự sụt giả giá nông sản và sự biến động của tình hình xuất khẩu nhƣng công ty vẫn ổn định doanh thu và đạt đƣợc lợi nhuận cao hơn năm 2011. Đặc biệt, lợi nhuận trƣớc thuế lên đến 33,21% (tăng 215,7% so với kế hoạch).

3.5.2. Một số vấn đề tồn tại

- Công ty chƣa có kinh nghiệm và cơ hội nghiên cứu, khai thác các bƣớc sóng của giá cả thị trƣờng để chủ động phát huy các lợi thế có thể sinh lợi đột biến, nhƣ việc trữ hàng chờ cơ hội giá bán tăng cao làm tăng hiệu quả kinh tế cho công ty.

- Công tác tìm đối tác, khách hàng, thị trƣờng c n nhiều hạn chế nên việc xuất khẩu gạo trực tiếp không ký đƣợc hợp đồng nào lớn, phần lớn tất cả chỉ thực hiện các chỉ tiêu của Hiệp hội giao.

- Ngành chế biến lƣơng thực chƣa quan tâm đến thị trƣờng nội địa, đây là thị trƣờng tiềm năng và thực hiện mục tiêu quảng bá Thƣơng hiệu công ty.

- Ảnh hƣởng của thay đổi khí hậu, dịch heo tai xanh, giá nông sản thực phẩm nhiều lúc quá sát giá thành, khiến lợi nhuận không cao, nhà nƣớc chƣa có chính sách cụ thể khuyến khích khi có biến động giá.

- Việc phân phối tiền lƣơng, cơ chế trả lƣơng cho ngƣời lao động tại công ty 100% vốn nhà nƣớc hạn chế rất lớn đến huy động nguồn nhân lực, chất lƣợng lao động và phát huy tính chủ động sáng tạo trong lao động sản xuất.

- Khi công ty sản xuất và tiêu thụ nhiều sản phẩm thì chi phí bán hàng và giá vốn bán hàng cũng tăng lên do các khoản chi phí dùng để mua nguyên liệu đầu vào và chi phí vận chuyển bốc xếp, phí bán hàng (huê hồng cho thƣơng lái) tăng theo thời giá thị trƣờng.

- Lãi phải trả từ các khoản vay Ngân hàng để đầu tƣ cho việc mở rộng dây chuyền sản xuất làm tăng chi phí tài chính của công ty.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp hoàn thiện nguồn nhân lực của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông nghiệp cờ đỏ (Trang 32)