Quy trình kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn (Trang 32)

5. Bố cục của luận văn

1.2.5.Quy trình kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp

Quy trình kiểm tra thuế hiện nay ở Việt Nam thực hiện theo Quyết định số 528/QĐ/TCT của Tổng cục trƣởng Tổng cục Thuế ngày 29/5/2008. Theo đó, việc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

kiểm tra thuế có thể thực hiện tại trụ sở cơ quan thuế hoặc trụ sở ngƣời nộp thuế. Cụ thể nhƣ sau:

1.2.5.1. Quy trình kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế

Quy trình kiểm tra tại trụ sở CQT gồm hai bƣớc

Bƣớc 1: Đối chiếu hồ sơ khai thuế

Công chức thuế thực hiện việc kiểm tra nội dung kê khai trong hồ sơ thuế, đối chiếu cơ sở dữ liệu của NNT có liên quan về NNT, so sánh với dữ liệu của NNT cùng ngành nghề, mặt hàng kinh doanh để phân tích, đánh giá tính tuân thủ hoặc phát hiện các trƣờng hợp khai chƣa đầy đủ dẫn tới việc thiếu thuế hoặc trốn thuế, gian lận thuế.

Sau khi kiểm tra, công chức thuế xác nhận kết quả kiểm tra thuế vào hồ sơ thuế theo một trong các trƣờng hợp sau:

Đối với hồ sơ khai đầy đủ nội dung trong hồ sơ và đảm bảo tính đầy đủ, chính xác của các thông tin, tài liệu trong hồ sơ thuế, không có dấu hiệu vi phạm thì chấp nhận.

Trƣờng hợp phát hiện trong hồ sơ chƣa đủ tài liệu theo quy định hoặc chƣa khai đầy đủ các chỉ tiêu theo quy định thì CQT thông báo cho NNT biết để hoàn chỉnh hồ sơ. Đối với trƣờng hợp nhận hồ sơ trực tiếp tại CQT, công chức thuế tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thông báo, hƣớng dẫn trực tiếp cho ngƣời nộp hồ sơ. Đối với trƣờng hợp tiếp nhận hồ sơ qua đƣờng bƣu chính hoặc thông qua giao dịch điện tử, CQT phải ra thông báo bằng văn bản trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.

Đối với hồ sơ cần đƣợc làm rõ thì ghi rõ nội dung để kiểm tra tiếp.

Bƣớc 2: Kiểm tra để làm rõ nội dung cần bổ sung trong hồ sơ thuế

Trƣờng hợp qua kiểm tra, đối chiếu, so sánh, phân tích xét thấy có nội dung khai chƣa đúng, số liệu khai không chính xác hoặc có những nội dung cần xác minh liên quan đến số tiền thuế phải nộp số tiền thuế đƣợc miễn, số tiền thuế đƣợc giảm, số tiền thuế đƣợc hoàn. CQT ra thông báo bằng văn bản đề nghị NNT giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu.

1.2.5.2. Kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế

Quy trình kiểm tra tại trụ sở NNT gồm 4 bƣớc đƣợc thể hiện nhƣ sau:

Bƣớc 1: Chuẩn bị kiểm tra

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Việc kiểm tra thuế tại trụ sở NNT chỉ đƣợc thực hiện khi có quyết định kiểm tra thuế tại trụ sở NNT. Quyết định kiểm tra thuế tại trụ sở NNT do thủ trƣởng cơ quan thuế ban hành.

Thu thập thêm thông tin về NNT phục vụ công tác kiểm tra. Chuẩn bị nhân sự và các tài liệu cần thiết để tiến hành kiểm tra.

Bƣớc 2: Tiến hành kiểm tra

Thông báo quyết định kiểm tra.

Chậm nhất là 5 ngày làm việc kể từ ngày ký quyết định, quyết định kiểm tra thuế tại trụ sở NNT phải đƣợc gửi cho NNT.

Trong trƣờng hợp 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đƣợc quyết định kiểm tra thuế hoặc trƣớc thời điểm kiểm tra tại trụ sở NNT mà NNT chứng minh đƣợc với CQT số thuế đã khai là đúng hoặc nộp đủ số tiền thuế phải nộp theo quy định của cơ quan thuế, thì thủ trƣởng CQT ra quyết định bãi bỏ quyết định kiểm tra thuế.

Tiến hành kiểm tra thực tế tài liệu liên quan đến tính thuế

Việc kiểm tra theo quyết định kiểm tra thuế phải đƣợc tiến hành chậm nhất là 10 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành quyết định. Khi bắt đầu có quyết định kiểm tra thuế, trƣởng đoàn kiểm tra thuế có trách nhiệm công bố quyết định kiểm tra thuế và giải thích nội dung quyết định kiểm tra cho đối tƣợng kiểm tra. Trƣờng hợp khi nhận đƣợc quyết định kiểm tra, NNT đề hoãn thời gian tiến hành kiểm tra thì phải có văn bản gửi CQT nêu rõ lý do và thời gian hoãn để xem xét quyết định. Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận đƣợc văn bản đề nghị hoãn thời gian kiểm tra, CQT thông báo cho NNT biết về việc chấp nhận hay không chấp nhận việc hoãn thời gian kiểm tra.

Trong quá trình thực hiện quyết định kiểm tra, đoàn kiểm tra thực hiện việc đối chiếu nội dung trong hồ sơ thuế đối với sổ kế toán, chứng từ kế toán, báo cáo tài chính, các tài liệu có liên quan, tình trạng thực tế trong phạm vi nội dung của quyết định kiểm tra thuế.

Trƣờng hợp xét thấy cần thiết phải tạm giữ tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế, trƣởng đoàn kiểm tra báo cáo bằng văn bản để ngƣời ra quyết định kiểm tra quyết định áp dụng biện pháp tạm giữ tài liệu, tang vật liên quan tới hành vi vi phạm đó.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Lập biên bản kiểm tra

Biên bản kiểm tra phải đƣợc lập theo đúng mẫu và đƣợc ký trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra.

Công bố biên bản kiểm tra

Biên bản kiểm tra phải đƣợc công bố công khai trƣớc đoàn kiểm tra, NNT đƣợc kiểm tra. Biên bản kiểm tra đƣợc trƣởng đoàn và NNT ký vào từng trang, đóng dấu của NNT (nếu có).

NNT đƣợc quyền nhận biên bản kiểm tra thuế, yêu cầu giải thích nội dung biên bản kiểm tra và bảo lƣu ý kiến trong biên bản kiểm tra thuế.

Bƣớc 4: Xử lý kết quả kiểm tra

Chậm nhất là 5 ngày làm việc kể từ ngày kể từ ngày ký biên bản kiểm tra với NNT, trƣởng đoàn kiểm tra phải báo cáo với ngƣời ra quyết định kiểm tra thuế về kết quả kiểm tra. Trƣờng hợp kết quả kiểm tra dẫn đến xử lý về thuế, xử phạt vi phạm hành chính thì trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày ký biên bản, thủ trƣởng CQT phải ra quyết định xử lý thuế, xử phạt vi phạm hành chính. NNT có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử lý kết quả kiểm tra về thuế.

Trƣờng hợp mức xử phạt đối với hành vi vi phạm của NNT vƣợt quá thẩm quyền xử phạt của ngƣời ra quyết định kiểm tra thuế, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày ký biên bản kiểm tra thuế, ngƣời ra quyết định kiểm tra có văn bản đề nghị ngƣời có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế và thông báo cho NNT biết.

Trƣờng hợp cơ quan thuế kiểm tra thuế mà phát hiện hành vi vi phạm về thuế, có dấu hiệu trốn thuế, gian lận về thuế thì trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày phát hiện, đoàn kiểm tra có trách nhiệm báo cáo thủ trƣởng cơ quan thuế để chuyển hồ sơ sang bộ phận thanh tra thuế và bổ sung vào kế hoạch thanh tra theo Luật Quản lý thuế.

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp

1.3.1. Nhân tố thuộc về môi trường bên trong

1.3.1.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức của quản lý thuế

Cơ cấu tổ chức bộ máy của cơ quan quản lý thuế có ảnh hƣởng không nhỏ tới công tác quản lý thuế nói chung và quản lý thuế TNDN nói riêng. Hoạt động kiểm tra thuế là một hoạt động khá phức tạp, nếu bộ phận kiểm tra thuế kiêm nhiệm nhiều chức năng quản lý dẫn đến không sát sao và chuyên môn hóa sâu vào công

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tác kiểm tra thuế TNDN thuộc khu vực mình quản lý. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng thất thoát nguồn thu cho NSNN hoặc lạm thu SNNN, làm giảm hiệu quả của công tác kiểm tra thuế.

Ngoài ra, cơ cấu tổ chức của cơ quan quản lý thuế cần phải hợp lý, tránh hiện tƣợng chồng chéo, dƣ thừa cán bộ thuế, tránh hiện tƣợng nhiều cán bộ thuế quản lý một sắc thuế sẽ đƣa ra một ý kiến khác nhau về công tác kiểm tra. Từ đó gây lãng phí chi phí cho công tác kiểm tra thuế TNDN, hiệu quả của công tác kiểm tra thuế TNDN giảm xuống.

1.3.1.2. Nguồn nhân lực trực tiếp làm công tác kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp

Nguồn nhân lực trực tiếp làm công tác kiểm tra thuế TNDN là nhân tố ảnh hƣởng đáng kế đến công tác kiểm tra, kiểm soát trong ngành thuế. Do công tác kiểm tra thuế là một kế hoạch mang tính dài hạn nên nếu cán bộ quản lý thuế có càng nhiều kinh nghiệm thì những sai sót trong công tác kiểm tra thuế càng giảm và ngƣợc lại bởi họ luôn nắm vững những thủ tục hành chính liên quan đến công tác kiểm tra thuế TNDN để hƣớng dẫn và giải đáp thắc mắc kịp thời cho NNT. Từ đó sẽ giảm thiểu đƣợc sai sót không đáng có trong quá trình kê khai và nộp thuế.

Mặt khác, kỹ năng phân tích các tài liệu kế toán, báo cáo tài chính hay chính là kỹ năng nghiệp vụ của cán bộ thuế cũng có tác động không nhỏ đến công tác kiểm tra thuế TNDN. Cán bộ quản lý thuế có kỹ năng nghiệp vụ tốt sẽ phát hiện đƣợc triệt để những sai sót của DN từ đó tận thu tối đa NSNN. Chất lƣợng của cán bộ thuế sẽ quyết định đến hiệu quả của công tác quản lý kiểm tra thuế, Vì vậy yêu cầu đối với ngành thuế là tuyển chọn đƣợc những cán bộ có năng lực và đạo đức tốt, phải liên tục tập huấn để nâng cao năng lực nghiệp vụ của cán bộ thuế và có sàng lọc để có đội ngũ cán bộ thuế có đạo đức, chuyên môn vững vàng.

Hơn nữa, chuyên môn hóa nguồn nhân lực cũng là yêu cầu tất yếu trong công tác kiểm tra thuế. Nếu có sự chuyên môn hóa, phân công công việc rõ ràng đối với cán bộ thuế thì sẽ hạn chế đƣợc sự chồng chéo trong công tác kiểm tra thuế, sẽ giảm ác cảm cho DN. Với sự chuyên môn hóa nguồn nhân lực, cán bộ thuế sẽ phát huy đƣợc tối đa lợi thế của mình trong từng công tác kiểm tra thuế từ đó sẽ loại bỏ đƣợc sự gian lận trong ngành thuế. Khi áp dụng chuyên môn hóa nguồn nhân lực trong công tác quản lý thuế sẽ giảm thiểu đƣợc phần lớn những tồn đọng của ngành thuế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 1.3.1.3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp

Công nghệ thông tin góp một phần không nhỏ trong công tác kiểm tra thuế. Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ thông tin là tất yếu trong công tác kiểm tra thuế. Với tốc độ phát triển chóng mặt của công nghệ thông tin, sẽ tạo ra bƣớc ngoặt quan trọng đối với công tác kiểm tra thuế nói chung và kiểm tra thuế TNDN nói riêng. Với những ứng dụng đó sẽ đơn giản hóa đƣợc quy trình kiểm tra thuế, hạn chế sự rƣờm rà, phức tạp trong quá trình quyết toán thuế, loại bỏ đƣợc những thủ tục hành chính lạc hậu, máy móc. Tạo điều kiện cho DN phát triển, từ đó hạn chế gian lận thuế, tăng nguồn thu cho công tác kiểm tra. Và ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra thuế TNDN là biện pháp giảm thiểu các thủ tục hành chính và giảm chi phí tiến hành công tác kiểm tra thuế TNDN hiệu quả nhất.

1.3.1.4. Công tác xây dựng kế hoạch chương trình kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp

Công tác xây dựng kế hoạch chƣơng trình kiểm tra thuế TNDN luôn đƣợc coi trọng nhằm tối thiểu hóa chi phí của công tác kiểm tra thuế đồng thời tối đa hóa hiệu quả thu đƣợc. Chƣơng trình, kế hoạch kiểm tra các sắc thuế nói chung và thuế TNDN nói riêng phải đƣợc xây dựng trên cơ sở sự phù hợp với yêu cầu thực tiễn và phù hợp với hoạt động kinh doanh của DN thì mới thu đƣợc hiệu quả cao.

Mặt khác do công tác xây dựng chƣơng trình kiểm tra thuế TNDN là cả một quá trình lâu dài và phải xây dựng phù hợp với thực tiễn. Nên nếu công tác này máy móc và quan liêu hay cán bộ ngành thuế triển khai xây dựng kế hoạch này dựa trên những văn bản pháp luật có sẵn và cứng nhắc thì sẽ gây ảnh hƣởng lớn đến công tác kiểm tra giám sát thuế, do những kế hoạch chƣơng trình kiểm tra thuế không theo kịp với tốc độ phát triển của nên kinh tế dẫn đến việc giảm thiểu nguồn thu NSNN và tạo ra nhiều kẽ hở để DN lách luật, gian lận thuế.

1.3.1.5. Quy trình kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp

Quy trình kiểm tra thuế TNDN là khâu quan trọng nhất của công tác kiểm tra. Nhƣng do quy trình kiểm tra thuế của nƣớc ta khá rƣờm rà và phức tạp nên đã gây ảnh hƣởng lớn đến công tác kiểm tra thuế, tổn thất một lƣợng chi phí đáng kể không cần thiết trong công tác này. Hơn nữa quy trình kiểm tra thuế rƣờm rà, phức tạp đã tạo ra môi trƣờng thuận lợi cho cán bộ ngành thuế ăn hối lộ, tham nhũng điều này

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

gây ra những tác động tiêu cực đến công tác quản lý thuế nói chung và thuế TNDN nói riêng, gây mất niềm tin của DN vào chính sách thuế và pháp luật hiện hành.

1.3.2. Nhân tố thuộc về môi trường bên ngoài

1.3.2.1. Nhân tố thuộc về cơ quan quản lý nhà nước

Cơ quan quản lý nhà nƣớc tác động không nhỏ đến công tác kiểm tra thuế thông qua thẩm quyền của cơ quan thuế và sự thay đổi về chính sách thuế. Do chính sách thuế luôn không ngừng thay đổi, cơ quan thuế thƣờng xuyên cập nhật, sửa đổi chính sách thuế nhằm hoàn thiện chế tài, quy định của ngành thuế, nên giúp nâng cao việc tận thu NSNN điều này có tác động tích cực đối với công tác kiểm tra thuế TNDN. Tuy nhiên với việc thay đổi chính sách thuế thƣờng xuyên sẽ làm cho DN cũng nhƣ cán bộ thuế không kịp nắm bắt những thay đổi mới, hoặc không hiểu hết những chính sách thuế, mặt khác nó cũng khiến DN hoang mang và mất niềm tin vào luật thuế Việt Nam. Từ đây dẫn đến việc xảy ra nhiều sai sót trong việc kê khai, nộp thuế của DN và cán bộ thuế cũng bỏ sót những gian lận trong quá trình kê khai thuế của DN. Điều này gây ảnh hƣởng lớn đến việc truy thu và hoàn trả thuế TNDN trong công tác kiểm tra, rà soát thuế TNDN.

1.3.2.2. Nhân tố từ phía người nộp thuế

Nhân tố này xuất phát từ nhận thức của DN về nghĩa vụ thuế và công tác kế toán, khai thuế. Nếu các DN có nhận thức đúng đắn, chính xác về nghĩa vụ thuế, nếu họ coi nộp thuế là nghĩa vụ, trách nhiệm và cũng là quyền lợi thì họ sẽ không nghĩ ra đủ mọi biện pháp để trốn thuế, gian lận thuế và họ cũng không có thái độ chống đối, thái độ không hợp tác trong công tác kiểm tra, giám sát thuế TNDN. Từ đó việc gian lận thuế cũng không xảy ra. Điều này trở thành nút nghẽn của ngành thuế nƣớc ta.

Yêu cầu đặt ra đối với CQT là cần chú trọng công tác chuyên nghiệp hóa công chức thuế từ đó sẽ định hƣớng nhận thức của DN về nghĩa vụ thuế một cách chuẩn mực nhất, chính xác nhất.

1.4. Bài học kinh nghiệm quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp

Quản lý thuế TNDN là yêu cầu tất yếu để giảm thiểu gian lận thuế và tận thu tốt đa nguồn thu NSNN. Nhƣng làm sao để quản lý thuế TNDN một cách tốt nhất thì luôn là vấn đề cấp thiết và đƣợc quan tâm hàng đầu của ngành thuế. Với sự cấp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn (Trang 32)