5. Bố cục của luận văn
3.4. Những điểm mạnh và đánh giá khái quát hạn chế trong công tác kiểm tra
thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn
3.4.1. Kết quả đạt được
Trong thời gian qua, Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn đã khắc phục nhiều khó khăn, khai thác truy thu triệt để số thuế TNDN sai phạm đảm bảo số thu cao cho NSNN. Cụ thể, Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn đã có những ƣu điểm trong công tác kiểm tra thuế nhƣ sau:
+ Cán bộ thuế nhiệt tình, chu đáo trong công tác tuyên truyền, giải thích các luật thuế, chế độ chính sách có liên quan... từng bƣớc nâng cao ý thức chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của NNT góp phần đảm bảo thu đúng, thu đủ, không để sót nguồn thu của Cục Thuế.
+ Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn đã ứng dụng đƣợc CNTT vào công tác quản lý kê khai thuế dẫn đến công tác kiểm tra thuế dễ dàng hơn và đạt kết quả cao hơn.
+ Cán bộ kiểm tra thuế tại Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn thƣờng xuyên bám sát tình hình, phát hiện kịp thời các sai phạm từ đó đƣa ra các biện pháp truy thu kịp thời số thuế TNDN bị bỏ sót.
+ Đội ngũ cán bộ thuế có trình độ chuyên môn cao thực hiện đúng theo quy trình kiểm tra thuế đƣợc giao nhằm đƣa lại kết quả cao nhất cho công tác kiểm tra thuế.
+ Công tác kiểm tra thuế tại Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn cho kết quả tốt đặc biệt truy thu đƣợc tối đa số thuế bị bỏ sót do các DN trên địa bàn cố tình gian lận.
+ Các chính sách thuế đƣợc thông báo kịp thời và trên nhiều kênh đến các DN, hỗ trợ các DN nắm bắt đƣợc sự thay đổi của các chính sách làm giảm thiểu sự sai sót về kê khai nộp thuế.
3.4.2. Một số tồn tại và hạn chế
Bên cạnh những điểm mạnh cần phát huy thì Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn cũng tồn tại không ít điểm yếu. Tác giả liệt kê một số các điểm yếu nhƣ sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
+ Trang thiết bị, máy tính, hệ thống mạng tại Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn chƣa thực sự hiện đại và đầy đủ, trình độ tin học và sử dụng phần mềm của đội ngũ cán bộ thuế còn chƣa cao.
+ Trong khâu quản lý thu nộp vẫn còn những hạn chế nhất định, còn để tình trạng nợ đọng xảy ra nhiều và kéo dài qua các năm. Việc nợ đọng lâu dài, dây dƣa có ảnh hƣởng không tốt tới tình hình thu thuế nói chung và làm mất tính công bằng trong việc thu nộp thuế.
+ Công tác đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ kiểm tra thuế còn nhiều hạn chế. + Nhận thức của các DN trên địa bàn tỉnh còn sai lệch đối với công tác thực hiện nghĩa vụ thuế nên tình trạng trốn thuế, cố tình khai chậm thuế, nợ thuế xảy ra nhiều.
+ Một số ít nhân viên Cục Thuế còn chƣa liêm chính và công bằng trong công tác kiểm tra thuế dẫn đến việc trục lợi từ công tác kiểm tra thuế làm mất lòng tin của DN đối với cơ quan thuế và thất thu NSNN.
+ Còn nhiều sai sót trong công tác kiểm tra chi phí và doanh thu tại các DN trên địa bàn tỉnh.
3.4.3. Nguyên nhân điểm yếu
Công tác kiểm tra thuế tại Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn cón nhiều hạn chế do các nguyên nhân sau:
Nguyên nhân khách quan bao gồm:
+ Chính sách hiện nay vẫn chƣa có sự ổn định cao, việc thƣờng xuyên thay đổi chính sách làm các DN trên địa bàn không theo kịp từ đó dẫn đến việc sai phạm trong quá trình kê khai thuế.
+ Pháp luật thuế của nƣớc ta chƣa nghiêm, nhiều trƣờng hợp vi phạm các chính sách thuế không đƣợc xử lý thích đáng, trƣờng hợp hành hung ngƣời thi hành công vụ vẫn xảy ra dẫn đến tình trạng coi thƣờng pháp luật, mặt khác chƣa có sự quan tâm đúng mức của các cấp, các ngành, chƣa có sự phối hợp nhịp nhàng giữa cán bộ thuế và chính quyền các cấp, các ban quản lý và cơ quan liên ngành khác. Công tác quản lý thu thuế phần lớn còn mang tính bị động hơn là chủ động.
+ Nền kinh tế khó khăn dẫn đến việc đầu tƣ CNTT chƣa đƣợc đầy đủ, hệ thống máy móc lỗi thời mà không có nguồn kinh phí để nâng cấp.
Nguyên nhân chủ quan bao gồm:
+ Công tác đào tạo cán bộ kiểm tra thuế chƣa đƣợc chú trọng cộng với nguồn kinh phí của ngân sách Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn eo hẹp dẫn đến việc đào tạo cán bộ gặp nhiều hạn chế.
+ Cán bộ thuế còn chƣa nhiệt tình trong việc tuyên truyền, vận động, giải thích, còn gây nhiều thắc mắc trong dân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
+ Trình độ về tin học và kỹ năng sử dụng phần mềm của cán bộ hạn chế có nguyên nhân từ sự thiếu đầu tƣ chuyên sâu cho hoạt động đào tạo hai kỹ năng này.
+ Công tác theo dõi quản lý thuế chƣa đƣợc cán bộ thuế coi trọng dẫn đến không phát hiện kịp thời các sai phạm. Đợi đến khi kiểm tra thì số tiền nộp phạt đã tăng cao rất nhiều so với số tiền thuế ban đầu dẫn đến DN không có khả năng chi trả các khoản nợ đọng thuế thậm chí dẫn đến phá sản.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 4
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH BẮC KẠN
4.1. Định hướng phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Bắc Kạn và nhiệm vụ của Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2015- 2020
4.1.1. Định hướng phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Bắc Kạn
Khoa học, công nghệ phát triển rất nhanh cùng với toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng tác động mạnh mẽ đến quá trình phát triển kinh tế- xã hội của các tỉnh thành trong cả nƣớc. Nền kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa đang ngày càng hoàn thiện, không chỉ tạo ra môi trƣờng phát triển cho các DN mà còn phát sinh sự cạnh tranh theo cơ chế thị trƣờng giữa các DN, các tỉnh với nhau. Từ đó cũng mang lại những thời cơ và thách thức đối với công cuộc phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Bắc Kạn trong giai đoạn từ năm 2015- 2020.
Định hƣớng phát triển kinh tế tập trung vào một số nội dung sau:
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng nhanh dần tỷ trọng các ngành: công nghiệp, dịch vụ, đặc biệt là du lịch và thƣơng mại. Trong đó ngành nông nghiệp đƣợc phát triển với mũi nhọn là ngành chăn nuôi đƣợc hình thành trên một nền nông nghiệp sạch, công nghệ tiên tiến và áp dụng rộng rãi công nghệ sinh học; ngành công nghiệp phát triển nhanh trên cơ sở đẩy mạnh công nghiệp chế biến; ngành dịch vụ phát triển với tỷ trọng GTGT cao. Tỷ trọng ngành công nghiệp- xây dựng chiếm 31%, các ngành dịch vụ chiếm 34%, ngành nông, lâm nghiệp chiếm 35% vào năm 2015 và tỷ trọng tƣơng ứng đạt 41%- 30%- 29% vào năm 2020.
- Tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách khoảng 11- 12% vào năm 2015 và 12- 12,5% vào năm 2020.
- Tổng nhu cầu đầu tƣ xã hội giai đoạn 2011- 2015 theo giá thực tế khoảng 22 nghìn tỷ đồng; giai đoạn 2016- 2020 khoảng 50 nghìn tỷ đồng. Tốc độ tăng vốn đầu tƣ bình quân hằng năm giai đoạn 2011- 2015 đạt khoảng 34% và giai đoạn 2016- 2020 đạt khoảng 32%.
Tập trung một vào một số ngành: 1. Phát triển ngành nông, lâm, thủy sản
Phấn đấu tốc độ tăng trƣởng của ngành nông, lâm, thuỷ sản giai đoạn 2011 - 2015 đạt 8,0%/năm và giai đoạn 2016 - 2020 đạt 7,0%/năm. Tỷ trọng ngành nông,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
lâm, thuỷ sản trong GDP đạt 35,1% vào năm 2015 và đạt 29% vào năm 2020. Tỷ trọng lao động giảm xuống còn 65,8% vào năm 2015 và 58,4% vào năm 2020. Tỷ trọng giá trị ngành chăn nuôi đạt 40%, ngành trồng trọt đạt 59%, dịch vụ đạt 1% vào năm 2015 và tỷ trọng tƣơng ứng đạt 60%- 39%- 1% vào năm 2020. Thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo bƣớc chuyển biến về chất trong sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp và kinh tế nông thôn. Nâng cao trình độ công nghệ, ứng dụng khoa học, kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất và chế biến nông lâm sản, tăng giá trị thu nhập và hiệu quả trên một ha đất nông nghiệp. Đầu tƣ hình thành và nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp áp dụng công nghệ cao, công nghệ sạch. Xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp trong khu vực kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
2. Phát triển công nghiệp- xây dựng và tiểu thủ công nghiệp
Phấn đấu tốc độ tăng trƣởng của ngành công nghiệp- xây dựng giai đoạn 2011- 2015 bình quân đạt 26%/năm và giai đoạn 2016- 2020 bình quân đạt 20%/năm. Tỷ trọng ngành công nghiệp- xây dựng trong GDP đạt 31,2% vào năm 2015 và 40,7% vào năm 2020. Tỷ lệ lao động trong ngành công nghiệp- xây dựng đạt 13,7% vào năm 2015 và 16,6% vào năm 2020. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp để tạo động lực thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế toàn tỉnh, tăng khả năng đóng góp cho nền kinh tế, tạo nền tảng cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
3. Phát triển thƣơng mại- dịch vụ
Phấn đấu tốc độ tăng trƣởng của các ngành dịch vụ giai đoạn 2011 - 2015 đạt khoảng 16- 17% và giai đoạn 2016- 2020 đạt khoảng 14- 15%. Tỷ trọng các ngành dịch vụ trong GDP đạt 33,8% vào năm 2015 và 30,4% vào năm 2020. Tỷ lệ lao động trong các ngành dịch vụ đạt 20,5% vào năm 2015 và đạt 54,4% vào năm 2020. Tập trung phát triển các ngành thƣơng mại, dịch vụ, du lịch để nhanh chóng trở thành ngành kinh tế quan trọng của Tỉnh, ƣu tiên phát triển nhƣ: thƣơng mại, vận tải, kho bãi, bƣu chính viễn thông, ngân hàng, tài chính tín dụng, bảo hiểm, bất động sản và du lịch. Trong đó hƣớng mạnh nền kinh tế vào hoạt động xuất khẩu với mục tiêu kim ngạch xuất khẩu thời kỳ 2011- 2020 tăng bình quân từ 11- 12%/năm.
4. Phát triển du lịch
Phấn đấu lƣợng khách du lịch (cả trong nƣớc và quốc tế) hằng năm tăng từ 25- 28%, doanh thu tăng từ 30- 35%. Đa dạng các sản phẩm du lịch, tạo đƣợc thƣợng hiệu cho các sản phẩm du lịch sinh thái, lịch sử- văn hoá, lễ hội của Bắc Kạn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
4.1.2. Định hướng về nhiệm vụ chung của Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn
Nhà nƣớc ban hành các Luật thuế nhằm động viên một bộ phận GDP vào ngân sách nhằm đáp ứng các nhu cầu chi tiêu cần thiết của Nhà nƣớc. Để thực hiện đƣợc các Luật thuế có hiệu quả cần phải có sự quản lý thu thuế hợp lý, Cục Thuế cần tập trung thực hiện tốt công tác quản lý thuế theo mô hình chức năng, chú trọng về công tác thanh, kiểm tra thuế trong đó tăng cƣờng kiểm tra thuế TNDN đối với các DN trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, cụ thể đã đề ra các định hƣớng sau:
+ Đảm bảo thi hành các Luật thuế đƣợc nghiêm chỉnh, đúng chính sách, thu đủ, thu đúng, thu kịp thời số thu cho NSNN.
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho NNT yên tâm phát triển SXKD. Đẩy mạnh công khai dân chủ trong việc xác định doanh thu, mức thuế của DN kinh doanh, đảm bảo công bằng xã hội trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế.
+ Đảm bảo tổ chức quản lý thu thuế thống nhất trong cả nƣớc, đƣa dần nghiệp vụ thu thuế, nộp thuế vào nền nếp, công tác thu thuế ngày càng văn minh, tiến bộ và từng bƣớc thực hiện ứng dụng tin học có hiệu quả vào quản lý thuế .
+ Thực hiện chuyên môn hóa công tác quản lý thu thuế, phát huy vai trò và trách nhiệm của từng tập thể và từng cá nhân trong quản lý thu thuế, nộp thuế. Đảm bảo chống thất thu về thuế và doanh số một cách có hiệu quả.
4.2. Định hướng về công tác kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp
+ Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đạt hiệu quả hơn, không để xảy ra tỉnh trạng sai sót trong quá trình truy thu thuế.
+ Công tác kiểm tra thuế truy thu 100% số thuế TNDN bị bỏ sót do DN gian lận hoặc sai sót trong quá trình kê khai.
+ Ứng dụng 100% CNTT vào công tác kê khai nộp thuế cũng nhƣ công tác kiểm tra thuế nhằm hạn chế tối đa sức ngƣời và sức của cho công tác này.
+ Thực hiện đào tạo chuyên môn cho 100% số lƣợng cán bộ thuộc bộ phận kiểm tra thuế nhằm nâng cao kết quả cho công tác kiểm tra thuế.
+ Sửa đổi hoàn thiện các chính sách thuế sao cho phù hợp nhất với điều kiện kinh tế và yêu cầu thực tiễn đặt ra.
+ Xây dựng đội ngũ cán bộ thuế đạt 100% trong sạch vững mạnh, giảm triệt để tình trạng gian lận và trục lợi từ công tác kiểm tra thuế.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
4.3. Các giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn tại Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn
4.3.1. Hệ thống hóa các văn bản pháp quy về quản lý thuế và thuế thu nhập doanh nghiệp doanh nghiệp
Trong những năm gần đây, Chính phủ và Bộ Tài chính đã ban hành rất nhiều văn bản hƣớng dẫn thực hiện Luật thuế nói chung và thuế TNDN nói riêng. Đội ngũ cán bộ công chức Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn mặc dù đã nắm bắt đƣợc tất cả các văn bản pháp quy này song để các văn bản luật này dễ dàng áp dụng và tránh những sai sót trong khi áp dụng luật thì Cục Thuế cần thực hiện các yêu cầu sau:
- Cục Thuế cần thực hiện hệ thống lại toàn bộ các văn bản pháp luật liên quan đến các chính sách thuế đƣợc ban hành bởi Chính phủ, Bộ tài Chính và triển khai đào tạo lại cho tất cả cán bộ về những chính sách này. Với mục đích phát hiện kịp thời những sai sót, gian lận của DN khi chấp hành pháp luật thuế từ đây nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế nói chung và kiểm tra thuế TNDN nói riêng.
- Tuyên truyền, phát động, mở các lớp tập huấn cho các DN trên địa bàn tỉnh tham gia tìm hiểu và nắm bắt toàn bộ các chính sách, văn bản pháp quy này để tránh sai sót trong quá trình kê khai và nộp thuế. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm tra thuế thực hiện dễ dàng hơn.
- Phát động các cán bộ Cục Thuế thực hiện phong trào “sổ tay Luật thuế” với mỗi cán bộ Cục Thuế sở hữu một quyển số tay hệ thống lại toàn bộ các chính sách mà Nhà nƣớc ban hành từ trƣớc đến nay còn hiệu lực, đồng thời bổ sung kịp thời những văn bản pháp quy về thuế đã sửa đổi để tránh tình trạng bỏ sót và nhầm lẫn giữa văn bản pháp luật này với văn bản pháp luật kia.
4.3.2. Kiện toàn bộ máy kiểm tra thuế của Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn
Bộ máy kiểm tra thuế nói chung và thuế TNDN nói riêng có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các công việc kiểm tra, đánh giá, phân tích về kết quả kiểm tra. Vì thế, kiện toàn bộ máy này có vai trò quan trọng đối với hiệu quả của công tác kiểm tra. Bộ máy kiểm tra thuế bao gồm nguồn nhân lực về con ngƣời tiến hành công tác kiểm tra thuế và nguồn vật lực là máy móc thiết bị.
+ Đối với yếu tố nguồn nhân lực về con ngƣời hiện nay tại Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn vẫn còn tồn tại một số điểm yếu cần phải khắc phục. Một số biện pháp có thể