Bài học kinh nghiệm đối với Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn (Trang 41)

5. Bố cục của luận văn

1.4.3. Bài học kinh nghiệm đối với Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn

Là một trong những Cục Thuế đang thực hiện phong trào nâng cao công tác quản lý, kiểm tra thuế TNDN. Để thực hiện phong trào này, Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn đã đƣa ra nhiều ý kiến sáng tạo với mục đích nâng cao công tác quản lý nguồn thu ngân sách Nhà nƣớc.

Ngay từ những ngày đầu triển khai, Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn đã luôn chú trọng đến việc lập các nhóm kiểm tra thuế có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao để tăng cƣờng quản lý sử dụng hóa đơn của các DN, hạn chế gian lận thuế ở mức thấp nhất. Cục Thuế luôn đƣa ra quyết tâm trong việc quản lý chặt chẽ nguồn thu ngân sách, tận thu tối đa đi đôi với tối thiểu hóa gian lận, quan liêu. Mặc dù trong quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, nhƣng Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn đã tự mình rút ra đƣợc những bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý, kiểm tra thuế TNDN.

Theo đó, công tác ứng dụng CNTT vào công tác quản lý kê khai& kế toán thuế luôn đƣợc xem trọng, việc phổ biến và thực hiện ứng dụng CNTT vào kê khai thuế sẽ giúp cho Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn đơn giản hóa các chính sách thủ tục hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ thuế trong công tác kiểm tra, kiểm soát thuế kê khai và đã nộp của các DN trên địa bàn.

Tăng cƣờng phối hợp để rà soát, quản lý chặt chẽ thuế TNDN, kết hợp chặt chẽ giữa các phòng ban, bộ phận liên quan để tận thu tối đa số thuế này. Ví dụ phải có sự kết hợp giữa bộ phận một cửa và bộ phận quản lý thuế để xác định chính xác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

số thuế mà DN phải nộp từ đó tạo hiệu quả cao hơn cho công tác kiểm tra thuế của Cục Thuế.

Bên cạnh những sáng kiến, kinh nghiệm trên việc nâng cao kỹ năng kiểm tra thuế đối với các DN trên địa bàn Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn cần phải thƣờng xuyên tổ chức các buổi tập huấn về kỹ năng chuyên môn, kỹ năng đánh giá hồ sơ của các cán bộ thuế. Qua đó nắm bắt đƣợc tình hình thực hiện nghĩa vụ nộp thuế TNDN của DN sẽ dễ dàng phát hiện những khoản thuế mà DN gian lận.

Tiếp đến là đa dạng hóa công tác tuyên truyền để thay đổi nhận thức của DN trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế. Công tác tuyên truyền có thể đƣợc thực hiện bằng văn bản, hoặc bằng cách thức trực tiếp. Chỉ khi nào nhận thức của DN đổi mới thì mới không có tình trạng thất thu ngân sách và cán bộ thuế cũng sẽ đạt hiệu quả hơn trong công tác quản lý, kiểm tra thuế.

Cuối cùng, là bài học đơn giản hóa các thủ tục hành chính, xây dựng quy trình kiểm tra thuế dễ hiểu, đơn giản để giảm thiểu chi phí không cần thiết, xây dựng những chính sách thuế minh bạch, công bằng để tạo điều kiện cho các DN phát triển bền vững, tăng nguồn lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh từ đó cũng tăng nguồn thu NSNN, giúp công tác kiểm tra thuế đạt hiệu quả cao hơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu của đề tài tập trung vào các nội dung sau:

1. Thực trạng công tác kiểm tra thuế TNDN đối với các DN thuộc Phòng kiểm tra thuế tại Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn nhƣ thế nào?

2. Những yếu tố nào tác động tới công tác kiểm tra thuế TNDN đối với các DN thuộc phòng kiểm tra thuế tại Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn quản lý?

3. Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra thuế TNDN đối với các DN trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn thuộc Phòng kiểm tra thuế tỉnh Bắc Kạn quản lý?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Chọn điểm nghiên cứu

Căn cứ vào mục tiêu và phạm vi nghiên cứu đã đƣợc định hƣớng của đề tài, tác giả lựa chọn điểm nghiên cứu là tại trụ sở của Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn và các DN thuộc phạm vi kiểm tra thuế TNDN mà Phòng kiểm tra thuế tại Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn đƣợc phân cấp quản lý.

Thời gian thực hiện nghiên cứu từ tháng 4 năm 2015 đến hết tháng 7 năm 2015 và thời gian xử lý, phân tích số liệu đƣợc thực hiện trong giai đoạn tiếp theo từ đầu tháng 8 năm 2015 đến cuối tháng 8 năm 2015.

2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.2.1. Nguồn dữ liệu thứ cấp

Nguồn thông tin thứ cấp đƣợc tác giả sử dụng trong luận văn đƣợc thu thập từ các phòng ban tại Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn và một số phòng ban liên quan tại Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn. Các thông tin thu thập liên qua trực tiếp tới công tác kiểm tra thuế TNDN đối với các DN trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Các thông tin thu thập bao gồm: số lƣợng DN đƣợc phân cấp quản lý và kiểm tra, kế hoạch kiểm tra và thực hiện, các lỗi phát hiện sai phạm của DN trong quá trình kiểm tra và báo cáo về kết quả kiểm tra thuế: số truy thu, số phạt, thu hồi, giảm khấu trừ, giảm lỗ, số nộp NSNN.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thông tin thứ cấp còn đƣợc tác giả thu thập qua các bài báo, tạp chí, ấn phẩm, các nghiên cứu đi trƣớc liên quan tới công tác kiểm tra thuế TNDN. Đây là cơ sở quan trọng để tác giả có định hƣớng cho nghiên cứu của mình.

2.2.2.2. Nguồn thông tin sơ cấp

Nguồn thông tin sơ cấp đƣợc tác giả tiến hành bằng cách thu thập và điều tra hai nhóm đối tƣợng phỏng vấn, một nhóm gồm 78 cán bộ đang công tác tại Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn, một nhóm gồm 207 DN đang tiến hành hoạt động SXKD trên địa bàn tỉnh. Thang đo mức độ đồng tình với các chỉ tiêu trên đây, đƣợc sử dụng thang đo Liker 5 mức độ, với mức độ đồng ý với các nhận định cao nhất là mức 5, và không đồng ý cao nhất là mức 1. Thang điểm Likert là một dạng thang đánh giá đƣợc sử dụng khá phổ biến trong nghiên cứu marketing, thị trƣờng và phỏng vấn điều tra xã hội học. Số liệu sau khi thu thập đƣợc tác giả xử lý và làm sạch dữ liệu, tiến hành nhập và phân tích xử lý số liệu bằng phần mềm spss.

Nhóm 1: Các cán bộ làm việc tại Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn, có sự am hiểu về thuế TNDN

Bảng 2.1. Mã hóa câu hỏi phỏng vấn cán bộ làm việc tại Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn

Cơ cấu tổ chức

CC1 Bộ máy tổ chức tại Cục Thuế đang đƣợc tổ chức một cách chặt chẽ, khoa học

CC2 Sự phân công công việc giữa các phòng ban, bộ phận là hợp lý CC3 Cơ cấu nhân sự về số lƣợng, trình độ tại các đơn vị, phòng ban

là hợp lý

CC4 Tính chuyên môn hóa đƣợc đề cao trong công việc của nhân viên Cục Thuế

Nguồn nhân lực

NL1 Nguồn nhân lực tại Cục Thuế hiện nay có chất lƣợng cao NL2 Mỗi cán bộ của Cục Thuế đều thể hiện tinh thần làm việc

chuyên nghiệp, khoa học

NL3 Các cán bộ của Cục Thuế đều thể hiện tinh thần trách nhiệm cao trong công việc

NL4 Các cán bộ làm công tác kiểm tra thuế TNDN thể hiện sự trung thực, liêm khiết trong hoạt động kiểm tra

NL5 Các cán bộ làm công tác kiểm tra thuế TNDN thể hiện sự hiểu biết chắc chắn, sâu sắc về các quy định của Nhà nƣớc về thuế

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

TNDN

Ứng dụng công nghệ

CN1

Việc kiểm tra thuế TNDN đƣợc thực hiện dễ dàng hơn với việc ứng dụng hiệu quả CNTT

CN2

Các cán bộ kiểm tra dễ dàng theo dõi đƣợc thông tin từ nguồn dữ liệu về DN đƣợc lƣu trữ tại Cục Thuế

CN3

Các cán bộ kiểm tra sử dụng thành thạo phần mềm quản lý thuế của Cục Thuế

Kế hoạch kiểm tra

KH1

Quy trình lên kế hoạch kiểm tra thuế TNDN đƣợc Cục Thuế thực hiện nghiêm túc, bài bản

KH2 Kế hoạch kiểm tra đƣợc chi tiết hóa cho từng bộ phận

KH3

Kế hoạch kiểm tra giúp các bộ phận liên quan có đƣợc sự chủ động và gắn kết trong việc thực hiện hoạt động kiểm tra

KH4

Những kế hoạch kiểm tra đƣợc xây dựng đều đƣợc cán bộ Cục Thuế tuân thủ thực hiện

Quy trình kiểm tra

QT1

Các cán bộ tại Cục Thuế tuân thủ đầy đủ các quy trình kiểm tra thuế TNDN

QT2

Các quy trình kiểm tra nhƣ hiện nay là phù hợp với yêu cầu thực tế của hoạt động kiểm tra thuế TNDN

QT3 Các quy trình kiểm tra là không quá phức tạp, rƣờm rà

QT4

Các quy trình kiểm tra đƣợc xem là khá dễ thực hiện đối với cả cán bộ kiểm tra và DN

Kết quả kiểm tra

KQ1

Nhìn chung hoạt động kiểm tra thuế TNDN đang đƣợc Cục Thuế tỉnh Bắc Kan thực hiện tốt

KQ2

Công tác kiểm tra đã giúp hạn chế tối đa sự thất thoát của NSNN

KQ3

Những kết quả từ công tác kiểm tra thuế TNDN đều đƣợc đồng tình từ phía cơ quan thuế và DN

KQ4

Những sai sót nếu có trong công tác kiểm tra là những lỗi có thể chấp nhận đƣợc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nhóm 2: Các DN trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn thuộc phạm vi quản lý thuế TNDN của Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn.

Bảng 2.2. Mã hóa câu hỏi phỏng vấn DN tỉnh Bắc Kạn

STT Câu hỏi

1 Nhân viên Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn có thái độ lịch sự và nhã nhặn 2 Nhân viên Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn có kiến thức nghiệp vụ, chuyên

môn tốt

3 Nhân viên Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn sẵn sàng hỗ trợ bạn khi bạn gặp khó khăn cần giải đáp

4 Hoạt động kiểm tra thuế TNDN đƣợc Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn thực hiện một cách công bằng, minh bạch

5 Kết quả kiểm tra thuế TNDN đƣợc thông tin đầy đủ, chi tiết cho DN 6 Nhân viên Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn giải thích một cách thỏa đáng với

những quyết định sau kiểm tra thuế TNDN

7 Nhân viên Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn cùng trao đổi với DN một cách cụ thể để thống nhất đƣợc thuế TNDN

8 Phần mềm kê khai thuế TNDN đƣợc Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn áp dụng hiện nay mang lại tiện ích về thời gian và chi phí cho DN 9 Trang thiết bị, máy tính, hệ thống mạng tại Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn

là hiện đại, đầy đủ

10 Chính sách thuế TNDN nhƣ hiện nay là hợp lý

11 Những thay đổi về chính sách đƣợc Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn thông báo cụ thể và chi tiết cho DN

Nguồn: Bộ câu hỏi phỏng vấn của tác giả

2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp thống kê mô tả: Tác giả sử dụng để mô tả sơ lƣợc về đối tƣợng mà tác giả tiến hành nghiên cứu. Đối tƣợng mà tác giả tiến hành nghiên cứu trong luận văn là các cán bộ và nhân viên đang làm việc tại Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn và các DN trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn thuộc nhóm đối tƣợng đƣợc phỏng vấn. Tác giả thực hiện thống kê mô tả về: giới tính, trình độ, tính chất công việc.

- Phương pháp so sánh: Phƣơng pháp so sánh là một trong những phƣơng pháp đƣợc sử dụng rộng rãi nhất trong hầu hết tất cả các nghiên cứu. Mục đích của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

phƣơng pháp so sánh là làm rõ sự khác biệt hay đặc trƣng của đối tƣợng đƣợc nghiên cứu.

- Phương pháp phân tích dữ liệu bằng phần mềm spss:

+ Hệ số Cronbach’s alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tƣơng quan với nhau (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005), hệ số này đánh giá độ tin cậy của phép đo dựa trên sự tính toán phƣơng sai của từng yếu tố và tính tƣơng quan điểm của từng yếu tố với điểm của tổng các yếu tố còn lại của phép đo.

Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng hệ số alpha của từng thang đo từ 0.8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lƣờng là tốt, từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng đƣợc. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng hệ số alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng đƣợc trong trƣờng hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với ngƣời trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995 dẫn theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005). Vì vậy, đối với nghiên cứu này thì hệ số alpha từ 0.6 trở lên là chấp nhận đƣợc.

+ Phân tích EFA

Sau khi phân tích xong Cronbach`s Alpha, ngƣời viết báo cáo tiếp tục phân tích EFA. Các biến có hệ số tải (factor loading) nhỏ hơn 0.5 trong EFA tiếp tục bị loại bỏ. Trong phân tích nhân tố khám phá phƣơng pháp trích hệ số sử dụng là phƣơng pháp Principal component Analysis và phép xoay Varimax để phân tích nhóm các yếu tố, sau mỗi lần phân tích nhóm, ta phải tiến hành xem xét hai chỉ tiêu là hệ số KMO phải lớn hơn 0.6 và hệ số tải trong bảng Rotalted Component Matrix có giá trị lớn hơn 0.5 để đảm bảo sự hội tụ giữa các biến trong nhân tố và điểm dừng khi trích các nhân tố có Eigenvalue lớn hơn 1 (mặc định của SPSS, những nhân tố có Eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ không có tác dụng tóm tắt thông tin tốt hơn một biến gốc, vì sau mỗi lần chuẩn hóa mỗi biến gốc có phƣơng sai là 1). Thang đo đƣợc chấp nhận với tổng phƣơng sai trích bằng hoặc lớn hơn 50% (Gerbing & Andessen-1998).

+ Phân tích hồi quy đa bội

Trong luận văn, tác giả sử dụng phƣơng pháp hồi quy để phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác kiểm tra thuế đối với các DN trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Sử dụng phƣơng pháp hồi quy tƣơng quan: Thiết lập phƣơng trình hồi quy để tìm ra

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến công tác kiểm tra thuế đối với các DN trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Từ đó cũng thấy những yếu tố nào tác động mạnh đến công tác kiểm tra thuế đối với các DN.

Phương trình hồi quy có dạng:

Y = β0+β1X1+ β2X2 +β3X3+ β4X4+ β5X5

Y: Kết quả công tác kiểm tra thuế TNDN đối với các DN trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn β0: Hệ số tự do

β1,β2,β3 β4,β5: Các hệ số góc X1: Cơ cấu tổ chức

X2: Nguồn nhân lực X3: Ứng dụng công nghệ X4:Kế hoạch kiểm tra X5: Quy trình kiểm tra

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu của luận văn, tác giả xây dựng hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu nhƣ sau:

Nhóm chỉ tiêu đánh giá về kế hoạch kiểm tra thuế: - Công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra thuế. - Nguồn nhân lực thực hiện công tác kiểm tra thuế. - Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ công tác kiểm tra thuế.

Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả kiểm tra tại trụ sở của cơ quan thuế: - Số hồ sơ kiểm tra.

- Số hồ sơ chấp nhận. - Số hồ sơ điều chỉnh. - Số hồ sơ điều chỉnh tăng. - Số hồ sơ điều chỉnh giảm.

- Số hồ sơ đề nghị kiểm tra tại trụ sở NNT.

Nhóm chỉ tiêu thể hiện kết quả kiểm tra tại trụ sở của doanh nghiệp: - Kết quả thực hiện kế hoạch kiểm tra.

- Kế quả xử lý sau kiểm tra.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nhóm chỉ tiêu đo lƣờng sự hài lòng của các doanh nghiệp về công tác kiểm tra

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)