5. Bố cục của luận văn
1.2.3. Vai trò của công tác kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp
Kiểm tra thuế TNDN góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật về thuế: Hệ thống thuế ở nƣớc ta hiện nay có nhiều sắc thuế khác nhau. Mỗi sắc thuế có quy định quản lý khác nhau, điều tiết đến mỗi lĩnh vực khác nhau. Do đặc điểm nền kinh tế nƣớc ta đang dần dần chuyển đổi nên mỗi sắc thuế đƣợc ban hành ra áp dụng dù có nghiên cứu, xem xét kỹ lƣỡng tới đâu thì cũng không tránh khỏi những thiếu sót, bất cập. Chính vì lẽ đó, nhờ có công tác kiểm tra mà có thể tìm thấy đƣợc những bất cập của luật, chính sách thuế trong thực tế, nó phản ánh một cách chân thật… đã góp phần không nhỏ trong việc bổ sung hoàn thiện, các chính sách thuế ngày càng hợp lý, phù hợp với thực tế hơn.
Kiểm tra thuế TNDN là phƣơng tiện phòng ngừa, răn đe các hành vi vi phạm pháp luật về thuế: Với tƣ cách là công cụ thực hiện chức năng quản lý Nhà nƣớc, kiểm tra thuế chính là hoạt động xem xét, kiểm tra tại chỗ làm của các tổ chức, DN, cơ quan và các cá nhân xem có làm đúng theo quy định của luật, chính sách thuế hay không? Thông qua đó, nếu phát hiện hành vi vi phạm sẽ sử dụng các biện pháp chế tài bằng mệnh lệnh hoặc bằng các quyết định hành chính nhằm ngăn ngừa, xử lý các hành vi vi phạm luật thuế. Thực tế cho thấy rằng không có một hệ thống Pháp luật nào đảm bảo là không có khiếm khuyết. Đây chính là một trong những nguyên nhân tạo cho các cơ quan tổ chức, cá nhân lợi dụng sơ hở để lách luật, trốn thuế. Hoạt động kiểm tra phải phát hiện các hành vi trên để ngăn ngừa và xử lý kịp thời.
Kiểm tra thuế TNDN có vai trò quan trọng trong cải cách thủ tục hành chính. Ban hành, triển khai luật thuế cũng đồng thời ban hành, triển khai thực hiện các thủ tục hành chính thuế. Các thủ tục chính sách thuế đƣợc triển khai phải đƣợc thực hiện nghiêm chỉnh và đúng theo quy định. Thông qua hoạt động kiểm tra thuế có thể phát hiện những NNT thực hiện không đúng và không đủ các thủ tục hành chính
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
thuế để có thể kịp thời chấn chỉnh. Đồng thời, thông qua đó sẽ phát hiện các thủ tục hành chính còn khiếm khuyết, không cần thiết, không còn phù hợp với thực tế nữa để kiến nghị bổ sung hoàn thiện thủ tục chính sách thuế, nhằm nâng cao hiệu lực pháp luật thuế.