5. Bố cục của luận văn
2.2.1. Chọn điểm nghiên cứu
Căn cứ vào mục tiêu và phạm vi nghiên cứu đã đƣợc định hƣớng của đề tài, tác giả lựa chọn điểm nghiên cứu là tại trụ sở của Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn và các DN thuộc phạm vi kiểm tra thuế TNDN mà Phòng kiểm tra thuế tại Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn đƣợc phân cấp quản lý.
Thời gian thực hiện nghiên cứu từ tháng 4 năm 2015 đến hết tháng 7 năm 2015 và thời gian xử lý, phân tích số liệu đƣợc thực hiện trong giai đoạn tiếp theo từ đầu tháng 8 năm 2015 đến cuối tháng 8 năm 2015.
2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin
2.2.2.1. Nguồn dữ liệu thứ cấp
Nguồn thông tin thứ cấp đƣợc tác giả sử dụng trong luận văn đƣợc thu thập từ các phòng ban tại Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn và một số phòng ban liên quan tại Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn. Các thông tin thu thập liên qua trực tiếp tới công tác kiểm tra thuế TNDN đối với các DN trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Các thông tin thu thập bao gồm: số lƣợng DN đƣợc phân cấp quản lý và kiểm tra, kế hoạch kiểm tra và thực hiện, các lỗi phát hiện sai phạm của DN trong quá trình kiểm tra và báo cáo về kết quả kiểm tra thuế: số truy thu, số phạt, thu hồi, giảm khấu trừ, giảm lỗ, số nộp NSNN.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Thông tin thứ cấp còn đƣợc tác giả thu thập qua các bài báo, tạp chí, ấn phẩm, các nghiên cứu đi trƣớc liên quan tới công tác kiểm tra thuế TNDN. Đây là cơ sở quan trọng để tác giả có định hƣớng cho nghiên cứu của mình.
2.2.2.2. Nguồn thông tin sơ cấp
Nguồn thông tin sơ cấp đƣợc tác giả tiến hành bằng cách thu thập và điều tra hai nhóm đối tƣợng phỏng vấn, một nhóm gồm 78 cán bộ đang công tác tại Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn, một nhóm gồm 207 DN đang tiến hành hoạt động SXKD trên địa bàn tỉnh. Thang đo mức độ đồng tình với các chỉ tiêu trên đây, đƣợc sử dụng thang đo Liker 5 mức độ, với mức độ đồng ý với các nhận định cao nhất là mức 5, và không đồng ý cao nhất là mức 1. Thang điểm Likert là một dạng thang đánh giá đƣợc sử dụng khá phổ biến trong nghiên cứu marketing, thị trƣờng và phỏng vấn điều tra xã hội học. Số liệu sau khi thu thập đƣợc tác giả xử lý và làm sạch dữ liệu, tiến hành nhập và phân tích xử lý số liệu bằng phần mềm spss.
Nhóm 1: Các cán bộ làm việc tại Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn, có sự am hiểu về thuế TNDN
Bảng 2.1. Mã hóa câu hỏi phỏng vấn cán bộ làm việc tại Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn
Cơ cấu tổ chức
CC1 Bộ máy tổ chức tại Cục Thuế đang đƣợc tổ chức một cách chặt chẽ, khoa học
CC2 Sự phân công công việc giữa các phòng ban, bộ phận là hợp lý CC3 Cơ cấu nhân sự về số lƣợng, trình độ tại các đơn vị, phòng ban
là hợp lý
CC4 Tính chuyên môn hóa đƣợc đề cao trong công việc của nhân viên Cục Thuế
Nguồn nhân lực
NL1 Nguồn nhân lực tại Cục Thuế hiện nay có chất lƣợng cao NL2 Mỗi cán bộ của Cục Thuế đều thể hiện tinh thần làm việc
chuyên nghiệp, khoa học
NL3 Các cán bộ của Cục Thuế đều thể hiện tinh thần trách nhiệm cao trong công việc
NL4 Các cán bộ làm công tác kiểm tra thuế TNDN thể hiện sự trung thực, liêm khiết trong hoạt động kiểm tra
NL5 Các cán bộ làm công tác kiểm tra thuế TNDN thể hiện sự hiểu biết chắc chắn, sâu sắc về các quy định của Nhà nƣớc về thuế
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
TNDN
Ứng dụng công nghệ
CN1
Việc kiểm tra thuế TNDN đƣợc thực hiện dễ dàng hơn với việc ứng dụng hiệu quả CNTT
CN2
Các cán bộ kiểm tra dễ dàng theo dõi đƣợc thông tin từ nguồn dữ liệu về DN đƣợc lƣu trữ tại Cục Thuế
CN3
Các cán bộ kiểm tra sử dụng thành thạo phần mềm quản lý thuế của Cục Thuế
Kế hoạch kiểm tra
KH1
Quy trình lên kế hoạch kiểm tra thuế TNDN đƣợc Cục Thuế thực hiện nghiêm túc, bài bản
KH2 Kế hoạch kiểm tra đƣợc chi tiết hóa cho từng bộ phận
KH3
Kế hoạch kiểm tra giúp các bộ phận liên quan có đƣợc sự chủ động và gắn kết trong việc thực hiện hoạt động kiểm tra
KH4
Những kế hoạch kiểm tra đƣợc xây dựng đều đƣợc cán bộ Cục Thuế tuân thủ thực hiện
Quy trình kiểm tra
QT1
Các cán bộ tại Cục Thuế tuân thủ đầy đủ các quy trình kiểm tra thuế TNDN
QT2
Các quy trình kiểm tra nhƣ hiện nay là phù hợp với yêu cầu thực tế của hoạt động kiểm tra thuế TNDN
QT3 Các quy trình kiểm tra là không quá phức tạp, rƣờm rà
QT4
Các quy trình kiểm tra đƣợc xem là khá dễ thực hiện đối với cả cán bộ kiểm tra và DN
Kết quả kiểm tra
KQ1
Nhìn chung hoạt động kiểm tra thuế TNDN đang đƣợc Cục Thuế tỉnh Bắc Kan thực hiện tốt
KQ2
Công tác kiểm tra đã giúp hạn chế tối đa sự thất thoát của NSNN
KQ3
Những kết quả từ công tác kiểm tra thuế TNDN đều đƣợc đồng tình từ phía cơ quan thuế và DN
KQ4
Những sai sót nếu có trong công tác kiểm tra là những lỗi có thể chấp nhận đƣợc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Nhóm 2: Các DN trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn thuộc phạm vi quản lý thuế TNDN của Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn.
Bảng 2.2. Mã hóa câu hỏi phỏng vấn DN tỉnh Bắc Kạn
STT Câu hỏi
1 Nhân viên Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn có thái độ lịch sự và nhã nhặn 2 Nhân viên Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn có kiến thức nghiệp vụ, chuyên
môn tốt
3 Nhân viên Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn sẵn sàng hỗ trợ bạn khi bạn gặp khó khăn cần giải đáp
4 Hoạt động kiểm tra thuế TNDN đƣợc Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn thực hiện một cách công bằng, minh bạch
5 Kết quả kiểm tra thuế TNDN đƣợc thông tin đầy đủ, chi tiết cho DN 6 Nhân viên Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn giải thích một cách thỏa đáng với
những quyết định sau kiểm tra thuế TNDN
7 Nhân viên Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn cùng trao đổi với DN một cách cụ thể để thống nhất đƣợc thuế TNDN
8 Phần mềm kê khai thuế TNDN đƣợc Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn áp dụng hiện nay mang lại tiện ích về thời gian và chi phí cho DN 9 Trang thiết bị, máy tính, hệ thống mạng tại Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn
là hiện đại, đầy đủ
10 Chính sách thuế TNDN nhƣ hiện nay là hợp lý
11 Những thay đổi về chính sách đƣợc Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn thông báo cụ thể và chi tiết cho DN
Nguồn: Bộ câu hỏi phỏng vấn của tác giả
2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp thống kê mô tả: Tác giả sử dụng để mô tả sơ lƣợc về đối tƣợng mà tác giả tiến hành nghiên cứu. Đối tƣợng mà tác giả tiến hành nghiên cứu trong luận văn là các cán bộ và nhân viên đang làm việc tại Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn và các DN trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn thuộc nhóm đối tƣợng đƣợc phỏng vấn. Tác giả thực hiện thống kê mô tả về: giới tính, trình độ, tính chất công việc.
- Phương pháp so sánh: Phƣơng pháp so sánh là một trong những phƣơng pháp đƣợc sử dụng rộng rãi nhất trong hầu hết tất cả các nghiên cứu. Mục đích của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
phƣơng pháp so sánh là làm rõ sự khác biệt hay đặc trƣng của đối tƣợng đƣợc nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích dữ liệu bằng phần mềm spss:
+ Hệ số Cronbach’s alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tƣơng quan với nhau (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005), hệ số này đánh giá độ tin cậy của phép đo dựa trên sự tính toán phƣơng sai của từng yếu tố và tính tƣơng quan điểm của từng yếu tố với điểm của tổng các yếu tố còn lại của phép đo.
Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng hệ số alpha của từng thang đo từ 0.8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lƣờng là tốt, từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng đƣợc. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng hệ số alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng đƣợc trong trƣờng hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với ngƣời trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995 dẫn theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005). Vì vậy, đối với nghiên cứu này thì hệ số alpha từ 0.6 trở lên là chấp nhận đƣợc.
+ Phân tích EFA
Sau khi phân tích xong Cronbach`s Alpha, ngƣời viết báo cáo tiếp tục phân tích EFA. Các biến có hệ số tải (factor loading) nhỏ hơn 0.5 trong EFA tiếp tục bị loại bỏ. Trong phân tích nhân tố khám phá phƣơng pháp trích hệ số sử dụng là phƣơng pháp Principal component Analysis và phép xoay Varimax để phân tích nhóm các yếu tố, sau mỗi lần phân tích nhóm, ta phải tiến hành xem xét hai chỉ tiêu là hệ số KMO phải lớn hơn 0.6 và hệ số tải trong bảng Rotalted Component Matrix có giá trị lớn hơn 0.5 để đảm bảo sự hội tụ giữa các biến trong nhân tố và điểm dừng khi trích các nhân tố có Eigenvalue lớn hơn 1 (mặc định của SPSS, những nhân tố có Eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ không có tác dụng tóm tắt thông tin tốt hơn một biến gốc, vì sau mỗi lần chuẩn hóa mỗi biến gốc có phƣơng sai là 1). Thang đo đƣợc chấp nhận với tổng phƣơng sai trích bằng hoặc lớn hơn 50% (Gerbing & Andessen-1998).
+ Phân tích hồi quy đa bội
Trong luận văn, tác giả sử dụng phƣơng pháp hồi quy để phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác kiểm tra thuế đối với các DN trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Sử dụng phƣơng pháp hồi quy tƣơng quan: Thiết lập phƣơng trình hồi quy để tìm ra
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến công tác kiểm tra thuế đối với các DN trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Từ đó cũng thấy những yếu tố nào tác động mạnh đến công tác kiểm tra thuế đối với các DN.
Phương trình hồi quy có dạng:
Y = β0+β1X1+ β2X2 +β3X3+ β4X4+ β5X5
Y: Kết quả công tác kiểm tra thuế TNDN đối với các DN trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn β0: Hệ số tự do
β1,β2,β3 β4,β5: Các hệ số góc X1: Cơ cấu tổ chức
X2: Nguồn nhân lực X3: Ứng dụng công nghệ X4:Kế hoạch kiểm tra X5: Quy trình kiểm tra
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
Căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu của luận văn, tác giả xây dựng hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu nhƣ sau:
Nhóm chỉ tiêu đánh giá về kế hoạch kiểm tra thuế: - Công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra thuế. - Nguồn nhân lực thực hiện công tác kiểm tra thuế. - Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ công tác kiểm tra thuế.
Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả kiểm tra tại trụ sở của cơ quan thuế: - Số hồ sơ kiểm tra.
- Số hồ sơ chấp nhận. - Số hồ sơ điều chỉnh. - Số hồ sơ điều chỉnh tăng. - Số hồ sơ điều chỉnh giảm.
- Số hồ sơ đề nghị kiểm tra tại trụ sở NNT.
Nhóm chỉ tiêu thể hiện kết quả kiểm tra tại trụ sở của doanh nghiệp: - Kết quả thực hiện kế hoạch kiểm tra.
- Kế quả xử lý sau kiểm tra.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Nhóm chỉ tiêu đo lƣờng sự hài lòng của các doanh nghiệp về công tác kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ THU NHẬP DOANH
NGHIỆP ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN
3.1. Giới thiệu về tỉnh Bắc Kạn và Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn
3.1.1. Giới thiệu về tỉnh Bắc Kạn
3.1.1.1. Vị trí địa lí
Bắc Kạn là một tỉnh miền núi nằm sâu trong nội địa vùng Đông Bắc. Phía Đông giáp Lạng Sơn. Phía Tây giáp Tuyên Quang. Phía Nam giáp Thái Nguyên. Phía Bắc giáp Cao Bằng. Tỉnh có vị trí quan trọng về mặt kinh tế và an ninh quốc phòng.
Bắc Kạn là tỉnh nằm trên Quốc lộ 3 đi từ Hà Nội lên Cao Bằng- trục Quốc lộ quan trọng của vùng Đông Bắc, đồng thời nằm giữa các tỉnh có tiềm năng phát triển kinh tế lớn. Chính Quốc lộ 3 chia lãnh thổ thành 2 phần bằng nhau theo hƣớng Nam- Bắc, là vị trí thuận lợi để Bắc Kạn có thể dễ dàng giao lƣu với tỉnh Cao Bằng và các tỉnh của Trung Quốc ở phía Bắc, với tỉnh Thái Nguyên, Hà Nội cũng nhƣ các tỉnh của vùng Đồng bằng Sông Hồng ở phía Nam.
Vị trí của tỉnh có địa hình núi cao, lại ở sâu trong nội địa nên gặp nhiều khó khăn trong việc trao đổi hàng hoá với các trung tâm kinh tế lớn cũng nhƣ các cảng biển. Mạng lƣới giao thông chủ yếu trong tỉnh chỉ là đƣờng bộ nhƣng chất lƣợng đƣờng lại kém. Chính vị trí địa lí cũng nhƣ những khó khăn về địa hình đã ảnh hƣởng không nhỏ đến việc phát triển kinh tế xã hội của toàn tỉnh.
Về mặt an ninh quốc phòng, Bắc Kạn là một trong những tỉnh từng là căn cứ cách mạng của Việt Nam.
Với vị trí địa lý khó khăn đã gây rất nhiều bất lợi cho các DN trong hoạt động SXKD trên địa bàn. Việc kinh doanh không mang lại hiệu quả khiến các DN tìm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
mọi biện pháp để trốn thuế, gian lận thuế, đặc biệt là thuế TNDN. Từ đây đã ảnh hƣởng không nhỏ đến công tác kiểm tra thuế TNDN của Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn.
3.1.1.2. Địa hình và khí hậu
Về địa hình
Bắc Kạn có địa hình đa dạng, phức tạp, chủ yếu là đồi và núi cao. Địa hình Bắc Kạn có thể chia làm 3 khu vực:
Khu vực phía Đông sừng sững các dãy núi kéo dài tít tắp của cánh cung Ngân Sơn, cánh cung liên tục nhất, điển hình nhất ở vùng Đông Bắc. Đây là dãy núi cao có cấu tạo tƣơng đối thuần nhất. Về kinh tế, địa hình nơi đây chủ yếu thuận lợi phát triển lâm nghiệp.
Khu vực phía Tây cũng là khối núi cao chót vót trên lãnh thổ Bắc Kạn. Cấu tạo chủ yếu của núi là đá phiến thạch anh, đá cát kết và đá vôi có lớp dày nằm trên đá kết tinh cổ.
Khu vực trung tâm dọc thung lũng Sông Cầu có địa hình thấp hơn nhiều. Đây là một nếp lõm đƣợc cấu tạo chủ yếu bởi đá phiến, đá vôi, đá sét vôi có tuổi rất cổ, nhƣng đá vôi không nhiều. Địa hình nơi đây thích hợp phát triển nông nghiệp, giao thông.
Về khí hậu
Bắc Kạn có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nhƣng có sự phân hoá theo độ cao của địa hình và hƣớng núi. Với chế độ nhiệt đới gió mùa, một năm ở Bắc Kạn có hai mùa rõ rệt: mùa mƣa nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 70- 80% lƣợng mƣa cả năm; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lƣợng mƣa chỉ chiếm khoảng 20- 25% tổng lƣợng mƣa trong năm, tháng mƣa ít nhất là tháng 12.
Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 20- 220C, nhiệt độ thấp tuyệt đối -0,10C ở thị xã Bắc Kạn và -0,60C ở Ba Bể, -20C ở Ngân Sơn, gây băng giá ảnh hƣởng lớn đến cây trồng, vật nuôi.