0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (149 trang)

Giới thiệu về tỉnh Bắc Kạn

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN (Trang 49 -53 )

5. Bố cục của luận văn

3.1.1. Giới thiệu về tỉnh Bắc Kạn

3.1.1.1. Vị trí địa lí

Bắc Kạn là một tỉnh miền núi nằm sâu trong nội địa vùng Đông Bắc. Phía Đông giáp Lạng Sơn. Phía Tây giáp Tuyên Quang. Phía Nam giáp Thái Nguyên. Phía Bắc giáp Cao Bằng. Tỉnh có vị trí quan trọng về mặt kinh tế và an ninh quốc phòng.

Bắc Kạn là tỉnh nằm trên Quốc lộ 3 đi từ Hà Nội lên Cao Bằng- trục Quốc lộ quan trọng của vùng Đông Bắc, đồng thời nằm giữa các tỉnh có tiềm năng phát triển kinh tế lớn. Chính Quốc lộ 3 chia lãnh thổ thành 2 phần bằng nhau theo hƣớng Nam- Bắc, là vị trí thuận lợi để Bắc Kạn có thể dễ dàng giao lƣu với tỉnh Cao Bằng và các tỉnh của Trung Quốc ở phía Bắc, với tỉnh Thái Nguyên, Hà Nội cũng nhƣ các tỉnh của vùng Đồng bằng Sông Hồng ở phía Nam.

Vị trí của tỉnh có địa hình núi cao, lại ở sâu trong nội địa nên gặp nhiều khó khăn trong việc trao đổi hàng hoá với các trung tâm kinh tế lớn cũng nhƣ các cảng biển. Mạng lƣới giao thông chủ yếu trong tỉnh chỉ là đƣờng bộ nhƣng chất lƣợng đƣờng lại kém. Chính vị trí địa lí cũng nhƣ những khó khăn về địa hình đã ảnh hƣởng không nhỏ đến việc phát triển kinh tế xã hội của toàn tỉnh.

Về mặt an ninh quốc phòng, Bắc Kạn là một trong những tỉnh từng là căn cứ cách mạng của Việt Nam.

Với vị trí địa lý khó khăn đã gây rất nhiều bất lợi cho các DN trong hoạt động SXKD trên địa bàn. Việc kinh doanh không mang lại hiệu quả khiến các DN tìm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

mọi biện pháp để trốn thuế, gian lận thuế, đặc biệt là thuế TNDN. Từ đây đã ảnh hƣởng không nhỏ đến công tác kiểm tra thuế TNDN của Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn.

3.1.1.2. Địa hình và khí hậu

Về địa hình

Bắc Kạn có địa hình đa dạng, phức tạp, chủ yếu là đồi và núi cao. Địa hình Bắc Kạn có thể chia làm 3 khu vực:

Khu vực phía Đông sừng sững các dãy núi kéo dài tít tắp của cánh cung Ngân Sơn, cánh cung liên tục nhất, điển hình nhất ở vùng Đông Bắc. Đây là dãy núi cao có cấu tạo tƣơng đối thuần nhất. Về kinh tế, địa hình nơi đây chủ yếu thuận lợi phát triển lâm nghiệp.

Khu vực phía Tây cũng là khối núi cao chót vót trên lãnh thổ Bắc Kạn. Cấu tạo chủ yếu của núi là đá phiến thạch anh, đá cát kết và đá vôi có lớp dày nằm trên đá kết tinh cổ.

Khu vực trung tâm dọc thung lũng Sông Cầu có địa hình thấp hơn nhiều. Đây là một nếp lõm đƣợc cấu tạo chủ yếu bởi đá phiến, đá vôi, đá sét vôi có tuổi rất cổ, nhƣng đá vôi không nhiều. Địa hình nơi đây thích hợp phát triển nông nghiệp, giao thông.

Về khí hậu

Bắc Kạn có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nhƣng có sự phân hoá theo độ cao của địa hình và hƣớng núi. Với chế độ nhiệt đới gió mùa, một năm ở Bắc Kạn có hai mùa rõ rệt: mùa mƣa nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 70- 80% lƣợng mƣa cả năm; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lƣợng mƣa chỉ chiếm khoảng 20- 25% tổng lƣợng mƣa trong năm, tháng mƣa ít nhất là tháng 12.

Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 20- 220C, nhiệt độ thấp tuyệt đối -0,10C ở thị xã Bắc Kạn và -0,60C ở Ba Bể, -20C ở Ngân Sơn, gây băng giá ảnh hƣởng lớn đến cây trồng, vật nuôi.

Số giờ nắng trung bình của tỉnh là 1400- 1600 giờ. Lƣợng mƣa trung bình năm ở mức 1400- 1600mm và tập trung nhiều vào mùa hạ. Độ ẩm trung bình trên toàn tỉnh là 84%. Bắc Kạn có lƣợng mƣa thấp so với các tỉnh Đông Bắc do bị che chắn bởi cánh cung Ngân Sơn ở phía Đông Bắc và cánh cung ở phía Tây Nam.

Khí hậu Bắc Kạn có sự phân hoá theo mùa. Mùa hạ nhiệt độ cao, mƣa nhiều. Mùa đông nhiệt độ thấp, mƣa ít và chịu ảnh hƣởng của gió mùa Đông Bắc. Nhìn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chung, khí hậu của tỉnh có nhiều thuận lợi cho việc phát triển nông, lâm nghiệp cũng nhƣ phát triển một số cây nông phẩm cận nhiệt và ôn đới.

Bên cạnh những thuận lợi, Bắc Kạn cũng có nhiều khó khăn do khí hậu nhƣ sƣơng muối, mƣa đá, lốc... làm ảnh hƣởng đến đời sống và hoạt động kinh tế trong tỉnh.

Với điều kiện địa hình và khí hậu của tỉnh Bắc Kạn rất thuận lợi cho ngành khai khoáng phát triển, trên thực tế tại địa bàn tỉnh có nhiều DN hoạt động khai thác khoáng sản. Từ đây dẫn đến thuế TNDN của tỉnh chủ yếu từ các DN khai khoáng và công tác kiểm tra thuế TNDN của những DN này cũng chiếm phần lớn trong công tác kiểm tra của Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn.

3.1.1.3. Về tiềm năng phát triển kinh tế

Về công nghiệp

- Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản: Bắc Kạn có tiềm năng phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng. Trên địa bàn tỉnh có 165 mỏ và điểm quặng, các loại khoáng sản có trữ lƣợng lớn là: chì kẽm 70 mỏ và điểm quặng, trữ lƣợng khoảng 4 triệu tấn; sắt có 13 mỏ và điểm mỏ, trữ lƣợng khoảng 22 triệu tấn; vàng có 17 mỏ và điểm quặng, trữ lƣợng khoảng 39 tấn; đá vôi xi măng 150 triệu m3; đá trắng, thạch anh khoảng 460 triệu m3; sét xi măng trên 10 triệu m3, ngoài ra còn có antimon, titan, Kaolin, Silic... Trong thời gian tới, Bắc Kạn tiếp tục kêu gọi đầu tƣ các dự án chế biến sâu ở quy mô vừa và nhỏ để nâng giá trị các loại khoáng sản lên cao hơn và tốt hơn phục vụ cho ngành công nghiệp trong nƣớc và tiến đến xuất khẩu. Đặc biệt trú trọng ngành sản xuất vật liệu xây dựng nhƣ: xi măng, đá ốp lát, bột đá công nghiệp.

- Thủy điện: Trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có nhiều hệ suối là đầu nguồn lƣu vực nhỏ và độ dốc dòng chảy lớn, lòng hẹp và có nhiều thác ghềnh thuận tiện cho việc đầu tƣ các công trình thuỷ điện nhỏ. Vì vậy, trong thời gian tới Bắc Kạn đang đẩy mạnh kêu gọi đầu tƣ xây dựng vào lĩnh vực này.

- Phát triển hạ tầng khu và cụm công nghiệp: Khu công nghiệp Thanh Bình là khu công nghiệp tập trung của tỉnh Bắc Kạn đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ cho phép thành lập tại Văn bản số: 125/TTg ngày 22/01/2007 với quy mô diện tích là 73,5 ha và đƣợc mở rộng thêm 80,3 ha. Trong giai đoạn II, khu công nghiệp còn khoảng 90 ha diện tích đất chƣa san lấp mặt bằng. Vì vậy, tỉnh Bắc Kạn đang kêu gọi thu hút đầu tƣ vào phát triển hạ tầng khu công nghiệp Thanh Bình cũng nhƣ một số cụm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

công nghiệp khác trên địa bàn tỉnh nhƣ cụm công nghiệp Xuất Hóa, cụm công nghiệp Nam Bằng Lũng, cụm công nghiệp phía Đông thị xã Bắc Kạn, cụm công nghiệp Cẩm Giàng- Bạch Thông,…

Về nông, lâm nghiệp

Nông nghiệp: Tỉnh đang kêu gọi và tạo điều kiện cho các nhà đầu tƣ đầu tƣ vào lĩnh vực chế biến thức ăn gia súc, chăn nuôi phát triển đàn gia súc theo hƣớng hàng hóa.

Lâm nghiệp: Diện tích rừng tự nhiên của Bắc Kạn vào loại lớn nhất trong các tỉnh vùng Đông Bắc (95,3% diện tích). Sản lƣợng gỗ khai thác hàng năm trên 63.000 m3. Để khai thác hiệu quả tiềm năng trên, Bắc Kạn đang kêu gọi thu hút đầu tƣ vào các ngành chế biến lâm sản, trồng và phát triển rừng. Hiện nay, Bắc Kạn đã quy hoạch xây dựng các nhà máy chế biến lâm sản và các cơ sở chế biến vệ tinh sản xuất các mặt hàng đồ mộc gia dụng, vật liệu xây dựng và đồ mỹ nghệ ở 2 khu vực: Khu vực phía Nam (bao gồm các huyện Chợ Mới, Na Rì, Bạch Thông, Chợ Đồn và thị xã Bắc Kạn), trong đó khu công nghiệp Thanh Bình là trung tâm, tập trung chủ yếu sản xuất ván MDF, ván ghép thanh và đầu tƣ xây dựng các cơ sở chế biến hàng thủ công mỹ nghệ nhƣ đồ mộc cao cấp, hàng mây tre đan xuất khẩu, bào chế dƣợc liệu,...; Khu vực phía Bắc (bao gồm các huyện Pác Nặm, Ba Bể, Ngân Sơn) trong đó thị trấn Nà Phặc thuộc huyện Ngân Sơn hoặc các vùng lân cận là trung tâm, tập trung sản xuất ván MDF, HDF, ván ghép thanh và chế biến lâm sản ngoài gỗ.

Về du lịch

Bắc Kạn có nhiều tiềm năng phát triển du lịch tự nhiên nhƣ: Hồ Ba Bể- một trong 20 hồ nƣớc ngọt tự nhiên lớn nhất thế giới, Vƣờn quốc gia Ba Bể với diện tích 23.340 ha trong đó có hơn 417 loài thực vật và 299 loài động vật có xƣơng sống, Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ… Ngoài ra, Bắc Kạn có nhiều di tích văn hóa- lịch sử đƣợc xếp hạng, đặc biệt là các di tích cách mạng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ nhƣ khu ATK Chợ Đồn; Khu di tích Nà Tu, Cẩm Giàng; Phủ Thông; Đèo Giàng,… rất thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch văn hóa, về nguồn, ...

Về thƣơng mại

Tuy nằm sâu trong nội địa, song do nằm trên Quốc lộ 3- trục Quốc lộ quan trọng của vùng Đông Bắc nối từ Hà Nội lên Cao Bằng, nên Bắc Kạn có thể dễ dàng giao lƣu với tỉnh Cao Bằng và các tỉnh của Trung Quốc ở phía Bắc, với tỉnh Thái

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nguyên, Hà Nội cũng nhƣ các tỉnh của vùng Đồng bằng sông Hồng ở phía Nam. Đây chính là lợi thế lớn để Bắc Kạn đẩy mạnh giao lƣu thông thƣơng hàng hoá đến các cửa khẩu của Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Phòng và Hà Nội.

Đặc biệt, với một thị trƣờng hơn 300 nghìn dân mà đa số là dân sống ở nông thôn vùng sâu, vùng xa chƣa tiếp cận đƣợc với nhiều mặt hàng và các sản phẩm, nên đây là một thị trƣờng tiềm năng cho các nhà sản xuất, nhà đầu tƣ khai thác và đầu tƣ trong tƣơng lai.

Với các tiềm năng phát triển nhƣ trên cộng với các chính sách khuyến khích đầu tƣ của Nhà nƣớc, trong những năm gần đây trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã có nhiều DN đƣợc thành lập và tiến hành SXKD. Các DN thành lập nhiều dẫn đến số thuế TNDN nộp vào ngân sách cũng tăng và công tác quản lý, kiểm tra thuế TNDN của các DN trên địa bàn tỉnh cũng phức tạp và khó khăn hơn.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN (Trang 49 -53 )

×