Nhóm tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm con ngƣời

Một phần của tài liệu các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại (Trang 40 - 45)

Đối với con người, chẳng những tính mạng, sức khỏe là vô giá mà danh dự, nhân phẩm cũng không kém phần quan trọng. Quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người đều rất cần thiết đối với con người và là một trong những quyền quan trọng nhất trong các quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp ghi nhận và bảo hộ. Khoản 1 Điều 20 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ

về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”. Dưới đây là một số tội phạm cụ thể quy định cho phép người bị

hại yêu cầu khởi tố vụ án hình sự khi danh dự, nhân phẩm cũng như lợi ích của họ bị tội phạm xâm hại.

2.2.2.1. Định nghĩa.

Tội hiếp dâm: hiếp dâm là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc dùng thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ.23 Tội phạm này được quy định tại khoản 1 Điều 111 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009. Đây là hành vi xâm phạm trực tiếp đến danh dự, sức khỏe của người bị hại nên họ có quyền chọn lựa cách giải quyết sao cho không gây thêm tổn thương cho mình. Vì vậy pháp luật quy định cho trường hợp này được quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại.

- Dùng vũ lực là hành vi dùng sức mạnh về thể chất như vật ngã, đè, giữ tay, chân, bịt miệng, bóp cổ, đấm đá, trói, gây thương tích, giằng xé quần áo… của nạn nhân nhằm làm mất hoặc hạn chế khả năng phòng vệ, tự vệ, chống trả của nạn nhân. - Đe dọa dùng vũ lực là hành vi dùng lời nói, cử chỉ, động tác như kề súng, kề dao vào người nạn nhân... nhưng chưa tác động vào người nạn nhân, nhưng làm cho nạn nhân hiểu rằng nếu người phạm tội không giao cấu được thì sẽ sử dụng ngay tức khắc vũ lực, nhằm làm tê liệt ý chí kháng cự của nạn nhân.

- Lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân là những trường hợp như nạn nhân đi một mình trong đêm vắng, đi một mình trong rừng, bị say, bị ốm hoặc bị tâm thần …

23 Phạm Văn Beo, Luật Hình sự Việt Nam, quyển 2- Phần các tội phạm, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2012, Tr.150.

- Dùng thủ đoạn khác là những trường hợp người phạm tội đe dọa, khủng bố tinh thần làm cho nạn nhân khiếp sợ, dùng thuốc gây mê, thuốc kích dục, say rượu hay các chất kích thích khác làm cho nạn nhân hạn chế hoặc mất khả năng chống cự.

- Giao cấu trái ý muốn của họ là việc giao cấu nhưng không được sự đồng ý của nạn nhân.

Tội cưỡng dâm: là tội phạm mà người phạm tội có hành vi ép buộc hoặc

bằng những thủ đoạn khác nhau buộc người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng chịu giao cấu với mình. Trong trường hợp này người bị hại hoàn toàn có quyền từ chối không giao cấu nhưng vì trong tình trạng quẫn bách khó khăn nên miễn cưỡng giao cấu với người thực hiện hành vi phạm tội. Cũng vì lẽ đó họ có thể vì bảo vệ danh dự cho mình mà không yêu cầu khởi tố vụ án hình sự. Hoặc vì họ mong muốn hành vi phạm tội sẽ bị xử lý thì họ sẽ yêu cầu cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự. Tội cưỡng dâm được quy định tại khoản 1 Điều 113 Bộ luật hình sự. Theo Điều khoản này thì đây là tội phạm ít nghiêm trọng và xâm phạm đến danh dự của cá nhân của người bị hại. Nên việc quy định tội phạm này là trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại là để cho người bị hại có thể lựa chọn cách giải quyết một cách hợp lý hơn. - Quan hệ lệ thuộc ở đây có thể là quan hệ lệ thuộc về mặt công tác như quan hệ lệ thuộc giữa thủ trưởng và nhân viên, về mặt kinh tế như quan hệ giữa người nuôi dưỡng và người được nuôi dưỡng, về mặt tín ngưỡng hay gia đình (cha mẹ và con)...v.v...

- Người đang ở trong tình trạng quẫn bách là trường hợp người đang ở trong tình trạng hết sức khó khăn, tự mình không thể hoặc khó có thể khắc phục được, mà đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của người khác như trường hợp người thân trong gia đình bị mắc bệnh hiểm nghèo trong khi hoàn cảnh lại đang túng thiếu nghiêm trọng.... Hành vi đe dọa ở tội cưỡng dâm chưa đến mức làm người bị đe dọa tê liệt ý chí, không dám kháng cự như ở tội hiếp dâm. Người bị đe dọa chỉ bị khống chế tư tưởng họ vẫn có khả năng phản kháng nhưng đã miễn cưỡng chịu sự giao cấu.

Tội làm nhục người khác: làm nhục người khác là hành vi xúc phạm nghiêm

trọng danh dự nhân phẩm của người khác. Người phạm tội phải là người có hành vi bằng lời nói hoặc hành động xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác như: lăng mạ, chửi rủa thậm tệ, cạo đầu, cắt tóc, lột quần áo giữa đám

đông… để làm nhục người khác. Người phạm tội có thể có những hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực như bắt trói, tra khảo, vật lộn, đấm đá hoặc dùng phương tiện nguy hiểm khống chế, đe dọa, buộc người bị hại phải làm theo ý muốn của mình. Tất cả hành vi, thủ đoạn đó chỉ nhằm mục đích là làm nhục chứ không nhằm mục đích khác. Trong cuộc sống hằng ngày thường xảy ra nhiều hành vi có tính chất làm nhục người khác nhưng chỉ coi là tội làm nhục người khác khi hành vi đó xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của người bị hại. Nếu chỉ là những lời lẽ hành động có tính chất thiếu văn hóa như chửi rủa nhau ở đám đông, đổ nước bẩn vào nhau hoặc trong quán nhậu cãi nhau rồi hắt bia, rượu vào mặt nhau thì không phải là tội phạm, mà tùy trường hợp có thể bị xử phạt hành chính. Hành vi phạm tội xúc phạm trực tiếp, công khai trước mặt người bị hại hoặc gián tiếp thông qua người khác. Tội làm nhục người khác được quy định tại khoản 1 Điều 121 Bộ luật hình sự. Theo Điều khoản này thì đây là tội phạm ít nghiêm trọng và không có tình tiết tăng nặng. Vì vậy, trường hợp này người bị hại có quyền yêu cầu khởi tố hoặc không yêu cầu khởi tố vụ án hình sự.

Tội vu khống: vu khống là hành vi bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết

rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền lợi của người khác, hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.24 Theo Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999 Phần các tội phạm của thạc sỹ luật học Đinh Văn Quế - Chánh án Tòa Hình sự Tòa án nhân dân tối cao thì: “Bịa đặt là đưa ra những thông tin không đúng sự thật, tự nghĩ ra một điều gì

đó mà không có với người khác như: không tham ô thì bảo là tham ô, không quan hệ bất chính lại tố cáo là quan hệ bất chính, không nhận hối lộ lại tố cáo là nhận hối lộ…”. Tạo ra những thông tin không đúng sự thực hoặc loan truyền thông tin

sai sự thực có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như truyền miệng, qua các phương tiện thông tin đại chúng, viết đơn, thư tố giác … người phạm tội biết những thông tin mình đưa ra là không đúng sự thật nhưng đã thực hiện nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Nếu người phạm tội nhầm tưởng thông tin mình loan truyền là đúng sự thật thì hành vi không cấu thành tội phạm. Còn hành vi bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền là dạng hành vi đặc biệt của hành vi phạm tội vu khống. Là hành vi tố cáo trước cơ quan có thẩm quyền (Công an, Viện kiểm sát…)

24 Phạm Văn Beo, Luật Hình sự Việt Nam, quyển 2- Phần các tội phạm, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2012, Tr.176.

về một tội phạm xảy ra và người thực hiện tội phạm mà hoàn toàn không có thật. Trong trường hợp này người phạm tội biết rõ người mình tố giác không có hành vi phạm tội nhưng vẫn tố giác họ. Cũng tương tự như trường hợp ở tội làm nhục người khác thì tội vu khống được quy định tại khoản 1 Điều 122 Bộ luật hình sự là tội phạm ít nghiêm trọng, không có tình tiết tăng nặng, chỉ ảnh hưởng đến danh dự cá nhân người bị hại. Vì vậy trường hợp này được quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại.

2.2.2.2. Khách thể

Nhóm tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm con người là những tội phạm có hành vi cố ý xâm phạm đến quyền được tôn trọng về danh dự, nhân phẩm của con người. Việc xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác được hiểu là làm tổn thương nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của người khác.

Về khách thể của tội hiếp dâm chính là xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về tình dục của người phụ nữ. Mặt dù theo quy định tại khoản 1 Điều 111 Bộ luật hình sự thì tội hiếp dâm không cần chủ thể đặc biệt, quy định là “người nào…” nghĩa là nữ giới vẫn có thể là người thực hành tội hiếp dâm. Tuy nhiên, trên thực tế cho đến nay thì ở nước ta chỉ có nam giới mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này. Điều này phần lớn được lí giải về mặt sinh lí của nam giới. Ngay cả khi người phụ nữ dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ thì người phụ nữ cũng không thể giao cấu với với anh ta khi anh ta không muốn. Song song đó đối với tội cưỡng dâm thì khách thể của tội này chính là xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về tình dục của người khác. Còn đối với tội làm nhục người khác và tội vu khống thì khách thể của tội này là xâm phạm danh dự, nhâm phẩm của công dân. Làm nhục người khác là hành vi của một người dùng lời nói hay hành động làm ảnh hưởng nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác. Còn vu khống là hành vi xâm hại đến danh dự hoặc đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Các hành vi phạm tội trên xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác một cách nghiêm trọng. Khách thể mà nhóm tội phạm này xâm hại là danh dự, nhân phẩm đối với cá nhân người bị hại, có mức độ ít nghiêm trọng nên có thể giải quyết bằng thỏa thuận giữa các bên mà không cần phải khởi tố vụ án hình sự. Vì là danh dự, nhân phẩm của cá nhân nên tùy theo mức độ thiệt hại mà người bị hại sẽ yêu cầu khởi tố hay không yêu cầu khởi tố vụ án hình sự. Cho nên những trường hợp

này được pháp luật quy định được quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại.

2.2.2.3. Thiệt hại

Thiệt hại chung của những tội phạm này chính là gây thiệt hại đến danh dự, nhân phẩm của con người thể hiện dưới dạng thiệt hại về tinh thần.

Đối với tội hiếp dâm và tội cưỡng dâm có thể gây khủng hoảng về mặt tinh thần của người bị hại và trong một số trường hợp còn ảnh hưởng đến sức khỏe của người bị hại. Như vụ án hiếp dâm em vợ của Nguyễn Trường Thọ bị Tòa án nhân dân thành phố Nha Trang xử phạt hai năm sáu tháng tù theo khoản 1 Điều 111 Bộ luật hình sự. Mức án hai năm sáu tháng tù là quá nhẹ, chưa tương xứng với tính chất hành vi phạm tội. Sự việc xảy ra vào chiều tối ngày 27-10-2013, sau khi chở vợ từ nhà mẹ vợ về, Thọ đã nảy sinh ý định quay lại nhà mẹ vợ để hiếp dâm em vợ. Thấy cổng nhà mẹ vợ khóa, Thọ bỏ xe máy và dép bên ngoài rồi trèo qua hàng rào B40 để vào nhà. Nhìn thấy em vợ đang ngồi xem ti vi nên Thọ xông vào giở trò đồi bại. Lúc này mẹ vợ Thọ đi vào và can ngăn nhưng Thọ vẫn ngoan cố thực hiện hành vi của mình như lôi cổ vào phòng ngủ, nhà bếp, cắn vào những bộ phận trên cơ thể của em vợ…, sau đó bà chạy ra sân kêu la mọi người cứu giúp và tiếp đó dùng thanh sắt đánh vào lưng Thọ. Thọ buông ra và sau đó mở cửa sau bếp, trèo rào bỏ chạy. 25

Theo kết luận giám định, nạn nhân bị khá nhiều vết thương, tỷ lệ thương tật vĩnh viễn 2%. Ngoài ra, nạn nhân còn bị hội chứng suy nhược thần kinh, tỷ lệ 15%. Tổng cộng thương tật là 17%. Trong vụ án này bị cáo phạm tội nguy hiểm, mất nhân tính, xâm phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm và sức khoẻ của bị hại, không gì có thể bù đắp được. Bị cáo thực hiện hành vi ngay khi có sự can ngăn của mẹ vợ, điều này thể hiện ý muốn phạm tội quyết liệt, đến cùng. Hành vi phạm tội của bị cáo rõ ràng có tính chất côn đồ - một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại điểm d khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự. Trường hợp này không những gây ảnh hưởng lớn về mặt tinh thần mà còn xâm hại sức khỏe của người bị hại cần phải được xử phạt thích đáng.

Đối với tội làm nhục người khác và tội vu khống thì gây mất danh dự, nhân phẩm, uy tín hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

25 Xem thêm Khánh Hà, Ngoan cố hiếp dâm em vợ trước mặt mẹ vợ nhưng chỉ lãnh 2 năm tù , Pháp luật TP HCM, 2014, http://plo.vn/phap-luat-chu-nhat/ngoan-co-hiep-dam-em-vo-truoc-mat-me-vo-nhung-chi-lanh-2- nam-tu-494809.html, [Truy cập ngày 30/9/2014].

Người bị hại trong vụ án vu khống có thể bị xúc phạm danh dự, cũng có thể bị thiệt hại về tài sản hoặc những thiệt hại khác về tinh thần, về sức khoẻ... nhưng chủ yếu là thiệt hại về tinh thần (danh dự). Người phạm tội vu khống chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi người bị hại có đơn yêu cầu khởi tố hình sự.

Vì đây là nhóm tội xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm con người hầu hết đều thể hiện dưới dạng thiệt hại về tinh thần nên có thể giải quyết bằng sự thỏa thuận giữa các bên để hạn chế đến mức thấp nhất những tổn hại có thể sẽ tiếp tục xảy ra cho người bị hại đặc biệt là dư luận. Đây là việc mang tính cá nhân nhiều hơn là lợi ích xã hội nên chỉ khi người bị hại có yêu cầu khởi tố thì cơ quan có thẩm quyền mới có quyền quyết định khởi tố vụ án hình sự.

Một phần của tài liệu các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)