Khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền 1 Khởi nghĩa từng phần (từ tháng 3 đến

Một phần của tài liệu giao an 12CB ki 1 (Trang 56 - 58)

1. Khởi nghĩa từng phần (từ tháng 3 đến giữa tháng 8/1945)

* Hoàn cảnh lịch sử:

- CTTG bước vào giai đoạn cuối, phát xít Đức, Nhật đứng trước nguy cơ thất bại.

- Ở Đông Dương:

+ Pháp chuẩn bị chờ cơ hội phản công Nhật, mâu thuẫn Nhật - Pháp căng thẳng.

+ 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp, độc chiếm Đông Dương.

Pháp tan rã, chính quyền Nhật chưa ổn định, các tầng lớp đứng giữa hoang mang, quần chúng cách mạng mong muốn hành động. (?) Trước những biến đổi sâu sắc đó, Đảng ta đã có chủ trương gì?

- HS theo dõi SGK để trả lời. - GV nhận xét, bổ sung.

- GV yêu cầu HS theo dõi SGK diễn biến cao trào kháng Nhật.

- GV bổ sung: Để phát động quần chúng, Mặt trận Việt Minh đã ra lời hịch kêu gọi: “Hỡi quốc dân đồng bào, vận mệnh dân tộc ta đang treo trên sợi tóc, nhưng cơ hội ngàn năm có một đang lại. Giờ kháng Nhật đã đánh, kịp nhằm theo lá cờ đỏ sao vàng năm cánh của Việt Minh, tiến lên, xông tới, cứu nước, cứu nhà”. Lời hịch như tiếng gọi của non sông đất nước thôi thúc đồng bào toàn quốc đứng dậy kháng Nhật. Ở nhiều địa phương từ Bắc đến Nam, quần chúng đã nổi dậy khởi nghĩa giành chính quyền. Sôi nổi nhất là phong trào phá kho thóc Nhật đã lôi kéo hàng triệu nông dân tham gia; tạo nên một phong trào sôi nổi mạnh mẽ chưa từng thấy.

(?) Cao trào kháng Nhật có ý nghĩa gì? - HS suy nghĩ tìm câu trả lời.

- GV dẫn dắt : Từ trong cao trào kháng Nhật, Đảng ta có chủ trương đẩy mạnh công cuộc chuẩn bị lực lượng cách mạng tiến tới khởi nghĩa vũ trang. Đến trước tổng khởi nghĩa thámg Tám, lực lượng cách mạng của ta đã phát triển vượt bậc:

+ LLCT ngày càng lớn mạnh. + LLVT được thống nhất. + Căn cứ địa được mở rộng.

=> Công cuộc chuẩn bị đã hoàn thành. Toàn dân tộc đã sẵn sàng chờ thời cơ vùng dậy tiến hành tổng khởi nghĩa.

- GV: Công cuộc chuẩn bị đã hoàn thành.

* Chủ trương của Đảng:

- 12/3/1945, ra Chỉ thị “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.

- ND chỉ thị:

+ Xác định kẻ thù chính của ND ĐD: Nhật. + Thay khẩu hiệu “Đánh đuổi Pháp - Nhật” bằng “Đánh đuổi phát xít Nhật”.

+ Hình thức ĐT: vũ trang du kích, khởi nghĩa từng phần sẵn sàng chuyển sang tổng khởi nghĩa.

+ Phát động cao trào kháng Nhật cứu nước.

* Diễn biến:

- Ở khu căn cứ địa Cao - Bắc - Lạng, nhiều xã, châu, huyện được giải phóng, chính quyền CM thành lập.

- Ở Bắc Kì và Trung Kì: phong trào phá kho thóc Nhật.

- Một số địa phương khởi nghĩa giành chính quyền: Tiên Du (Bắc Ninh), Bần - Yên Nhân (Hưng Yên), Hiệp Hòa (Bắc Giang), Quảng Ngãi…

* Ý nghĩa:

- Lực lượng cách mạng phát triển vượt bậc. - Cao trào chuẩn bị trực tiếp cho CMT8.

2. Sự chuẩn bị cuối cùng trước ngày Tổng khởi nghĩa khởi nghĩa

- 4/1945, Hội nghị quân sự Bắc Kỳ quyết định: Thống nhất và phát triển LLVT.

- 16/4/1945, Ủy ban DTGP VN và Ủy ban dân tộc giải phóng các cấp thành lập.

- 15/5/1945, VN tuyên truyền giải phóng quân và Cứu quốc thống nhất thành Việt Nam Giải phóng quân.

- 4/6/1945, Khu giải phóng Việt Bắc được thành lập.

3. Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945

a. Nhật đầu hàng Đồng minh, lệnh Tổng khởi nghĩa được ban bố khởi nghĩa được ban bố

Toàn thể DT ta đã sẵn sàng chờ đón thời cơ. - GV giải thích: Thời cơ là thời điểm mà ở đó ĐK chủ quan và khách quan để tiến hành CM đều chín muồi, đảm bảo sự thắng lợi của CM. + Về khách quan: là lúc mà kẻ thù yếu nhất, không còn khả năng kháng cự nữa.

+ Về chủ quan: là lúc LLCM được chuẩn bị đầy đủ, sẵn sàng.

(?) Vậy theo các em thời cơ sẽ đến vào lúc nào? và Đảng ta đã chớp thời cơ ra sao? - HS trả lời: Đó là lúc phát xít Nhật thua phải đầu hàng quân Đồng minh.

+ Đảng ta đã kịp thời ban bố lệnh Tổng khởi nghĩa (đêm ngày 13/8/1945). Như vậy, hành động của Đảng thể hiện một sự nhạy bén, kịp thời dũng cảm, quyết tâm cao của Trung ương Đảng và Hồ Chí Minh.

- GV yêu cầu HS theo dõi SGK, lập Bảng niên biểu diễn biến chính của Tổng KN theo mẫu.

Thời gian Sự kiện tiêu biểu

- HS theo dõi SGK lập bảng niên biểu

- GV hướng dẫn HS lập bảng sau đó sử dụng bảng niên biểu do GV tự làm để HS đối chiếu bổ sung.

- GV: trích đọc một đoạn Tuyên ngôn giúp HS nắm được hai nội dung cơ bản của Tuyên ngôn, đó là tuyên bố độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và khẳng định ý chí bảo vệ dân tộc của toàn thể DT Việt Nam.

- Quân Nhật ở ĐD rệu rã.

=> Điều kiện khách quan có lợi cho Tổng khởi nghĩa.

- Ngày 13/8/1945, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh đã thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc, ra Quân lệnh số 1, chính thức phát động Tổng khởi nghĩa.

- 14 đến 15/8/1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào (Tuyên Quang) thông qua kế hoạch Tổng khởi nghĩa...

- 16 đến ngày 17/8/1945, Đại hội quốc dân Tân Trào được triệu tập tán thành chủ trương khởi nghĩa: Cử ra Ủy ban dân tộc giải phóng do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch....

b. Diễn biến cuộc Tổng khởi nghĩa

- 14/8, nhiều địa phương phát động KN. - 16/8 giải phóng quân tiến về Thái Nguyên. - 18/8, Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam giành CQ.

- 19/8: Hà Nội. - 23/8, Huế. - 25/8: Sài Gòn.

- 28/8: Đồng Nai Thượng và Hà Tiên.

- 30/8: Bảo đại thoái vị, trao ấn, kiếm cho CM * Nhận xét: - Tổng khởi nghĩa diễn ra và giành thắng lợi nhanh chóng tốn ít xương máu.

- Thắng lợi ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn đã quyết định thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa.

Một phần của tài liệu giao an 12CB ki 1 (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w