Các biện pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về thanhtra chuyên ngành trong lĩnh

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về thanh tra trong lĩnh vực đất đai (Trang 68 - 74)

5. Kết cấu của đề tài

3.3.2. Các biện pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về thanhtra chuyên ngành trong lĩnh

lĩnh vực đất đai

Để khắc phục những thực trạng nêu trên, ngoài những biện pháp thực hiện trên thực tế, thiết nghĩ cần hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan nhằm làm cơ sở vững chắc cho các cơ quan thanh tra đất đai.

Thứ nhất: Để nhận định đúng vai trò của thanh tra đất đai, cần phải nhận định lại công tác thanh tra đất đai gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành vì vậy theo Luật Đất đai năm 2013 cần bổ sung thêm khái niệm thanh tra hành chính trong lĩnh vực đất đai cho phù hợp với Luật Thanh tra năm 2010 và phân định nhiệm vụ thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành. Bên cạnh đó, khái niệm thanh tra chuyên ngành đất đai cũng cần được chuẩn hóa cho phù hợp với Luật Thanh tra năm 2010, theo quy định của Luật Đất đai năm 2013, khái niệm thanh tra chuyên ngành đất đai chưa được quy định đầy đủ về nhiệm vụ cụ thể, thanh tra chuyên ngành đất Đai cần phải thực hiện thanh tra hoạt động chấp hành “quy tắc quản lý thuộc lĩnh vực đất đai”, có quy định như vậy mới tương thích với nội hàm khái niệm thanh tra chuyên ngành trong Luật Thanh tra năm 2010. Đồng thời cần phải xác định hoạt động thanh tra đất đai không chỉ thực hiện bởi Bộ và Sở Tài nguyên và Môi trường mà còn có sự tham gia của cơ quan thanh tra Nhà nước phân theo cấp hành chính và hoạt động dưới sự chỉ đạo của thanh tra Chính phủ. Nhận định đúng đắn công tác thanh tra đất đai như vậy mới hoàn thiện được công tác trên thực tế, nâng cao được hiệu lực của toàn ngành thanh tra đất đai và được chuẩn hóa từ trung ương xuống địa phương, giúp thực hiện tốt vai trò của thanh tra đất đai.

Thứ hai: Xây dựng và ban hành Nghị định quy định về thanh tra Tài nguyên và Môi trường nói chung, thanh tra đất đai nói riêng thay thế Nghị định 35/2009 đã không còn phù hợp với Luật Thanh tra năm 2010 và thực tiễn công tác thanh tra đất đai. Nhằm làm cơ sở pháp lý trong hoạt động thanh tra đất đai. Bên cạnh đó, hoàn thiện công tác điều tra, khảo sát nắm tình hình trước khi ra quyết định thanh tra, quy định cụ thể bằng văn bản thông tư giúp cơ quan thanh tra có cách làm hiệu quả đúng đắn. Tăng cường công tác công khai minh bạch trong hoạt động của mình cũng như gấp rút ban hành một quy trình cụ thể, thống nhất cho ngành thanh tra đất đai, để các cơ quan thanh tra đất đai quán triệt và thực hiện theo một quy trình thống nhất. Thường xuyên chỉ đạo các cơ quan thanh tra, kiểm tra rà soát các văn bản liên quan trong lĩnh vực đất đai, để kịp thời kiến nghị, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực trạng của hoạt động ngành thanh tra đất đai hiện nay.

Thứ ba: Cần quy định đầy đủ về tổ chức các cơ quan thanh tra đặc biệt là thanh tra Tổng cục Quản lý Đất đai về bộ phận tham mưu nhiệm vụ thanh tra đất đai của Tổng cục để tăng cường công tác của thanh tra của Tổng cục, cần thiết ban hành thông tư quy định

GVHD: TS. Phan Trung Hiền

cụ thể về vấn đề trên. Thêm vào đó, có những quy định về chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của thanh tra Tổng cục Quản lý Đất đai trong lĩnh vực đất đai.

Thứ tư: Biện pháp quan trọng trong công tác thanh tra và cả công tác giả quyết khiếu nại, tố cáo và tham nhũng trong lĩnh vực đất đai cần xây dựng một quy chế phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong công tác thanh tra đất đai, từ đó giúp kiểm soát chặt chẽ, thông tin liên quan, phối hợp lực lượng trong việc thanh tra quản lý và sử dụng đất.

Thứ năm: Bổ sung quy định về trách nhiệm và biên pháp xử lý đối với các cá nhân, tổ chức sử dụng đất không thực hiện hoặc thực hiện không nghiêm chỉnh kết luận thanh tra, không thực hiện xử lý hay kiến nghị xử lý các sai phạm sau thanh tra được phát hiện bởi lực lượng thanh tra đất đai. Nhằm có biện pháp răn đe, đảm bảo quyền lực Nhà nước của các cơ quan thanh tra đất đai, từ đó góp phần giải quyết dứt điểm các sai phạm, tìm được nguyên nhân xảy ra các sai phạm cũng như góp phần giải quyết triệt để công tác khiếu nại, tố cáo, chống tiêu cực trong quản lý và sử dụng đất.

Thứ sáu: Trong công tác quản lý đất đai cần xem xét hình thức và mức xử phạt đối với các sai phạm được phát hiện qua công tác thanh tra đất đai, xây dựng theo hướng tăng cường thẩm quyền và mức xử phạt các sai phạm thanh tra đất đai. Đẩy mạnh xử lý vi phạm hành chính cũng như mạnh tay chuyển hồ sơ cho các cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện sai phạm ở mức độ truy cứu trách nhiệm hình sự giúp công tác thanh tra đất đai đạt hiệu quả tối ưu trong việc phát hiện và xử lý vi phạm.

Thứ bảy: Chú trọng xây dựng tiêu chuẩn, quy trình tuyển chọn các lực lượng thanh tra đất đai, xây dựng các chế độ bồi dưỡng, phụ cấp cho các chủ thể thực hiện công tác thanh tra. Chú trọng nâng cao đời sống vật chất cho thanh tra viên giúp các chủ thể thanh tra hoàn thành tốt công tác của mình. Nhằm tránh tình trạng tiêu cực trong các cơ quan thanh tra đất đai nói riêng.

Qua phân tích ta nhận thấy được thanh tra đất đai hoạt động đạt hiệu quả ra sao và thấy được thực trạng cũng như bất cập của thanh tra đất đai hiện nay. Từ đó người viết đưa ra những nguyên nhân dẫn đến nhiều thực trạng đối với thanh tra đất đai và đưa ra nhiều giải pháp từ thực tiễn hoạt động về cơ quan có thẩm quyền, chủ thể thực hiện, đến giải pháp lâu dài về mặt pháp luật điều chỉnh. Từ đó thanh tra đất đai sẽ được nâng cao về hiệu lực và tác động thanh tra đất đai đối với công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng ngừa tham nhũng trong lĩnh vực đất đai, giúp kiện toàn công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đất đai.

KẾT LUẬN

Công tác thanh tra đất đai hiện nay là công tác quan trọng trong quản lý và sử dụng đất đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập của nước ta. Qua toàn bộ quá trình nghiên cứu về thực trạng của ngành thanh tra đất đai cũng như các vấn đề lý luận và quy định pháp luật liên quan đến công tác trên người viết nhận thấy được thực trạng công tác thanh tra đất đai hiện nay còn bất cập trong hoạt động và cả trong pháp luật. Cụ thể thanh tra đất đai chưa phát huy được vai trò to lớn của mình, hoạt động còn mang tính hình thức, chưa tác động tích cực đến đối tượng thanh tra đồng thời thấy được công tác quản lý đất đai của các cơ quan quản lý còn chưa mạnh về cơ chế, chính sách quản lý đất đai dẫn đến nhiều sai phạm. Bên cạnh đó, các quy định pháp luật liên quan đến thanh tra đất đai chưa được hoàn chỉnh, chưa sát với thực tế điều đó dẫn đến lực lượng thanh tra thiếu cơ sở pháp lý trong hoạt động. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: nguyên nhân xuất phát từ quy định pháp luật về chủ thể nói chung, quy trình, công tác chuyên môn nghiệp vụ ngành và nguyên nhân xuất phát từ thực trạng ngành thanh tra và quản lý đất đai.

Đánh giá được thực trạng của thanh tra, chúng ta nhận thấy được ưu khuyết điểm, những khó khăn vướng mắc của hoạt động thanh tra đất đai, từ đó có sự điều chỉnh trong hoạt động và pháp luật hiện hành, nhìn nhận lại công tác này qua 3 năm thực thi Luật Thanh tra năm 2010 và cả Luật Đất đai hiện hành. Nhằm thực hiện tốt và quán triệt đầy đủ công tác thanh tra đất đai theo kế hoạch năm 2014. Thấy được tầm quan trọng của thanh tra trong quản lý và sử dụng đất đai.

Do pháp luật về thanh tra và thực trạng thanh tra còn nhiều khuyết điểm vì vậy cần phải có giải pháp căn cơ hoàn chỉnh. Giải pháp nhằm tác động đến hoạt động của thanh tra và tác động đến cơ sở pháp lý liên quan. Cần mạnh tay thay đổi cơ chế, chính sách trong quản lý Nhà nước về đất đai. Kèm theo mạnh tay trong công tác thanh tra đất đai, đẩy mạnh thay đổi cơ cấu các cơ quan thanh tra thành một hệ thống cơ quan độc lập, đẩy mạnh thẩm quyền của thanh tra chuyên ngành để thanh tra có được tác động mạnh, phát huy hết vai trò trong ngăn chặn, phòng ngừa và phát hiện nhựng sai sót trong quản lý để kịp thời chấn chỉnh. Bên cạnh đó cần hoàn chỉnh cơ sở pháp lý liên quan đến thanh tra đất đai, xây dựng một quy chế pháp lý riêng cho lực lượng thanh tra chuyên ngành đất đai về chủ thể, quy trình, công tác nghiệp vụ riêng cho thanh tra đất đai hoạt động. Quan trọng phải xây dựng quy chế phối hợp giữa thanh tra và các công tác khác trong lĩnh vực đất đai để phát huy vai trò tác động của thanh tra đối với xã hội trong lĩnh vực đất đai.

GVHD: TS. Phan Trung Hiền

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Danh mục văn bản quy phạm pháp luật

1. Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 2013. 2. Luật Tổ chức Chính phủ năm 2001.

3. Luật Đất đai năm 2003 sửa đổi, bổ sung 2008, 2009, 2010. 4. Luật Thanh tra năm 2004.

5. Luật Thanh tra năm 2010.

6. Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012. 7. Luật Đất đai năm 2013.

8. Nghị định 35/2009/NĐ-CP Về tổ chức và hoạt động thanh tra Tài nguyên và Môi trường.

9. Nghị định 21/2013/NĐ-CP Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức Bộ Tài nguyên và Môi trường.

10. Nghị định 86/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thanh tra năm 2010.

11. Nghị định 07/2012/NĐ-CP Quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành.

12. Nghị định 97/2011/NĐ-CP Quy định về thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra. 13. Quyết định 21/2014/QĐ-TTg Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu

tổ chức của Tổng cục Quản lý Đất đai trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Danh mục các văn bản khác

1. Nghị Quyết số 48/2005/NQ-TW.

2. Báo cáo tổng kết công tác thanh tra năm 2013 và phương hướng nhiệm vụ năm 2014 của ngành thanh tra.

3. Báo cáo tổng kết công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng về Tài nguyên và Môi trường 6 tháng đầu năm 2014.

4. Bộ Tư pháp-Vụ phổ biến giáo dục pháp luật: Đề cương giới thiệu Luật Thanh tra năm 2010, tr.8, tr.9.

5. Bộ Tài nguyên và Môi trường: Tài liệu Hội nghị tập huấn thanh tra chuyên đề diện rộng việc chấp hành các quy định pháp luật về đất đai, môi trường và tài nguyên nước đối với các khu công nghiệp trên cả nước, Ninh Thuận, năm 2014, tr.6-7. 6. Bộ Tư pháp-Vụ phổ biến, giáo dục pháp luật: Đề cương giới thiệu Luật Đất đai năm

7. Dự thảo lần 1, Nghị định Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, ngày 7 tháng 1 năm 2014.

8. Dự thảo lần 5, Thông tư Quy định quy trình tiến hành một cuộc thanh tra ngày 7 tháng 4 năm 2014.

9. Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ: Chủ đề thanh tra và pháp luật về thanh tra, Đặc san tuyên truyền pháp luật, số 6, Hà Nội, năm 2012, tr.11, tr.13.

10. Kết luận thanh tra trách nhiệm Chủ tịch UBND Thành Phố Đà Nẵng trong việc chấp hành pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng, thanh tra một số dự án đầu tư có liên quan đến việc quản lý và sử dụng đất; công khai nội dung ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, xử lý sau thanh tra.

11. Quyết định 76/2010/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh, Quy định quy trình thanh tra quản lý và sử dụng đất đai tại Thành phố Hồ Chí Minh.

12. Quyết định số 2345/2013/QĐ-BTNMT Ban hành kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

13. Thanh tra Chính phủ: Báo cáo giải trình một số nội dung dự án Luật Thanh tra sửa đổi, tr.8.

14. Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường: Tài liệu tập huấn thanh tra việc chấp hành pháp luật trong công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Đồng Hới, năm 2013, tr.2.

Danh mục sách, báo, tạp chí, giáo trình

1. Lê Thị Thúy: Quy định của pháp luật về hoạt động thanh tra chuyên ngành cần tiếp tục được nghiên cứu, điều chỉnh, Tạp chí thanh tra, thanh tra Chính phủ, số 1, năm 2013, tr.30.

2. Lê Quốc Trung: Đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, số 2, năm 2013, tr.24.

3. Nguyễn Huy Hoàng: Vị trí, vai trò của các cơ quan thanh tra Nhà nước trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân theo Hiến pháp năm 2013, Tạp chí thanh tra, thanh tra Chính phủ, số 4, năm 2014, tr.4.

4. Nguyễn Tú Anh: Góp ý đối với dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, Bàn về chế định thanh tra đất đai trong dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, Đặc san Khoa học pháp lý, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, số 3, năm 2013, tr.33.

GVHD: TS. Phan Trung Hiền

6. Nguyễn Văn Kim, Nguyễn Văn Tuấn: Bàn về nguyên tắc tuân theo pháp luật trong hoạt động thanh tra, Tạp chí thanh tra, thanh tra Chính phủ, số 12, năm 2012, tr.22- 24.

7. Phan Trung Hiền: Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam phần 2, Cần Thơ, năm 2009, tr.77.

8. Phan Trung Hiền: Tài liệu học tập môn Phương pháp nghiên cứu Khoa học Luật, NXB Chính trị Quốc gia, Cần Thơ, năm 2013.

9. Trường Đại học Luật Hà Nội: Giáo trình thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo, NXB Công An nhân dân, Hà Nội, năm 2009, tr.46-48.

10. Thanh tra Chính phủ, Trường Cán bộ thanh tra: Tài liệu đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra viên, phần 3, NXB Lao Động, Hà Nội, năm 2013, tr.83-100.

11. Văn Tiến Mai: Tăng cường công khai, minh bạch trong hoạt động thanh tra, Tạp chí thanh tra, thanh tra Chính phủ, số 1, năm 2013, tr.21.

12. Văn Tiến Mai: Những yếu tố tác động tới kết quả hoạt động thanh tra, Tạp chí thanh tra, thanh tra Chính phủ, số 3, năm 2014, tr.9-10.

13. Vi Văn Đài, Mai Thị Nghị: Giáo trình thanh tra-kiểm tra đất đai, NXB Hà Nội, Hà Nội, năm 2006, tr.16-18.

Danh mục trang thông tin điện tử

1. Báo Người lao động online: Đất đai đụng đâu sai đó, http://nld.com.vn/thoi-su-

trong-nuoc/dat-dai-dung-dau-sai-do-20140308224907445.htm, [truy cập 11/6/2014].

2. Báo Nhân dân điện tử, Xét xử vụ án đặc biệt nghiêm trọng trong quản lý đất đai tại Long Xuyên,

http://www.nhandan.com.vn/mobile/_mobile_phapluat/_mobile_thoisu/item/21019502.ht ml, [truy cập 6/9/2014].

3. Cơ sở dữ liệu Khoa học, quản lý công, Luật, thanh tra: Đặc điểm pháp luật về thanh tra, http://thanhtra.edu.vn/category/detail/78-dac-diem-cua-phap-luat-ve-thanh-tra.html, [15/6/2014].

4. Chu Thị Khánh Huyền, Cơ sở dữ liệu khoa học quản lý Công, Luật, Thanh tra, Vụ Tiên Lãng-Hài Phòng vai trò của cơ quan thanh tra, giám sát-Từ lý thuyết đến thực tế,

http://thanhtra.edu.vn/category/detail/735-tham-luan:-, [truy cập 6/9/2014].

5. Đinh Văn Minh: Thanh tra Việt Nam, Quá trình phát triển của nhận thức, quy định của pháp luật và những vấn đề thực tiễn về thanh tra chuyên ngành,

http://thanhtravietnam.vn/qua-trinh-phat-trien-cua-nhan-thuc-quy-dinh-cua-phap-luat-va-

6. Kết quả tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo 6 tháng đầu năm 2014 của Thành phố Hà Nội, Cổng giao tiếp điện tử thanh tra Thành phố Hà Nội,

http://thanhtra.gov.vn/ct/news/Lists/TinThanhTra/View_Detail.aspx?ItemId=2773, [truy

cập 29/7/2014].

7. Nguyễn Văn Tuấn: Thanh tra Việt Nam, Bàn về khái niệm kiểm tra và một số khái

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về thanh tra trong lĩnh vực đất đai (Trang 68 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)