Nhiệm vụ và quyền hạn của thanhtra viên, công chức được giao thực hiện nhiệm

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về thanh tra trong lĩnh vực đất đai (Trang 44 - 45)

5. Kết cấu của đề tài

2.3.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của thanhtra viên, công chức được giao thực hiện nhiệm

Để phù hợp với Luật Thanh tra năm 2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định 97/2011/NĐ-CP quy định khá chi tiết về các chức danh này. Thanh tra viên theo quy định là công chức Nhà nước hoặc sĩ quan Quân đội nhân dân, sĩ quan Công an nhân dân được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra của các cơ quan thanh tra đất đai, để thực hiện nhiệm vụ thanh tra đất đai được giao44. Trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm theo thẩm quyền căn cứ vào các tiêu chuẩn chung và các tiêu chuẩn riêng của từng gạch thanh tra45. Còn Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đất đai là các cá nhân giữ ngạch công chức và đang làm việc trong thanh tra Tổng cục Quản lý Đất đai, yêu cầu cần phải đảm bảo chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành, am hiểu pháp luật, có nghiệp vụ thanh tra.

Người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành là quy định mới của Luật Thanh tra năm 2010 nên còn nhiều vấn đề tồn tại, đặc biệt là trong hoạt động thanh tra chuyên ngành sau 3 năm áp dụng và thực hiện. Hai chủ thể trên thuộc Thành viên Đoàn thanh tra có thể thực hiện công tác thanh tra theo Đoàn hoặc tiến hành thanh tra chuyên ngành độc lập theo sự phân công của Chánh thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chánh thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường ở địa phương hay Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý

GVHD: TS. Phan Trung Hiền

Đất đai46. Bên cạnh đó, đối với người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực đất đai cần phải xác định rõ phạm vi, nhiệm vụ hoạt động.

Trong phạm vi nhiệm vụ của thanh tra viên và người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đất đai, thực hiện công tác theo Đoàn thanh tra có các nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều 54, Luật Thanh tra năm 2010: Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng đoàn thanh tra; yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản, giải trình nội dung thanh tra, yêu cầu các cơ quan, cá nhân, tổ chức cung cấp các thông tin, tài liệu có liên quan; có quyền kiến nghị với Trưởng đoàn thanh tra áp dụng các biện pháp thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng đoàn thanh tra; xử phạt vi phạm hành chính trong quá trình thanh tra nếu phát hiện sai phạm và thực hiện công tác báo cáo kết quả thanh tra trước Trưởng đoàn.

Đối với thanh tra viên và người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đất đai tiến hành thanh tra độc lập có các nhiệm vụ và quyền hạn như Trưởng đoàn thanh tra khi thực hiện công tác thanh tra, thực hiện công tác thanh tra theo sự chỉ đạo và thực hiện công tác báo cáo cho Chánh thanh tra Bộ, Chánh thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý Đất đai đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình. Qua đó ta thấy khi tiến hành hoạt động theo Đoàn thanh tra, chủ yếu đề cao hoạt động của Trưởng đoàn thanh tra và chịu trách nhiệm cá nhân theo nguyên tắc tập trung dân chủ, còn khi tiến hành thanh tra độc lập chủ yếu là trách nhiệm cá nhân nhằm làm tăng tính chủ động cho các chủ thể thanh tra. Hoạt động thanh tra chuyên ngành và người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đất đai được tổ chức, xuất phát từ hoạt động thanh tra, kiểm tra thường xuyên vì vậy hoạt động của thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành nhằm đáp ứng nhu cầu nhanh chóng, kịp thời của công tác thanh tra.

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về thanh tra trong lĩnh vực đất đai (Trang 44 - 45)