Kết thúc thanhtra

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về thanh tra trong lĩnh vực đất đai (Trang 48 - 51)

5. Kết cấu của đề tài

2.4.3. Kết thúc thanhtra

Báo cáo kết quả thanh tra:

Để có căn cứ cho việc ra kết luận thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra có nhiệm vụ ra văn bản báo cáo kết quả công tác thanh tra cho người ra quyết định thanh tra. Căn cứ vào báo cáo kết quả thanh tra của Thành viên Đoàn thanh tra và việc thu thập thông tin, tài liệu của Trưởng đoàn thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra đất đai chủ trì xây dựng báo báo trên. Báo cáo kết quả thanh tra phải đảm bảo các nội dung như: khái quát về đối tượng

50 Khoản 2, Điều 22, Nghị định 07/2012 Quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành.

51

Khoản 3, Điều 14, Dự thảo lần 5, Thông tư Quy định về Quy trình tiến hành cuộc thanh tra, ngày 7 tháng 4 năm 2014.

GVHD: TS. Phan Trung Hiền

thanh tra đất đai; kết quả kiểm tra, xác minh nội dung thanh tra đất đai của Đoàn thanh tra; qua đó đưa ra các đánh giá về việc quản lý và sử dụng đất (nêu rõ vi phạm, nguyên nhân vi phạm, mức độ vi phạm, hậu quả pháp lý của việc vi phạm, cơ sở pháp lý của việc đánh giá). Kèm theo đó là các biện pháp xử lý hay kiến nghị xử lý và những kiến nghị liên quan đến việc hoàn thiện các quy định cho phù hợp với yêu cầu quản lý đất đai được phát hiện qua thanh tra đất đai.

Xây dựng và đưa ra kết luận thanh tra đất đai:

Người ra quyết định thanh tra phân công nhiệm vụ cho Trưởng đoàn thanh tra xây dựng dự thảo kết luận thanh tra đất đai. Sau đó người ra quyết định thanh tra hoàn thiện văn bản dự thảo kết luận thanh tra và ký ban hành kết luận thanh tra chính thức. Kết luận thanh tra được gửi cho đối tượng thanh tra và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định pháp luật53.

Công bố kết luận thanh tra đất đai:

Quyết định thanh tra phải được công khai (trừ các trường hợp thuộc bí mật Nhà nước). Việc công khai kết luận thanh tra nhằm đảm bảo việc công khai, minh bạch trong hoạt động thanh tra, đây là một quy định tiến bộ của Luật Thanh tra năm 2010, giúp tăng cường hiệu quả hoạt động thanh tra trong lĩnh vực đất đai. Các kết luận của cuộc thanh tra đất đai được công khai bằng cách gửi kết luận đó cho các đối tượng thanh tra hoặc công bố kết luận thanh tra bằng các hình thức khác nhau theo quy định tại Điều 39, Luật Thanh tra năm 2010.

Thực hiện kết luận thanh tra đất đai:

Theo quy định trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ký kết luận thanh tra hoặc nhận được kết luận thanh tra, Thủ trường cơ quan quản lý đất đai hoặc Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra trong lĩnh vực đất đai, có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện kết luận thanh tra. Việc thực hiện kết luận thanh tra là một khâu quan trọng nhằm thực thi các kết luận thanh tra; khắc phục các sai phạm, tuân thủ trong việc xử lý hay kiến nghị xử lý các sai phạm được phát hiện qua công tác thanh tra đất đai.

Qua đó, ta thấy hoạt động thanh tra đất đai là hoạt động thanh tra chuyên ngành Tài nguyên và Môi trường, được thực hiện bởi thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường và bộ phận thanh tra Tổng cục Quản lý Đất đai. Mỗi cơ quan được giao các nhiệm vụ, quyền hạn nhằm thực hiện công tác thanh tra. Đồng thời trong hoạt động thanh tra đất đai có thể được thực hiện bởi Đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên, công chức thanh tra đất đai được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra. Trong đó mỗi Thành viên Đoàn thanh tra có nhiệm vụ và quyền hạn nhất định trong hoạt

53 Khoản 4, Điều 27, Nghị định 07/2012/NĐ-CP, Quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra và hoạt động thanh tra chuyên ngành.

động của Đoàn thanh tra, nhưng quan trọng là công tác của Trưởng đoàn thanh tra đất đai. Hoạt động thanh tra được thực hiện theo trình tục, thủ tục nhất định, có nội dung thanh tra gắn liền với hoạt động quản lý đất đai và có đối tượng cụ thể. Vì vậy mọi công tác thanh tra đều phải thực hiện theo nguyên tắc tuân thủ pháp luật và thực hiện công khai, minh bạch trong hoạt động thanh tra. Các quy định pháp luật làm tiền đề cho hoạt động thanh tra được quy định đầy đủ cả về nội dung, chủ thể, thẩm quyền…Nhưng hoạt động thanh tra đất đai hiện nay có hoạt động nhất định, nhưng vẫn chưa đạt được mục đích và chưa phát huy hết vai trò của mình trong hoạt động thanh tra, điều này người viết sẽ trình bày ở chương ba của luận văn.

GVHD: TS. Phan Trung Hiền

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG THANH TRA TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI HIỆN NAY VÀ GIẢI PHÁP

Trong chương này, người viết tập trung vào phần thực trạng của hoạt động thanh tra đất đai. Nhằm đánh giá thực trạng về các bất cập trong hoạt động của thanh tra đất đai và đánh giá bất cập trong các quy định pháp luật liên quan. Từ đó đưa ra các nguyên nhân ở các góc độ khác nhau, với mục đích giúp người đọc thấy được các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh tra đất đai trong thực tế. Có thực trạng và nguyên nhân vấn đề, người viết đồng thời đưa ra các biện pháp trên mặt pháp luật và các biện pháp trên thực tế để nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra đất đai và góp phần hoàn thiện quy định pháp luật liên quan.

3.1. Đánh giá thực trạng thanh tra chuyên ngành đất đai hiện nay

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về thanh tra trong lĩnh vực đất đai (Trang 48 - 51)