Đánh giá hoạt động thanhtra chuyên ngành đất đai hiện nay

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về thanh tra trong lĩnh vực đất đai (Trang 51 - 57)

5. Kết cấu của đề tài

3.1.1. Đánh giá hoạt động thanhtra chuyên ngành đất đai hiện nay

Để đánh giá được các nghịch lý và bất cập trong hoạt động thanh tra đất đai và giải quyết được tình trạng lực lượng thanh tra hoạt động thường xuyên theo yêu cầu và nhiệm vụ thanh tra đề ra. Nhưng các sai phạm trong quản lý và sử dụng đất cũng không hạn chế, tình trạng khiếu nại, khiếu kiện, tố cáo và tham những trong lĩnh vực đất đai luôn “dẫn đầu” so với các lĩnh vực khác. Người viết sẽ đưa ra các số liệu, các ví dụ phản ánh hoạt động của công tác thanh tra đất đai ở các Tỉnh, Thành phố điển hình trong cả nước và tình trạng sai phạm tràn lan trong lĩnh vực đất, để thấy được hoạt động thanh tra đất đai đang thực hiện vai trò của thanh tra như thế nào, chất lượng hoạt động, cũng như việc tuân thủ pháp luật thanh tra đến đâu.

Trong năm 2012, toàn ngành Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành 1800 cuộc thanh, kiểm tra đất đai. Trong đó có 433 cuộc thanh tra về đất đai. Qua thanh tra đã kiến nghị thu hồi gần 14500 ha đất sử dụng sai mục đích, chậm sử dụng đất; xử phạt vi phạm hành chính gần 2 tỷ đồng, kiến nghị truy thu trên 2 tỷ đồng tiền sử dụng đất chậm nộp ngân sách Nhà nước54. Qua đó, ta thấy trong năm 2012, số cuộc thanh tra đất đai chưa được triển khai rộng rãi trong cả nước, hoạt động còn mờ nhạt chưa chú trọng công tác thanh tra đất đai.

Theo báo cáo tổng kết công tác thanh tra năm 2013, kết quả thanh tra việc quản lý và sử dụng đất như sau: Năm 2013, có 53 Bộ ngành Tài nguyên và Môi trường địa phương tiến hành 659 cuộc thanh tra đất đai cả thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực đất đai. Qua thanh tra phát hiện vi phạm 122 tỷ đồng, 4519 ha đất. Kiến nghị thu hồi 58 tỷ và 3653 ha đất (đã thu hồi 36 tỷ đồng đạt tỷ lệ 62%, 136 ha đất tỷ

54 Lê Quốc Trung: Đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, số 2, năm 2013, trang 24.

lệ 3,7%). Qua thanh tra cho thấy, công tác quản lý đất đai còn buông lỏng, để xảy ra nhiều thiếu sót, vi phạm như: Quy hoạch sử dụng đất thiếu khả thi, không đồng bộ; việc giao cho thuê không đúng thẩm quyền, trình tự thủ tục; lấn chiếm đất công để sử dụng; chuyển nhượng trái phép; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu tiền sử dụng đất không đúng quy định55.

Còn trong 6 tháng đầu năm 2014, số liệu báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường toàn ngành Tài nguyên và Môi trường, tiến hành 212 cuộc thanh tra chuyên ngành đất đai đối với 662 tổ chức, cá nhân sử dụng đất: trong đó thanh tra Tổng cục Quản lý Đất đai đang tiến hành một cuộc thanh tra việc chấp hành pháp luật đất đai của ba tổ chức sử dụng đất trong việc đầu tư khu đô thị, khu nhà ở trên địa bàn Tỉnh Nghệ An. Các Sở Tài nguyên và Môi trường ở các địa phương đã tiến hành 211 cuộc thanh tra, đối với 659 tổ chức, cá nhân trong đó có 192 cuộc thanh tra việc quản lý sử dụng đất của các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, 9 cuộc thanh tra việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, 8 cuộc thanh tra sử dụng đất của các nông lâm trường56.

Qua thanh tra phát hiện 42,19% tổ chức, cá nhân có vi phạm trong quản lý và sử dụng đất tập trung vào một số hành vi: sử dụng đất không đúng mục đích (chiếm 31,06%), không sử dụng đất hoặc tiến độ thực hiện dự án chậm (chiếm 40,53%), chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính (2,65%), thực hiện giao khoán đất nông nghiệp trong nông trường không đúng mục đích (1,14%), cho thuê lại hoặc chuyển quyền sử dụng đất trái phép (chiếm 12,5 %), chưa thực hiện thủ tục hành chính về đất (chiếm 5,68%). Qua đó, kiến nghị thu hồi 749 ha đất, truy thu 187 triệu tiền sử dụng đất, xử lý vi phạm hành chính 76 tổ chức, cá nhân với 1,176 tỷ đồng.

Qua báo cáo quá trình hoạt động trong năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014, ta thấy được hoạt động thanh tra đất đai được triển khai theo đúng kế hoạch, nội dung thanh tra được phân bổ đều trong các nội dung quản lý đất đai và được thực hiện bởi các cơ quan thanh tra đất đai từ Bộ đến Sở Tài nguyên và Môi trường ở các địa phương. Các cơ quan thanh tra đã kiến nghị thu hồi cho Nhà nước, cho tập thể và trả lại công dân hàng nghìn hecta đất các loại, thu hồi nộp ngân sách Nhà nước hàng trăm tỷ đồng. Đồng thời cũng phát hiện công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đất đai ở các địa phương còn nhiều hạn chế bất cập. Tuy nhiên có một nghịch lý trong công tác thanh tra, mặc dù công tác thanh tra đất đai được triển khai rộng khắp cả nước kèm theo đó là việc xử lý các sai phạm cũng được thực hiện triệt để, nhưng vai trò của công tác thanh tra đất đai gần như chưa được phát huy. Nếu vai trò của thanh tra đất đai là ngăn chặn các sai phạm trong

55

Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường: Báo cáo tổng kết công tác thanh tra năm 2013 và phương hướng nhiệm vụ năm 2014.

GVHD: TS. Phan Trung Hiền

quản lý và sử dụng đất, từ đó giúp hạn chế các sai phạm về đất đai, hạn chế vấn đề khiếu nại, khiếu kiện, tranh chấp về đất đai đồng thời hạn chế được tình trạng tham nhũng trong quản lý đất đai góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước. Đó chính là vai trò cốt lõi của thanh tra đất đai. Tuy nhiên đánh giá việc thanh tra đất đai trong việc thực hiện vai trò đó thì còn hạn chế bởi một vài bất cập và nghịch lý sau:

Thứ nhất: Mặc dù có lực lượng thanh tra phát hiện và ngăn chặn các sai phạm nhưng trên thực tế các sai phạm trong lĩnh vực đất đai hầu như tất cả các nội dung đều xảy ra sai phạm, các sai phạm xuất phát từ các cá nhân và tổ chức sử dụng đất trong cả nước. Theo báo cáo, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2014, trên tổng số cuộc thanh tra chuyên ngành đất đai được thực hiện thì có tới 42% số tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật đất đai. Không chỉ vậy các sai phạm trong đất đai ngày càng diễn biến phức tạp và gây ảnh hưởng đến dư luận trong xã hội, đặc biệt là sai phạm trong sử dụng đất của các doanh nghiệp ở các Thành phố lớn, các doanh nghiệp lợi dụng “kẽ hỡ” của luật để cố tình vi phạm. Thêm vào đó, không chỉ các sai phạm trong hiện tại mà còn các sai phạm ở các năm trước chưa được giải quyết, nay tồn động làm giảm hiệu qủa giải quyết các sai phạm đó. Trong khi đó, lực lượng thanh tra vẫn hoạt động thường xuyên, qua đó ta thấy được sự kém hiệu quả trong hoạt động của thanh tra đất đai, hoạt động một cách mờ nhạt, dẫn đến hiệu quả ngăn chặn, phòng ngừa còn thấp.

Thứ hai: Công tác thanh tra đất đai chưa làm được nhiệm vụ đánh giá việc chấp hành pháp luật, quy định về chuyên môn nghiệp vụ trong quản lý và sử dụng đất. Dẫn đến việc khiếu nại, khiếu kiện, tranh chấp trong lĩnh vực đất đai không giảm mà còn tăng đáng kể. Cụ thể trong năm 2014 Bộ TN và MT đã tiếp nhận 1711 lượt đơn khiếu nại, tố cáo, tranh chấp trong đó có 1674 đơn thuộc lĩnh vực đất đai (chiếm 97,83%). Bên cạnh đó, các Sở Tài nguyên và Môi trường ở địa phương đã tiếp nhận 4269 lượt đơn trong đó có 2251 đơn thuộc lĩnh vực đất đai (chiếm 52,73%). Các khiếu nại, tố cáo với số lượng gia tăng, tính chất phức tạp trong quản lý và sử dụng đất. Các Tỉnh, Thành phố có nhiều khiếu nại, tố cáo trong đất đai: Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hải Phòng, Đà Nẵng, Bình Dương, Long An…các địa phương có số lượng lớn khiếu nại, tố cáo về đất đai đồng nghĩa với việc quản lý đất đai còn buông lỏng kèm theo đó công tác thanh tra, phát hiện, xử lý các sai phạm chưa tốt dẫn đến bức xúc trong nhân dân, chính là nguyên nhân dẫn đến khiếu nại, tố cáo. Các nội dung khiếu nại liên quan đến nội dung bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; giá đất; tranh chấp đất đai, nhà ở…Tố cáo liên quan đến cán bộ, công chức làm sai chính sách, tiêu cực, tham nhũng trong quản lý và sử dụng đất, không xử lý nghiêm các vi phạm trong đất đai.

Thứ ba: Thanh tra chưa phát huy được tác dụng phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực đất đai. Thực trạng chứng minh, lĩnh vực đất đai là một lĩnh vực dễ xảy ra tình trạng

tham nhũng, đặc biệt là tham nhũng trong quản lý đất đai như: tham nhũng trong cấp giấy chứng nhận; đăng ký quyền sử dụng đất; tham nhũng trong thu hồi và giao đất. Theo một khảo sát gần đây của Ngân hàng Thế giới và thanh tra Chính phủ tiến hành, đánh giá quản lý đất đai là một trong những ngành tham nhũng nhất chiếm xấp xỉ 60%57. Qua thực trạng đó ta thấy, hoạt động thanh tra đất đai đã không hiệu quả trong việc phát hiện tham nhũng trong lĩnh vực đất đai, nhiều cuộc thanh tra chưa phát hiện được tình trạng tham nhũng. Hầu hết các vụ việc tham nhũng được phát hiện qua cá nhân và phương tiện thông tin đại chúng. Chẳng những tham nhũng trong quản lý đất đai mà còn tình trạng tham nhũng trong các cơ quan thanh tra đất đai cũng là một vấn đề nan giải và khó phát hiện.

Xét về mục đích của thanh tra nói chung, mục đích đặt ra hàng đầu đối với hoạt động thanh tra nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục. Tuy nhiên xét hoạt động thanh tra đất đai chỉ dừng lại ở mục đích phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật. Qua các số liệu ta thấy, kết quả thanh tra đất đai chỉ tập trung các nội dung về số lượng cuộc thanh tra đã thực hiện, số tiền và diện tích đất đã phát hiện sai phạm và xử lý, số lượng cán bộ, công chức bị xử lý…rõ ràng hoạt động thanh tra đất đai chưa thực hiện đúng với mục đích của hoạt động thanh tra. Thêm vào đó, nhiều nghịch lý trong hiệu quả hoạt động của thanh tra đất đai, câu hỏi đặt ra tại sao ngành thanh tra đất đai hiện nay chủ yếu tập trung vào phát hiện và xử lý sai phạm trong lĩnh vực đất đai nhưng ngược lại các sai phạm không giảm, càng thanh tra càng nhiều sai phạm, nhiều khiếu nại, tố cáo, tranh chấp, tham nhũng ngày càng gia tăng.

Thứ tư: Các sai phạm trong lĩnh vực đất đai được phát hiện qua thanh tra đất đai còn quá ít so với thực tế, chủ yếu được phát hiện bởi dư luận xã hội, lực lượng báo chí hay sau khi có sự ồn ào của các tiêu cực xã hội trong đất đai. Qua thực tế cho thấy, lực lượng báo chí góp phần vào việc phát hiện các sai phạm trong việc sử dụng đất của các cá nhân, tổ chức, nhiều vụ việc sai phạm các tổ chức thanh tra chưa phát hiện, đã phát hiện nhưng chưa xử lý đến cùng do nhiều yếu tố khác, trong khi đó báo chí đã phản ánh tạo nên một dư luận xã hội lúc đó lực lượng thanh tra mới tiến hành thanh tra. Không những vậy lực lượng báo chí cũng đã góp phần đưa các tiêu cực trong quản lý và sử dụng đất đặc biệt là tình trạng đưa và nhận hối lộ trong lĩnh vực đất đai ra ánh sáng. Qua đó, mới thấy được vai trò của thanh tra đất đai thực hiện nhiệm vụ chậm trể, chậm phát hiện các sai phạm, chưa thực hiện công tác điều tra khảo sát trong hoạt động dẫn đến thanh tra không đúng trọng tâm, trọng điểm từ đó không phát hiện được các sai phạm.

GVHD: TS. Phan Trung Hiền

Thứ năm: Lực lượng thanh tra đất đai hoạt động chưa thường xuyên, hoạt động mờ nhạt, kém hiệu quả. Thực trạng này thể hiện qua việc, theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong 6 tháng đầu năm còn trên 50% cuộc thanh tra, kiểm tra của Bộ chưa được triển khai thực hiện theo thời gian được ghi trong kế hoạch thanh tra58

. Thêm vào có sự kém hiệu quả thể hiện qua công tác xử lý sau thanh tra cụ thể trong sáu tháng đầu năm qua thanh tra đất đai đã phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai là 700 triệu, kiến nghị thu hồi 300 triệu. Về tình hình, thu hồi tài sản khi xảy ra vi phạm trong năm 2013, thanh tra đất đai đã kiến nghị thu hồi 58 tỷ đồng (thu hồi được 36 tỷ đồng) tỷ lệ đạt 62% và 3653 ha đất (chỉ thu hồi đạt 136 ha đất) đạt tỷ lệ 3,7%59. Dễ dàng nhận thấy, so với thực trạng hoạt động ngành, sai phạm xảy ra nhiều nhưng phát hiện và xử lý chưa rốt ráo, công tác xử lý thể hiện sự kém hiệu quả và chưa ngang tầm với tổ chức thanh tra đất. Qua đó ta thấy, do hạn chế trong hoạt động dẫn đến việc hạn chế trong xử lý, phòng ngừa vi phạm và phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực đất đai.

Thứ sáu: Thời gian qua nhiều cuộc thanh tra đất đai mang tính hình thức, thêm vào đó đội ngũ công tác thanh tra đất đai còn ngại va chạm, né tránh trong xử lý các sai phạm, vấn đề xử lý chưa nghiêm túc, kiên quyết nên hiệu quả thanh tra chưa cao. Chính vì thế lực lượng thanh tra đất đai chậm vào cuộc, hậu quả là để xảy ra sai phạm tràn lan, việc khiếu nại, tố cáo tăng, tham nhũng trong đất đai ngày càng khó kiểm soát.

Để thấy được thực trạng và những bất cập của công tác thanh tra đất đai người viết sẽ đưa ra các ví dụ sai phạm về đất đai có sự tham gia của lực lượng thanh tra đất đai ở một vài Tỉnh, Thành phố.

 Thực trạng thanh tra đất đai trong vụ huyện Tiên Lãng, Thành phố Hải Phòng: cụ thể tháng 1/2012 UBND Huyện Tiên Lãng tổ chức cưỡng chế thu hồi đất của gia đình Ông Đoàn Văn Vươn với sự tham gia của hàng trăm chiến sĩ công an và bộ đội biên phòng. Tháng 2/2012 Thủ Tướng Chính phủ có kết luận chỉ ra các sai phạm của UBND Huyện Tiên Lãng và Thành phố Hải Phòng trong việc giao đất, thu hồi và cưỡng chế thu hồi đất. Và cũng sau đó một tháng, thanh tra Huyện Tiên Lãng mới vào cuộc. Thanh tra Huyện đã mời đại diện gia đình và những người liên quan để làm việc và thanh tra Huyện đã nêu ra các sai phạm của gia đình Ông Vươn nhưng các sai phạm đó đã được phát hiện và xử lý từ trước. Thêm vào đó ta thấy, thanh tra Huyện chỉ vào cuộc sau khi có kết luận của Thủ tướng Chính phủ và sự rùm beng của dư luận và cách làm việc không rõ ràng cụ thể thanh tra Huyện không chịu làm việc với đại diện ủy quyền của gia đình mà không nêu lý

58

Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Bộ TN và MT; 6 tháng đầu năm triển khai 686 cuộc thanh tra, kiểm tra, http://thanhtra.gov.vn/ct/news/Lists/TinTrongNganh/View_Detail.aspx?ItemID=649 [truy cập 19/8/2014]. 59 Theo Báo cáo Tổng kết công tác ngành thanh tra năm 2013 và phương hướng nhiệm vụ năm 2014 của ngành thanh tra.

do chính đáng, không công bố kết luận thanh tra, thực hiện công khai minh bạch khi đối tượng thanh tra yêu cầu cung cấp kết luận thanh tra bằng văn bản thì thanh tra Huyện trả lời cho qua chuyện, đồng thời thanh tra phát hiện các sai phạm đã được xử lý từ rất lâu cũng không đưa ra được các biện pháp, kiến nghị khắc phục hạn chế ngăn ngừa sai phạm tương tự, Chánh thanh tra Huyện cũng không làm trọn nhiệm vụ của mình. Đồng thời một thực trạng sai phạm trong việc thanh tra vụ việc Tiên Lãng là xác định thẩm quyền thuộc thanh tra hành chính hay thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực đất đai. Do gia đình Ông Vươn không thuộc đối tượng của thanh tra hành chính (Thanh tra Huyện Tiên Lãng) mà thuộc đối tượng của thanh tra chuyên ngành đất đai (Thanh tra Sở TN và MT) như vậy sẽ hợp lý hơn. Tuy nhiên vụ việc này thanh tra TN và MT cũng không phát huy được vai trò

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về thanh tra trong lĩnh vực đất đai (Trang 51 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)