5. Kết cấu của đề tài
3.2.3. Nguyên nhân xuất phát từ thực tiễn xã hội hoạt động thanhtra
Bên cạnh các yếu tố ảnh hường từ các quy định pháp luật liên quan, lực lượng làm công tác thanh tra thì trong chính hoạt động ngành thanh tra đất đai cũng là nguyên nhân dẫn đến sự hoạt động kém hiệu quả của thanh tra đất đai.
Thứ nhất: Như đã phân tích trên hệ thống các cơ quan thanh tra là hệ thống thanh tra bên trong, tức có sự phụ thuộc vào sự kiểm soát của cơ quan quản lý. Một mặt làm giảm tính độc lập của cơ quan thanh tra, mặt khác dễ dẫn đến tình trạng các cơ quan thanh tra đất đai và cơ quan quản lý đất đai có sự “bao che” lẫn nhau, nhằm mục đích lẫn tránh các sai phạm trong quản lý và sử dụng đất được phát hiện qua công tác thanh tra đất đai. Thêm vào đó, việc tổ chức cơ quan thanh tra như vậy không thể đảm bảo kỹ cương pháp chế, đấu tranh mạnh mẽ với những biểu hiện vi phạm pháp luật trong quản lý Nhà nước do thanh tra bị phụ thuộc và chi phối. Chính tình trạng này, dẫn đến nhiều kết luận thanh tra đất đai không đi vào thực tế, từ đó dẫn đến nghịch lý thanh tra vẫn hoạt động thường xuyên nhưng vi phạm đất đai vẫn tràn lan trên.
Thứ hai: Trong hoạt động của mình, thanh tra đất đai chưa chú trọng xây dựng quy chế phối hợp và trao đổi thông tin giữa cơ quan thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường với thanh tra các Sở Tài nguyên và Môi trường ở các địa phương. Cả sự phối hợp với các cơ quan khác trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực đất đai cũng chưa được chú trọng làm giảm hiệu lực thanh tra đất đai.
Thứ ba: Các cơ quan thanh tra chưa xác định đúng thẩm quyền của cơ quan mình. Mặc dù có Luật Thanh tra năm 2010 tuy nhiên trên thực tế vẫn còn có sự chồng chéo trong hoạt động về thanh tra chuyên ngành đất đai của thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường và thanh tra Tổng cục Quản lý Đất đai, bên cạnh còn có sự chồng chéo về nhiệm vụ của thanh tra chuyên ngành và thanh tra hành chính trong thanh tra lĩnh vực đất đai. Chính vì nguyên nhân này gây nên tình trạng nhiều Đoàn thanh tra cùng lúc thanh tra một
GVHD: TS. Phan Trung Hiền
Thêm vào đó việc tổ chức các cơ quan thanh tra đất đai chưa hoàn thiện đặc biệt là thanh tra Tổng cục Quản lý Đất đai từ đó làm hạn chế hiệu quả tác động của thanh tra đất đai đến quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đất đai và tình trạng hoạt động yếu kém, chậm trễ trong công tác thanh tra.
Thứ tư: Trong quá trình thực hiện hoạt động thanh tra đất đai chưa thực hiện được việc công khai, minh bạch trong hoạt động. Như công khai kế hoạch tiến hành thanh tra, kết luận thanh tra, làm cho hoạt động thanh tra đất đai giảm tính khách quan. Các đơn vị báo chí không thể tiếp cận được kế hoạch thanh tra, kết luận thanh tra từ đó các đơn vị báo chí chưa phát huy được vai trò thông tin, phản ánh đúng thực trạng sử dụng và quản lý đất đai hiện nay.
Thứ năm: Trong quá trình tiến hành thanh tra, khi kết thúc thanh tra, công tác theo dõi, đôn đốc, xử lý sau thanh tra chưa được thực hiện rốt ráo làm chậm tiến độ thực hiện các kết luận thanh tra, từ đó các sai phạm vẫn còn, việc khiếu nại, tố cáo, tham nhũng trong lĩnh vực đất đai một phần cũng được các cơ quan thanh tra phát hiện tuy nhiên việc phát huy vai trò của thanh tra trong các công tác trên chưa cao.
Thứ sáu: Một phần do cơ chế quản lý đất đai của nước ta hiện nay dễ dẫn đến sai phạm, lạm quyền trong quản lý đất đai, do cơ chế quản lý còn nhiều bất cập, tham nhũng trong các cơ quan này là rất lớn, trong tất cả các nội dung quản lý đất đai đều dễ xảy ra tình trạng tham nhũng gây khó khăn cho lực lượng thanh tra thực hiện hoạt động của mình. Thêm vào đó, lực lượng thanh tra lại mỏng, hoạt động mờ nhạt lại thêm hiện tượng tham nhũng trong các cơ quan thanh tra đất đai đặc biệt là hiện tượng hối lộ và nhận hối lộ trong cơ quan thanh tra. Từ đó kìm hãm hoạt động, tác động của thanh tra đất đai đến công tác quản lý đất đai.