5. Kết cấu của đề tài
3.3.1. Các biện pháp nhằm tăng cường hoạt động thanhtra chuyên ngành đất đai
Từ thực trạng và nguyên nhân nêu trên, ta thấy thanh tra đất đai vừa mang những hạn chế, bất cập trong hoạt động cũng như trong các quy định của pháp luật liên quan. Vì vậy để nâng cao hiệu quả, nâng cao vai trò, tầm quan trọng của thanh tra đất đai thiết nghĩ cần có giải pháp căn cơ và lâu dài về mặt pháp luật và thực tiễn hoạt động nhằm giúp hiệu quả của thanh tra được nâng cao trong quản lý và sử dụng đất.
Trước hết là cần nhìn nhận đúng vai trò, mục đích của hoạt động thanh tra đất đai nhằm có hoạt động đúng định hướng của ngành thanh tra. Mục đích hàng đầu của công tác thanh tra là phát hiện các sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật nhằm kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục còn mục đích phòng ngừa, phát hiện và xử lý vi phạm trong lĩnh vực đất đai là một mục đích thứ hai. Vì vậy
các cơ quan thanh tra cần xác định rõ mục đích của các cuộc thanh tra đề tránh tình trạng chỉ tập trung vào việc phát hiện xử lý các sai phạm không chú trọng đến việc hoàn thiện cơ chế quản lý như vậy sẽ công tác thanh tra sẽ không phát huy được tác động của mình đối với quản lý đất đai.
Trước hết phải chấn chỉnh công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đất đai. Xem xét, củng cố lại hiệu quả quản lý cũng như các nội dung trong quản lý đất đai. Bên cạnh đó tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đất đai nhằm phát hiện các sai phạm, qua thanh tra phải tìm ra căn nguyên của vấn đề khiếu nại, tố cáo, tham nhũng, tiêu cực trong quản lý và sử dụng đất. Có như vậy, trước hết cho thấy sự nổ lực ngăn chặn, kiên quyết phòng ngừa sai phạm của lực lượng thanh tra đất đai. Phát hiện và xử lý kịp thời các sai phạm trong quản lý và sử dụng đất, tránh hiện tượng như thời gian qua, lực lượng thanh tra ít phát hiện sai phạm mà chủ yếu là các tổ chức báo chí hay đến khi dư luận lên tiếng, các cơ quan khác đã xử lý thì thanh tra đất đai mới vào cuộc.
Để hạn chế các sai phạm và tình trạng khiếu nại, tố cáo, tiêu cực trong đất đai. Các cơ quan quản lý cần giải quyết tốt các vấn đề nóng thường xảy ra sai phạm như: bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giao đất, cấp giấy chứng nhận…Rà soát và kiểm tra chặt chẽ các nội dung trong quản lý đất đai dễ xảy ra tham nhũng, tiêu cực. Có sự phối hợp giữa cơ quan quản lý và cơ quan thanh tra để hạn chế xảy ra sai phạm, đồng thời qua thanh tra phải xử lý nghiêm các tham nhũng tiêu cực trong quản lý đất đai, các cán bộ, công chức có sai phạm và cả xử lý các tiêu cực trong các cơ quan thanh tra đất đai, để loại bỏ những cá nhân sai phạm, chú trọng biện pháp giáo dục, phòng ngừa. Đồng thời, với vai trò tham mưu giúp các cấp chính quyền các cấp trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng ngừa tham nhũng là nhiệm vụ hết sức quan trọng vì vậy trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cần xem xét, đánh giá hiệu quả tác động của công tác thanh tra đối với các công tác trên.
Tăng cường thanh tra việc chấp hành pháp luật đất đai, thực hiện toàn diện các cuộc thanh tra chuyên đề, thanh tra diện rộng trong quản lý và sử dụng đất. Kiên quyết thu hồi đất, xử lý các sai phạm được phát hiện. Lực lượng thanh tra cần mạnh tay hơn trong xử lý hay kiến nghị xử lý, tránh tình trạng bao che các đối tượng sai phạm, các kết luận thanh tra chỉ nằm trên hồ sơ không chấn chỉnh trong thực tế.
Cần thực hiện các cuộc thanh tra đất đai theo kế hoạch đã được phê duyệt trong thời gian tới, đồng thời đổi mới nội dung, phương pháp, tập trung vào các Tỉnh, Thành phố trong cả nước có nhiều bất cập, để xảy ra nhiều sai phạm trong quản lý và sử dụng đất. Trong quá trình thực hiện công tác thanh tra cần tổ chức lực lượng điều tra, khảo sát, nắm tình hình nhằm ra các nội dung thanh tra hoàn chỉnh, đúng trọng tâm, trọng điểm. Bên
GVHD: TS. Phan Trung Hiền
tăng cường theo dõi, đôn đốc, kiểm tra sau thanh tra và thực hiện việc công khai minh bạch, tuân thủ quy định pháp luật trong hoạt động thanh tra, trong toàn quy trình thanh tra nhằm đảm bảo tính khách quan của các cuộc thanh tra đất đai.
Thêm vào đó, cơ quan thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường và cơ quan thanh tra Tổng cục Quản lý Đất đai yêu cầu phải tuân thủ tối đa sự lãnh đạo, chỉ đạo của cơ quan thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, để triển khai công tác thanh tra có hiệu quả; bám sát chương trình, kế hoạch thanh tra của Bộ tránh chồng chéo, trùng lắp trong thực hiện kế hoạch thanh tra nhất là trong thanh tra chuyên đề và diện rộng. Thanh tra cấp trên cần giám sát chặt chẽ việc xây dựng kế hoạch thanh tra và trách nhiệm của Thành viên Đoàn thanh tra, đồng thời thanh tra cấp dưới thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng ngừa tham nhũng, giám sát Đoàn thanh tra, kể cả giám sát công tác của các cơ quan thanh tra đất đai nhằm nâng cao hiệu lực công tác thanh tra đất đai trong hiện tại.
Chính do ảnh hưởng của phụ thuộc vào các cơ quan quản lý cùng cấp mà công tác thanh tra còn xảy ra nhiều hạn chế trong hoạt động vì vậy cần mạnh tay tách các cơ quan thanh tra nói chúng và thanh tra đất đai nói riêng thành một hệ thống cơ quan theo ngành dọc, đặt dưới sự giám sát, kiểm tra của cơ quan Đảng. Dưới sự kiểm tra giám sát của cơ quan chính trị, công tác thanh tra sẽ nâng cao và phối hợp với các cơ quan khác trong giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng ngừa tham nhũng trong lĩnh vực đất đai, đồng thời nâng cao tính độc lập và khách quan cho các cơ quan thanh tra đất đai trong hoạt động. Quan trọng phải quan tâm xây dựng cơ quan thanh tra trong sạch, vững mạnh, đẩy mạnh xây dựng văn hóa của cơ quan thanh tra đất đai, nâng cao chất lượng thực thi công vụ.
Tăng cường nhiệm vụ phối hợp giữa các cơ quan thanh tra đất đai và với các cơ quan khác có liên quan trong các công tác thanh tra như: thu thập thông tin, khảo sát nắm tình hình thanh tra; đôn đốc, theo dõi, kiểm tra sau thanh tra…Đặc biệt là trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, phát hiện tham nhũng trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất.
Sắp xếp, kiện toàn tổ chức thanh tra Tài nguyên và Môi trường, đồng thời ra soát đánh giá lại đội ngũ cán bộ, công chức thanh tra để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Bên cạnh đó phải chú trọng công tác tập huấn, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho lực lượng thanh tra viên cũng như khâu tuyển chọn các chức danh thanh tra nhằm có được một đội ngũ thanh tra đất đai có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp, chuyên môn hoàn chỉnh, có kỹ năng, phương pháp làm việc hoàn chỉnh.