Chương 6: INTERNET 1 LÀM QUEN VỚI INTERNET

Một phần của tài liệu Giáo trình tin học đại cương (Trang 106 - 108)

- Motion Paths: Các hiệu ứng định hướng chuyển động Chọn nhóm hiệu ứng và nhấp vào hiệu ứng phù hợp cho đối tượng.

Chương 6: INTERNET 1 LÀM QUEN VỚI INTERNET

1. LÀM QUEN VỚI INTERNET

1.1. Các khái niệm chung

1.1.1. Internet

Internet là một hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy nhập công cộng gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau. Hệ thống này truyền thông tin theo kiểu nối chuyển gói dữ liệu (packet switching) dựa trên một giao thức liên mạng đã được chuẩn hóa (giao thức IP). Hệ thống này bao gồm hàng ngàn mạng máy tính nhỏ hơn của các doanh nghiệp, của các viện nghiên cứu và các trường đại học, của người dùng cá nhân, và các chính phủ trên toàn cầu.

1.1.2.World Wide Web

World Wide Web, gọi tắt là Web hoặc WWW, mạng lưới toàn cầu là một không gian thông tin toàn cầu mà mọi người có thể truy nhập (đọc và viết) qua các máy tính nối với mạng Internet. Thuật ngữ này thường được hiểu nhầm là từ đồng nghĩa với chính thuật ngữ Internet. Nhưng Web thực ra chỉ là một trong các dịch vụ chạy trên Internet, chẳng hạn như dịch vụ thư điện tử. Web được phát minh và đưa vào sử dụng vào khoảng năm 1990, 1991 bởi viện sĩ Viện Hàn lâm Anh quốc Tim Berners-Lee và Robert Cailliau (Bỉ) tại CERN, Geneva, Switzerland.

Các tài liệu trên World Wide Web được lưu trữ trong một hệ thống siêu văn bản (hypertext), đặt tại các máy tính trong mạng Internet. Người dùng phải sử dụng một chương trình được gọi là trình duyệt web (web browser) để xem siêu văn bản. Chương trình này sẽ nhận thông tin(documents) tại ô địa chỉ (address) do người sử dụng yêu cầu (thông tin trong ô địa chỉ được gọi là tên miền (domain name), rồi sau đó chương trình sẽ tự động gửi thông tin đến máy chủ (web server) và hiển thị trên màn hình máy tính của người xem. Người dùng có thể theo các liên kết siêu văn bản (hyperlink) trên mỗi trang web để nối với các tài liệu khác hoặc gửi thông tin phản hồi theo máy chủ trong một quá trình tương tác. Hoạt động truy tìm theo các siêu liên kết thường được gọi là duyệt Web.

Quá trình này cho phép người dùng có thể lướt các trang web để lấy thông tin. Tuy nhiên độ chính xác và chứng thực của thông tin không được đảm bảo.

1.1.3. E-mail

Thư điện tử, hay e-mail là một hệ thống chuyển nhận thư từ qua các mạng máy tính. Email là một phương tiện thông tin rất nhanh. Một mẫu thông tin (thư từ) có thể được gửi đi ở dạng mã hoá hay dạng thông thường và được chuyển qua các mạng máy tính đặc biệt là mạng Internet. Nó có thể chuyển mẫu thông tin từ một máy nguồn tới một hay rất nhiều máy nhận trong cùng lúc.

Ngày nay, email chẳng những có thể truyền gửi được chữ, nó còn có thể truyền được các dạng thông tin khác như hình ảnh, âm thanh, phim, và đặc biệt các phần mềm thư điện tử kiểu mới còn có thể hiển thị các email dạng sống động tương thích với kiểu tệp HTML.

1.1.4.FTP

FTP (viết tắt từ File Transfer Protocol, giao thức truyền tải file) là một giao thức dùng để tải lên (upload) các file từ một trạm làm việc (workstation) hay máy tính cá nhân tới một FTP server hoặc tải xuống (download) các file từ một máy chủ FTP về một trạm làm việc (hay máy tính cá nhân). Đây là cách thức đơn giản nhất để truyền tải các file giữa các máy tính trên Internet. Khi tiếp đầu ngữ ftp xuất hiện trong một địa chỉ URL, có nghĩa rằng người dùng đang kết nối tới một file server chứ không phải một Web server, và một hình thức truyền tải file nào đó sẽ được tiến hành. Khác với Web server, hầu hết FTP server yêu cầu người dùng phải đăng nhập (log on) vào server đó để thực hiện việc truyền tải file.

FTP hiện được dùng phổ biến để upload các trang Web từ nhà thiết kế Web lên một máy chủ host trên Internet, truyền tải các file dữ liệu qua lại giữa các máy tính trên Internet, cũng như để tải các chương trình, các file từ các máy chủ khác về máy tính cá nhân. Dùng giao thức FTP, bạn có thể cập nhật (xóa, đổi tên, di chuyển, copy,...) các file tại một máy chủ.

1.1.5.HTTP

HTTP là chữ viết tắt từ HyperText Transfer Protocol (giao thức truyền tải siêu văn bản). Nó là giao thức cơ bản mà World Wide Web sử dụng. HTTP xác định cách các thông điệp (các file văn bản, hình ảnh đồ họa, âm thanh, video, và các file multimedia khác) được định dạng và truyền tải ra sao, và những hành động nào mà các Web server (máy chủ Web) và các trình duyệt Web (browser) phải làm để đáp ứng các lệnh rất đa dạng. Chẳng hạn, khi bạn gõ một địa chỉ Web URL vào trình duyệt Web, một lệnh HTTP sẽ được gửi tới Web server để ra lệnh và hướng dẫn nó tìm đúng trang Web được yêu cầu và kéo về mở trên trình duyệt Web. Nói nôm na hơn, HTTP là giao thức truyền tải các file từ một Web server vào một trình duyệt Web để người dùng có thể xem một trang Web đang hiện diện trên Internet. HTTP là một giao thức ứng dụng chạy ở trên cùng của bộ giao thức TCP/IP (các giao thức nền tảng cho Internet).

Người ta gọi HTTP là một giao thức “phi trạng thái” (stateless) bởi vì mỗi lệnh đều được thực thi một cách độc lập, lệnh sau không biết bất cứ điều gì về các lệnh đã đến trước mình. Đây chính là một hạn chế, khiếm khuyết của HTTP. Nó là nguyên nhân chính của tình trạng rất khó thực thi các trang Web có khả năng phản ứng thông minh đối với lệnh mà người dùng nạp vào. Và sự hạn chế này đang được các nhà phát triển khắc phục trong các công nghệ mới như ActiveX, Java, JavaScript và cookies.

Vậy thì, có gì khác biệt giữa HTTP và FTP?

- Với FTP, toàn bộ các file được truyền tải từ thiết bị này tới thiết bị khác và được copy vào bộ nhớ. Còn HTTP chỉ truyền tải nội dung của một trang Web vào một trình duyệt Web để xem.

- FTP là một hệ thống hai chiều (two-way system) khi các file được truyền qua lại, tới lui giữa máy chủ và trạm làm việc. Trong khi HTTP là hệ thống một chiều khi các file chỉ được truyền tải từ máy chủ vào trình duyệt Web trên trạm làm việc.

- Khi tiếp đầu ngữ http xuất hiện trên một địa chỉ URL, có nghĩa là người dùng đang kết nối tới một Web server chứ không phải là một file server. Các file được truyền tải (transfer) chứ không được tải về (download), vì thế không được copy vào bộ nhớ của thiết bị nhận.

1.1.6.HTML

Có một tiêu chuẩn chính khác cũng điều khiển cách thức World Wide Web làm việc là HTML (HyperText Markup Language, ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản), có chức năng quản lý cách thức mà các trang Web được định dạng và hiển thị.

1.2.Phương pháp kết nối Internet

Có nhiều cách để truy xuất được internet. Tại việt Nam hiện nay, để truy cập Internet có thể kết nối mạng bằng nhiều phương thức khác nhau. Một số công nghệ hiện đã có mặt tại việt nam, một số công nghệ đang triển khai hay đang được thử nghiệm.

+ Dial up: là phương thức truy cập Internet thông qua đường dây điện thoại bằng cách quay số tới số của nhà cung cấp dịch vụ Internet (chẳng hạn như 1260). Tốc độ kết nối của dial-up dao động từ 20-56Kbps. Mức 56Kbps chỉ nằm trên lý thuyết bởi thực tế chưa bao giờ có thể đạt được tốc độ này. Dial-up là phương thức kết nối chậm nhất trong số các công nghệ truy cập Internet.

+ Băng rộng: Truy cập Internet băng rộng là loại hình kết nối Internet tốc độ cao và luôn trong trạng thái kết nối 24/24. Nói về kết nối băng rộng, người ta thường đề cập tới các

công nghệ kết nối như DSL và “modem cáp” (cable modem) – có khả năng truyền dữ liệu ở tốc độ 521 Kbps hoặc hơn, xấp xỉ gấp 9 lần so với tốc độ kết nối dial-up truyền thống

+ Kết nối qua vệ tinh: Dịch vụ Internet vệ tinh thường được sử dụng tại các khu vực mà các phương pháp truy cập Internet bình thường không thể tiếp cận được (vùng sâu, vùng xa, hải đảo… ). Dịch vụ Internet vệ tinh có 3 loại: phát đa hướng “một chiều” (one- way), phản hồi “một chiều” và truy cập vệ tinh “2 chiều”. Với phương pháp truy cập vệ tinh 2 chiều, tốc độ upstream tối đa là 1Mbps, và độ trễ là 1 giây.

+ Kết nối không dây:

Wi-Fi: Wi-Fi là tên viết tắt của cụm từ “Wireless Fidelity” - một tập hợp các chuẩn tương thích với mạng không dây nội bộ (WLAN) dựa trên đặc tả EEE 802.11 (802.11a, 802.11b, 802.11g…). Wi-Fi cho phép các máy tính hoặc PDA (thiết bị cá nhân kỹ thuật số) hỗ trợ kết nối không dây có thể truy cập vào mạng Interner trong phạm vi phủ sóng của điểm truy cập không dây (hay còn gọi là “hotspot”). Tốc độ kết nối của các chuẩn thuộc Wi- Fi rất khác nhau, cụ thể:

+ 802.11: Dùng cho mạng WLAN, có tốc độ truyền tải dữ liệu từ 1-2Mbps.

+ 802.11a: Là phần mở rộng của 802.11, áp dụng cho mạng WLAN, có tốc độ kết nối lên tới 54 Mbps.

+ 802.11b (còn gọi là 802.11 High Rate hoặc Wi-Fi): Cũng là phần mở rộng của 802.11 dành cho mạng WLAN, có tốc độ truyền dữ liệu tối đa ở mức 11 Mbps.

+ 802.11g: Sử dụng cho mạng WLAN với tốc độ kết nối tối đa trên 20 Mbps. WiMax: WiMAX là công nghệ kết nối không dây băng rộng (đặc tả IEEE 802.16) với phạm vi phủ sóng rộng hơn (tới 50km) so với công nghệ Wi-Fi. WiMax kết nối các điểm “hotspot” của IEEE 802.11(Wi-Fi) tới mạng Internet, và cung cấp khả năng truy cập băng rộng cho đường cáp và đường DSL tới tận vị trí cuối cùng (nhưng vẫn nằm trong phạm vi 50km). WiMax cung cấp khả năng chia sẻ dữ liệu lên tới 70 Mbps, đủ cho 60 doanh nghiệp với đường T1 sử dụng cùng lúc, và hơn 1000 người sử dụng kết nối DSL 1Mbps.

2.WORLD WIDE WEB 2.1. Internet Explorer (IE) 2.1. Internet Explorer (IE)

Là phần mềm có chức năng truy xuất Website, lấy về và hiển thị trang trên màn hình người sử dụng. Các trình duyệt phổ biến:

+ Internet Explorer của Microsoft

+ NetScape Communicator của NetScape + Firefox của Mizizola

+ Chrome của Google,…

Khởi động IE:

Một phần của tài liệu Giáo trình tin học đại cương (Trang 106 - 108)