Định hướng quy hoạch giao thông

Một phần của tài liệu Dự báo nhu cầu giao thông và đánh giá khả năng thông hành qua nút giao tại quận 3 đến năm 2020 (Trang 39 - 45)

Mạng lưới giao thông quận 3 sẽ được nâng cấp mở rộng để đáp ứng nhu cầu giao thông ngày càng tăng. Bên cạnh đó các tuyến Metro số 2, tuyến 3B, tuyến số 4 cũng được xây mới cùng với các tuyến đường trên cao.

Cao Văn Trường _ QG10 _1051170069 Trang 40

Hình 2.6 Định hướng mạng lưới giao thông Quận 3

Căn cứ Quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 (duyệt theo Quyết định số 101/QĐ-TTg, ngày 22/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ) và trên cơ sở đồ án điều chỉnh quy họach chung thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025, Điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 (duyệt theo Quyết định số 568/QĐ-TTg, ngày 08/04/2013 của Thủ tướng Chính phủ.

Theo đó, mục tiêu đến năm 2020, lĩnh vực vận tải của Thành phố sẽ đáp ứng nhu cầu vận tải với chất lượng ngày càng cao, giá cả hợp lý đảm bảo an toàn, tiện lợi, kiềm chế tiến tới giảm tai nạn giao thông và hạn chế ô nhiễm môi trường; từng bước phát triển vận tải công cộng khối lượng lớn, vận tải đa phương thức, dịch vụ logistics. Trong đó, giao thông công cộng (xe buýt, đường sắt đô thị, taxi) sẽ chiếm

Cao Văn Trường _ QG10 _1051170069 Trang 41 từ 20% - 25%; Giao thông cá nhân (ô tô, xe máy, xe đạp) chiếm khoảng 72% - 77%; Các loại hình giao thông khác thị phần đảm nhận ở mức 3%.

Về kết cấu hạ tầng giao thông, đến năm 2020 sẽ cơ bản đầu tư hệ thống giao thông đường bộ chính bao gồm: Trục đường hướng tâm, đường xuyên tâm và vành đai để đảm nhận vai trò vận tải trong nội thành và phân bổ giao thông từ nội - ngoại thành. Xây dựng từ 1 - 2 tuyến đường bộ trên cao. Đối với các tuyến đường trục chính đô thị hiện hữu tiến hành cải tạo nâng cấp 90 - 100% phần mặt đường để tăng năng lực thông xe. Các trục đường trục chính đô thị xây dựng mới phải đảm bảo lộ giới quy hoạch và tiêu chuẩn cấp đường.

Thực hiện đầu tư xây dựng từ 2 - 3 tuyến đường sắt đô thị để đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách công cộng.

Dự kiến quy hoạch tuyến đường trên cao thành phố:

Toàn thành phố xây dựng hệ thống đường trên cao gồm 5 tuyến, tổng chiều dài 70,7 km, quy mô 4 làn xe, trong đó có 1 tuyến đường trên cao thành phố đi ngang qua địa bàn Quận 3 là tuyến số 2 ( theo Điều chỉnh quy hoạch phát triển GTVT Tp.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 )

Tuyến số 1: Từ nút giao Cộng Hòa theo đườn Cộng Hòa – Trần Quốc Hoàn – Quan Thúc Duyên – Hoàng Văn Thụ - Phan Đăng Lưu – Phan Xích Long – Phan Xích Long ( nối dài )- giao với đườn Điện Biên Phủ. Tại đây, tuyên tách 01 nhánh lên xuống tại khu vực nút giao đường Điện Biên Phủ, nhánh còn lại sẽ kéo dài theo đường Ngô Tất Tố - kết thúc trước cầu Phú An. Chiều dài khoảng 9,5 km.

Tuyến số 2: Giao với đường trên cao tuyến số 1 tại nút giao Lăng Cha Cả - Bùi Thị Xuân – vị trí cầu số 5 trên kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè – hẻm số 656 Cách Mạng Tháng Tám – Bắc Hải – hẻm số 2 Thiên Phước – hẻm số 654 Âu Cơ – dọc theo công viên Đầm Sen – rạch Bàu Trâu – đường Chiến Lược – Hương Lộ 2, kết thúc tại điểm nút giao với quốc lộ 1 ( Vành đai 2). Chiều dài khoảng 11,8 km.

Tuyến số 3: Giao với tuyến số 2 tại đường Thành Thái – Lý Thái Tổ - Nguyễn Văn Cừ - rạch Ông Lớn – Nguyễn Văn Linh. Chiều dài khoảng 8,1 km.

Tuyến số 4: Bắt đầu từ quốc lộ 1 ( giao với tuyến số 5 )- Vườn Lài – vượt sông Vàm Thuận (tại vị trí rạch Lăng và đường sắt Bắc Nam 9 tại khu vực cầu Đen

Cao Văn Trường _ QG10 _1051170069 Trang 42 )- đường Phan Chu Trinh quy hoạch kéo dài qua khu vực chung cư Mỹ Phước rồi nối vào đường Điện Biên Phủ, giao với tuyến số 1. Chiều dài khoảng 7,3 km.

Tuyến số 5: Đi trùng đường vành đai 2 ( quốc lộ 1) từ nút giao trạm 2 đến nút giao An Lạc. Chiều dài khoảng 34,0 km.

Hình 2.7 Hệ thống đường trên cao Tp. Hồ Chí Minh

Dự kiến quy hoạch tuyến xe điện ngầmthành phố

Toàn thành phố có 6 tuyến xe điện ngầm (Metro), trong đó có 3 tuyến xe điện ngầm (tuyến số 2, tuyến số 3B và tuyến số 4) đi dưới hành lang đường Cách Mạng Tháng 8 (Tuyến số 2); đường Nguyễn Thị Minh Khai (Tuyến số 3B); đường Hai Bà Trưng, Phạm Ngọc Thạch (Tuyến số 4) trong ranh địa bàn Quận 3 với tổng chiều dài khoảng 7.288m .Trong đó đoạn tuyến số 2 dài 3.044m, đoạn tuyến số 3 dài 2.544m và đoạn tuyến số 4 dài 1.710m.

Cao Văn Trường _ QG10 _1051170069 Trang 43

Hình 2.8 Mạng lưới đường sắt đô thị Tp.Hồ Chí Minh

Đối với khu vực Quận 3 mạng lưới giao thông quận 3 như sau:

Về giao thông đường bộ đối ngoại : Dự kiến nâng cấp mở rộng 6 tuyến

đường chính hiện hữu có chiều rộng lòng đường từ 5 – 6 làn xe theo quy định lộ giới, vừa đảm nhận chức năng giao thông đối ngoại vừa đảm nhận chức năng giao

Cao Văn Trường _ QG10 _1051170069 Trang 44 thông đối nội, bao gồm đường Lý Thái Tổ, đường Cách Mạng Tháng Tám, đường Nguyễn Thị Minh Khai, đường Võ Thị Sáu, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa và đường Điện Biên Phủ. Tuy nhiên các tuyến đường này được tính cho giao thông đối nội.

Về giao thông đường sắt: Về đường sắt có tuyến đường sắt Thống Nhất từ ga Bình Triệu đến ga Hòa Hưng dự kiến đi cao và giao cắt khác cốt với các tuyến đường bộ khác trong phạm vi hành lang lộ giới. Dọc theo tuyến đường sắt đi cao dự kiến xây dựng tuyến đường bộ phía dưới hai bên đường sắt. Điều chỉnh tuyến đường sắt quốc gia thành tuyến đường sắt nội đô. Tổng chiều dài tuyến đường sắt trong phạm vi ranh Quận khoảng 450m (không kể đoạn tuyến trong ga Hoà Hưng) và điều chỉnh ga Hoà Hưng phù hợp với chức năng chính là ga khách của đường sắt nội đô.

Về các công trình phục vụ đối ngoại dự kiến có 5 nút giao thông chính:

+ Nút ngã sáu Dân Chủ.

+ Nút giao cắt đường Tô Hiến Thành nối dài – đường Cách Mạng Tháng 8. + Nút giao cắt Cách Mạng Tháng 8 – đường Nguyễn Thị Minh Khai. + Nút ngã sáu Nguyễn Văn Cừ.

+ Nút ngã bảy Lý Thái Tổ.

Về giao thông đường bộ đối nội, quy hoạch giao thông trên cơ sở kế thừa

các quy định pháp lý trước nay, từng bước nâng cấp, mở rộng đường theo quy định lộ giới. Cụ thể như sau:

Dự kiến nâng cấp cải tạo, mở rộng và xây dựng mới các trục đường chính như sau:

+ Cải tạo nâng cấp, mở rộng các đường chính và đường lên khu vực bao gồm đường Lý Thái Tổ, Cách Mạng Tháng 8, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Thị Sáu, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Điện Biên Phủ, Hai Bà Trưng, Phạm Ngoc Thạch, Pasteur, Trần Quốc Thảo, Lê Văn Sỹ, Trương Định, Bà Huyện Thanh Quan, Cao Thắng, Kỳ Đồng, Nguyễn Phúc Nguyên, Nguyễn Đình Chiểu, Võ Văn Tần, Trần Cao Vân. Trong đó các đường dự trù tuyến đường trên cao, dự kiến tạo dãi phân cách ở giữa có chiều rộng từ 4 – 6m, nhằm bố trí các trụ cầu của hệ thống đường trên cao.

Cao Văn Trường _ QG10 _1051170069 Trang 45 + Xây dựng mới các tuyến đường chính, đường khu vực và đường nội bộ bao gồm 3 đường trên cao dọc Kênh Nhiêu Lộc, đường trên cao dọc đường Tô Hiến Thành nối dài và đường trên cao dọc đường Lý Thái Tổ, đường dọc tuyến đường sắt, đường dọc tuyến đường trên cao Tô Hiến Thành nối dài, đường Trần Văn Đang nối dài và một số tuyến đường nội bộ khác.

Một phần của tài liệu Dự báo nhu cầu giao thông và đánh giá khả năng thông hành qua nút giao tại quận 3 đến năm 2020 (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)