SƠ LƢỢC VỀ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thức ăn nhanh tại nhà hàng kfc của người dân thành phố cần thơ (Trang 47)

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

Cần Thơ là một thành phố trực thuộc trung ƣơng, nằm bên hữu ngạn của sông Hậu, thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đây là một trong 5 thành phố trực thuộc trung ƣơng của Việt Nam. Ngày 24 tháng 6 năm 2009, thành phố Cần Thơ chính thức đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ ra quyết định công nhận là đô thị loại 1 của Việt Nam thuộc vùng kinh tế trọng điểm của vùng đồng bằng sông Cửu Long và là vùng kinh tế trọng điểm thứ tƣ của Việt Nam.

Thành phố Cần Thơ nằm ở vùng hạ lƣu của Sông Mê Kông và ở vị trí trung tâm đồng bằng châu thổ Sông Cửu Long, nằm cách thành phố Hồ Chí Minh 169 km, cách thành phố Cà Mau 178 km, cách thành phố Rạch Giá 128 km, cách biển khoảng 100 km theo đƣờng sông Hậu.

Cần Thơ có tọa độ địa lý 105013‟38” - 105050‟35” kinh độ Đông và 9055‟08” - 10019‟38” vĩ độ Bắc, trải dài trên 55 km dọc bờ Tây sông Hậu. Phía bắc giáp tỉnh An Giang, phía đông giáp tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Vĩnh Long, phía tây giáp tỉnh Kiên Giang, phía nam giáp tỉnh Hậu Giang. Diện tích nội thành là 53 km². Thành phố Cần Thơ có tổng diện tích tự nhiên là 1.409,0 km², chiếm 3,49% diện tích toàn vùng và dân số vào khoảng 1.200.300 ngƣời, mật độ dân số tính đến 2011 là 852 ngƣời/km². Cần Thơ cũng là thành phố hiện đại và lớn nhất của cả vùng hạ lƣu sông Mê Kông.

3.1.2 Đơn vị hành chính

Thành phố Cần Thơ đƣợc chia làm 9 đơn vị hành chính gồm 5 quận và 4 huyện. Tổng số thị trấn, xã, phƣờng là 85, trong đó có 5 thị trấn, 44 phƣờng và 36 xã (tính từ thời điểm ban hành Nghị định số 12/NĐ-CP) (Tổng cục thống kê, 2012).

3.1.3 Tình hình kinh tế

Năm 2011, tốc độ tăng trƣởng kinh tế của thành phố Cần Thơ đạt 14,64%, thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 2.346 USD. Trong 6 tháng đầu 2012, tốc độ tăng trƣởng kinh tế của thành phố ƣớc đạt 8,36%, trong khi đó cùng kỳ năm 2011 mức tăng là 12,21%. Thu nhập bình quân đầu ngƣời của Cần Thơ 6 tháng đầu 2012 ƣớc đạt 1.819 USD. Tỷ trọng nông nghiệp thủy sản chiếm 10,83%, công nghiệp xây dựng chiếm 44,45% và dịch vụ thƣơng mại

chiếm 44,72%. Giá trị sản xuất nông nghiệp thủy sản thực hiện đƣợc 1.617 tỉ đồng, đạt 39,5% kế hoạch cả năm, công nghiệp xây dựng thực hiện đƣợc 12.433 tỉ đồng, đạt 38,6% kế hoạch cả năm, dịch vụ thƣơng mại ƣớc thực hiện đƣợc 7.309 tỉ đồng, đạt 37% kế hoạch cả năm. Tổng thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn ƣớc thực hiện đƣợc 3.443 tỉ đồng, đạt 40,99% dự toán Hội đồng nhân dân thành phố giao. Tổng vốn đầu tƣ phát triển toàn xã hội thực hiện đƣợc 16.770 tỉ đồng (Anh Dũng, 2012).

Trong giai đoạn 9 Tháng đầu năm 2012, tốc độ tăng trƣởng kinh tế của Thành phố Cần Thơ đạt 10,3%, mức cao nhất trong 5 thành phố trực thuộc Trung ƣơng. Đây là mức tăng trƣởng khá cao và hợp lý trong điều kiện sản xuất khó khăn và tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Giá trị sản xuất công nghiệp ƣớc tăng 7,5%, tổng mức bán ra hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 18,5%, vốn đầu tƣ phát triển toàn xã hội tăng 4,97% so với cùng kỳ, thu ngân sách đƣợc 5.092 tỉ đồng, đạt 59,5% dự toán Hội đồng nhân dân thành phố giao… Tuy nhiên, Bên cạnh những mặc tích cực vẫn còn hạn chế, các ngành, lĩnh vực có mức tăng trƣởng thấp hơn mức tăng của những năm trƣớc, ảnh hƣởng trực tiếp đến tăng trƣởng kinh tế và thu ngân sách nhà nƣớc, giá cả hàng hóa, dịch vụ, xăng, dầu và một số vật liệu chủ yếu tăng cao, mặt bằng lãi suất còn cao và khó tiếp cận đã gây áp lực cho sản xuất và đời sống dân cƣ, tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, nhũng nhiễu gây chậm trễ, phiền hà cho tổ chức và nhân dân chƣa giảm…

Công nghiệp Cần Thơ về cơ bản đã xây dựng đƣợc nhiều cơ sở hạ tầng để phục vụ cho các đối tác nƣớc ngoài tác nhập, điển hình là 2 khu công nghiệp tại Trà Nóc trực thuộc quận Bình Thủy, khu công nghiệp Thốt Nốt, khu công nghiệp Hƣng Phú 1 và 2, khu công nghiệp tại quận Ô Môn. Trung tâm Công nghệ Phần mềm Cần Thơ, Cantho Software Park CSP cũng là một trong những dự án đƣợc Thành phố quan tâm đầu tƣ phát triển. Với những lợi thế về phát triển công nhiệp, Cần Thơ cũng đã đƣợc định hƣớng để phát triển trở thành thành phố công nghiệp trƣớc năm 2020 theo Nghị quyết 45- NQ/TW của Bộ chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nƣớc.

Có nhiều siêu thị và khu mua sắm, thƣơng mại lớn nhƣ: Metro, Co-op Mart, Maximart, Vinatex, Best Caring, Siêu thị Điện máy Sài Gòn Chợ Lớn, Khu mua sắm Đệ Nhất Phan Khang, Khu Thƣơng Mại Tây Đô, Trung tâm thƣơng mại Cái Khế. Các ngành dịch vụ tại Cần Thơ rất nhiều loại hình dịch vụ đã và đang dần phát triển mạnh nhƣ Ngân hàng, Y tế, Giáo dục, Văn hóa xã hội,...

Với vị trí thuận lợi là trung tâm của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, ngành Dịch vụ phát triển nhanh theo hƣớng đa dạng hoá loại hình, tạo nên điểm nhấn khá ấn tƣợng làm sôi động kinh tế thành phố. Trong 7 tháng đầu năm 2009, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu và doanh thu dịch vụ thu ngoại tệ trên địa bàn thành phố ƣớc thực hiện 447,4 triệu USD, đạt 48,2% so kế hoạch năm và tăng 4,3% so cùng kỳ. Trong đó, xuất khẩu hàng hoá hơn 431,9 triệu USD, đạt 48% so kế hoạch và tăng 1,5% so cùng kỳ, dịch vụ thu ngoại tệ 15,5 triệu USD, đạt 53,45% so kế hoạch và giảm 4% so cùng kỳ. Trong 9 tháng đầu năm 2009, các doanh nghiệp xuất gần 437.000 tấn gạo, đạt 82,4% so kế hoạch năm và tăng 20,2% so cùng kỳ, nhƣng giá trị chỉ đạt gần 187 triệu USD, giảm 8% về giá trị. Trong đó, xuất trực tiếp 239.000 tấn (giá trị 102 triệu USD), xuất ủy thác 198.000 tấn (85 triệu USD) và cung ứng cho xuất khẩu trên 110.000 tấn quy gạo.

3.1.4 Tình hình dân số

Tính đến năm 2012, dân số toàn Thành phố Cần Thơ đạt gần 1214,1 nghìn ngƣời, mật độ dân số đạt 862 ngƣời/km. Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 805,2 nghìn ngƣời, dân số sống tại nông thôn đạt 408,9 nghìn ngƣời. Dân số nam đạt 603,7 nghìn ngƣời, trong khi đó nữ đạt 610,4 ngƣời (Tổng cục thống kê, 2012).

3.2 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THỨC ĂN NHANH KFC TẠI VIỆT NAM 3.2.1 Quá trình phát triển 3.2.1 Quá trình phát triển

KFC là cụm từ viết tắt của Kentucky Fried Chicken - Gà Rán Kentucky, một trong các thƣơng hiệu thuộc Tập đoàn Yum Brands Inc (Hoa Kỳ). KFC chuyên về các sản phẩm gà rán và nƣớng, với các món ăn kèm theo và các loại sandwiches chế biến từ thịt gà tƣơi. Hiện nay đang có hơn 20.000 nhà hàng KFC tại 109 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

Năm 1997, KFC đã khai trƣơng nhà hàng đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đến nay, hệ thống các nhà hàng của KFC đã phát triển tới hơn 135 nhà hàng, có mặt tại hơn 19 tỉnh/thành phố lớn trên cả nƣớc, sử dụng hơn 3.000 lao động đồng thời cũng tạo thêm nhiều việc làm trong ngành công nghiệp bổ trợ tại Việt Nam.

Hƣơng vị độc đáo, phong cách phục vụ thân thiện, hết lòng vì khách hàng và bầu không khí nồng nhiệt, ấm cúng tại các nhà hàng là ba chìa khóa chính mở cánh cửa thành công của KFC tại Việt Nam cũng nhƣ trên thế giới. KFC Việt Nam đã tạo nên một nét văn hóa ẩm thực mới và đóng góp to lớn vào sự phát triển của ngành công nghiệp thức ăn nhanh tại Việt Nam.

+ Quá trình phát triển của KFC trên thế giới:

 Năm 1930, Sanders chế biến gà rán phục vụ cho hành khách dừng chân ở trạm xăng nơi ông đang làm việc tại Corbin, Bang Kentucky.

 Năm 1939, Ông Sanders đƣa ra món gà rán với một loại gia vị mới pha trộn 11 nguyên liệu khác nhau. Ông nói: "Với loại gia vị thứ mƣời một đó, tôi đã đƣợc dùng miếng gà rán ngon nhất từ trƣớc đến nay".

 Năm 1950, Sanders phải bán lại cơ nghiệp ở Corbin, Bang Kentucky, với số tiền chỉ vừa đủ để đóng thuế. Với $105 USD tiền trợ cấp xã hội nhận đƣợc và tin tƣởng vào hƣơng vị món ăn của mình nên tuy đã 65 tuổi, ông vẫn lên đƣờng bán những gói gia vị và cách chế biến gà rán đồng nhất cho những chủ nhà hàng nằm độc lập trên toàn nƣớc Mỹ.

 Năm 1964, John Y. Brown và Jack Massey mua lại nhãn hiệu Kentucky Fried Chicken với giá 2 triệu USD và mời Sanders làm Đại sứ Thiện chí. Kentucky Fried Chicken đã có 638 nhà hàng.

 Năm 1969, Kentucky Fried Chicken tham gia thị trƣờng chứng khoán New York, Sanders mua 100 cổ phần đầu tiên.

 Năm 1986, Nhãn hiệu Kentucky Fried Chicken đƣợc Pepsi Co mua lại vào ngày 1 tháng 10.

 Năm 1991, Ra mắt logo mới, thay thế Kentucky Fried Chicken bằng KFC.

 Năm 1997, Pepsi Co công bố bộ ba nhà hàng thức ăn nhanh - KFC, Taco Bell và Pizza Hut - thành Tricon Global Restaurants, hệ thống nhà hàng lớn nhất thế giới với hơn 30,000 KFC, Taco Bell và Pizza Hut tại hơn 100 vùng quốc gia và lãnh thổ.

 Năm 2002, Tricon Global Restaurants, công ty nhà hàng lớn nhất thế giới mua lại A&W All American Food và Long John Silver's (LJS) từ Yorkshire Global Restaurants và thành lập YUM! Restaurants International (YRI).

 2007, KFC tự hào giới thiệu một công thức mới vẫn lƣu giữ gia vị “finger-lickin” công thức cũ của Sanders nhƣng chứa thêm Zero Grams of Trans Fat per có trong loại dầu ăn mới

+ Quá trình phát triển tại Việt Nam:

hiện lân đầu tiên vào năm 1997, tại tâm thƣơng mại Sài Gòn Super Bowl. Và để xây dựng thành công thƣơng hiệu của mình trong lòng khách hàng Việt Nam KFC đã phải mất 7 năm và sử dụng chiến lƣợc kinh doanh phù hợp,sản phẩm uy tín,chất lƣợng,dịch vụ khách hàng chu đáo. Có rất nhiều cuộc khảo sát ngƣời tiêu dùng nghiên cứu về KFC đƣợc thực hiện trƣớc đây và cả ngay trong tiêu chí và chiến lƣợc của nhãn hiệu KFC tại Việt Nam đều cho thấy KFC là một nhãn hiệu thức ăn đại diện cho sự trẻ trung , năng động trong cuộc sống của giới trẻ hiện nay. Hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng, hệ thống nhà hàng thức ăn nhanh này đã có mặt tại hầu hết các đƣờng phố của Việt Nam với hơn 135 nhà hàng tại hơn 19 tỉnh/thành phố lớn trên cả nƣớc. Hiện nay đời sống cũng nhƣ thu nhập của ngƣời Việt Nam đã đƣợc nâng cao tại nhiều nơi và KFC cũng đã chú trọng phát triển mạng lƣới rộng khắp của mình ra cả nƣớc chứ không chỉ dừng lại ở những thành phố lớn nhƣ: Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng mà còn cả những địa phƣơng khác nhƣ: An Giang, Quy Nhơn, Ban Mê Thuột, Rạch Giá…

Các cột mốc phát triển đáng nhớ của KFC Việt Nam trong quá trình hoạt động và xây dựng thƣơng hiệu trong lòng ngƣời tiêu dùng cùng với việc mở rộng hệ thống phân phối để mọi ngƣời Việt Nam đều có thể thƣởng thức KFC có thể kể đến nhƣ sau:

Tháng 12/1997: khai trƣơng nhà hàng đầu tiên tại TP.HCM Tháng 06/2006: khai trƣơng nhà hàng đầu tiên tại Hà Nội

Tháng 08/2006: khai trƣơng nhà hàng đầu tiên tại Hải Phòng & Cần Thơ Tháng 07/2007: khai trƣơng nhà hàng đầu tiên tại Đồng Nai – Biên Hòa Tháng 01/2008: khai trƣơng nhà hàng đầu tiên tại Vũng Tàu

Tháng 05/2008: khai trƣơng nhà hàng đầu tiên tại Huế

Tháng 12/2008: khai trƣơng nhà hàng đầu tiên tại Buôn Ma Thuột Tháng 11/2009: khai trƣơng nhà hàng đầu tiên tại Đà Nẵng

Tháng 04/2010: khai trƣơng nhà hàng đầu tiên tại Bình Dƣơng

Tháng 11/2010: khai trƣơng nhà hàng đầu tiên tại TP. Vinh, Nghệ An Tháng 5/ 2011: Khai trƣơng nhà hàng đầu tiên tại TP. Nha Trang, Khánh Hòa.

Tháng 6/2011: khai trƣơng nhà hàng đầu tiên tại Long Xuyên - An Giang Tháng 8/2011: khai trƣơng nhà hàng đầu tiên tại Quy Nhơn và Rạch Giá

Ngày 1/12/2011: khai trƣơng thêm hai nhà hàng tại Phƣờng Nam Dƣơng và Phƣờng Bình Thuận - Đà Nẵng.

Ngày 24/12/2011:khai trƣơng thêm một nhà hàng tại Vincom Long Biên - Hà Nội.

Ngày 5/7/2012: khai trƣơng thêm một nhà hàng tại khu thƣơng mại Big C Hƣng Phú - Cần Thơ

Ngày 10/8/2012: khai trƣơng thêm hai nhà hàng tại Indochina Plaza nằm tại tầng 1 - Trung tâm thƣơng mại Indochina Plaza, Q.Cầu Giấy, Hà Nội và nhà hàng KFC Lạc Long Quân, Q.Tây Hồ, Hà Nội

Ngày 28/11/2012: khai trƣơng thêm một nhà hàng tại Lê Văn Việt tại Quận 09 - thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 6/7/2013 khai trƣơng thêm một nhà hàng tại Phú Mỹ Hƣng, Quận7, TP Hồ Chí Minh.

Ngày 21/11/2013 vừa qua KFC Việt Nam vừa chào đón thêm thành viên mới đó là KFC Lotte Bình Dƣơng.

3.2.2 Sản phẩm

KFC nổi tiếng thế giới với công thức chế biến gà rán truyền thống Original Recipe, đƣợc tạo bởi cùng một công thức pha trộn bí mật 11 loại thảo mộc và gia vị khác nhau do Đại tá Harland Sanders hoàn thiện hơn nửa thế kỷ trƣớc. Ngoài thực đơn gà rán, KFC còn đa dạng hóa sản phẩm tạo nên thực đơn vô cùng phong phú dành cho ngƣời tiêu dùng trên toàn thế giới có thể thƣởng thức hơn 300 món ăn khác nhau từ món gà nƣớng tại thị trƣờng Việt Nam cho tới sandwich cá hồi tại Nhật Bản.

Bên cạnh những món ăn truyền thống nhƣ gà rán và Bơ-gơ, đến với thị trƣờng Việt Nam, KFC đã chế biến thêm một số món để phục vụ những thức ăn hợp khẩu vị ngƣời Việt nhƣ: Gà Big„n Juicy, Gà Giòn Không Xƣơng, Cơm Gà KFC, Bắp Cải Trộn … Một số món mới cũng đã đƣợc phát triển và giới thiệu tại thị trƣờng Việt Nam, góp phần làm tăng thêm sự đa dạng trong danh mục thực đơn, nhƣ: Bơ-gơ Tôm, Lipton, Bánh Egg Tart.

3.2.3 Các đối thủ

Vài năm gần đây, thị trƣờng thức ăn nhanh Việt Nam đặc biệt sôi động với sự bành trƣớng của các thƣơng hiệu nhiều năm “chinh chiến” nhƣ KFC, Lotteria và sự đổ bộ của hàng loạt tên tuổi lớn trên thế giới. Nhiều doanh nghiệp đang chạy nƣớc rút để chuẩn bị cho cuộc đua dự kiến sắp diễn ra khi

McDonald‟s vừa công bố chính thức vào thị trƣờng Việt Nam thông qua đối tác nhƣợng quyền thƣơng mại là ông Henry Nguyễn, nhà sáng lập thƣơng hiệu Good Day Hospitality. Cửa hàng McDonald‟s đầu tiên sẽ có mặt tại Việt Nam đầu năm 2014. Sự kiện này đƣợc coi là một trong những bƣớc ngoặt đối với thị trƣờng thức ăn nhanh (fast food) tại Việt Nam. Cuộc chiến giành thị phần trên thị trƣờng này dự kiến sẽ khốc liệt hơn và cơ hội cho các doanh nghiệp (DN) Việt chen chân càng bị thu hẹp

Subway đã công bố kế hoạch mở rộng thị phần hồi cuối năm 2012. Có mặt tại Việt Nam từ năm 1996, thƣơng hiệu Jollibee (Philippines) có khoảng 30 cửa hàng. Lotteria có 162 cửa hàng, KFC theo sau với hơn 130 cửa hàng. Gần đây, Jollibee đã mua lại cụm Phở 24 và Highlands Coffee.

Mới có mặt tại Việt Nam từ 2 năm nay nhƣng Burger King cũng đã có 18 cửa hàng và đặt mục tiêu mở rộng hệ thống với trung bình 3-4 cửa hàng/tháng. Ngoài ra, còn phải kể đến những thƣơng hiệu bắt đầu quen thuộc với ngƣời tiêu dùng Việt Nam nhƣ Pizza Hut, Pizza Inn, Popeyes, Domino‟s Pizza, Texa Chicken… (Thanh Nhân, 2013).

CHƢƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU 4.1.1 Thông tin các nhân 4.1.1 Thông tin các nhân

Do chọn mẫu ngẫu nhiên kết hợp phân tầng nên tỷ lệ nam, nữ, tuổi tác,

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thức ăn nhanh tại nhà hàng kfc của người dân thành phố cần thơ (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)