- Gợi mở vấn đáp đan xen hoạt động nhóm. - Sử dụng Cabri 3D trợ giúp dạy và học. IV. CẤU TRÚC BÀI DẠY
- HĐ1: Giáo viên giới thiệu các đối tượng cơ bản của hình học không gian (5
phút).
- HĐ2: Giáo viên đưa ra hình vẽ bằng Cabri 3D để học sinh nhận dạng khái niệm điểm thuộc, không thuộc mặt phẳng. (3 phút).
- HĐ3: Giáo viên đưa ra hình vẽ tứ diện đều bằng Cabri 3D để dẫn vào khái niệm hình biểu diễn, hướng dẫn học sinh dựng tứ diện đều bằng Cabri 3D, học sinh xoay hình và đưa ra cỏc hỡnh biểu diễn khác nhau. (Học sinh sử dụng phần mềm độc lập) (12 phút).
Hoạt động này giúp học sinh hình dung được hình vẽ một cách cụ thể từ đó tiếp cận khái niệm hình biểu diễn được dễ dàng hơn. Ngoài ra Cabri 3D còn có tác dụng trợ giúp học sinh củng cố khái niệm hình biểu diễn. Các công cụ của Cabri 3D, đặc biệt là chức năng hình cầu kớnh giỳp học sinh có thể nhìn hình vẽ dưới nhiều góc độ, từ đó tìm tòi khám phá và đưa ra hình biểu diễn chính xác.
- HĐ4: Giáo viên hướng dẫn học sinh dựng hình bằng Cabri 3D để phát hiện, minh hoạ các tính chất thừa nhận của hình học không gian. (Học sinh sử dụng phần mềm theo nhóm) (20 phút).
Nếu không có Cabri 3D, học sinh sẽ phải thừa nhận các tính chất này một cách khiên cưỡng. Việc tạo ra các vật ảo bằng phần mềm giúp học sinh tin tưởng, ghi nhớ tốt hơn nội dung của các tiên đề này, thậm chí các em còn có thể tự mình phát hiện ra chúng, rõ ràng học sinh sẽ hứng thú hơn nhiều so với cách học thông thường.
- HĐ5: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm ra phương pháp xác định giao tuyến của hai mặt phẳng (5 phút).