Bài tập thêm: Bài

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm Sử dụng Phần mềm Cabri 3D trong dạy hoc chương đường thẳng và mặt phẳng trong không gian. quan hệ song song (Trang 68 - 71)

kiểm tra lời giải.

- Bài tập thêm:Bài 1 Bài 1

Khi cắt tứ diện bằng một mặt phẳng thì thiết diện nhận được có thể là những hình nào sau đây:

a) Hình thang b) Hình bình hành c) Hình thoi

Bài 2

- Dựng hình chóp S.ABCD với đáy là hình thang cú đỏy lớn AD = 2BC. - Dựng O là giao điểm của AC và BD , G là trọng tâm tam giác SCD.

a) Nhận xét vị trí tương đối của đường thẳng OG và (SBC). Chứng minh nhận xét đó.

b) Dựng M là trung điểm SD. Nhận xét vị trí tương đối của đường thẳng CM

và (SAB). Chứng minh dự đoán là đúng.

c) Dựng điểm I thuộc đoạn SC sao cho . Dự đoán (và chứng minh) vị trí tương đối của SA và (BID).

2.2.4. Bài: “Hai mặt phẳng song song “ (2 tiết)

Chúng tôi dự kiến thời lượng cho bài học này như sau: - Tiết 1: Định nghĩa. Tính chất.

- Tiết 2: Định lý Talột. Hình lăng trụ và hình hộp. Hình chóp cụt.

Tiết 1, giáo viên lên lớp dạy học theo phương pháp truyền thống, không

có sự hỗ trợ của máy tính điện tử. Sau tiết này giáo viên giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh như sau:

1. Dựng hai mặt phẳng song song bằng phần mềm Cabri 3D bằng 3 cách

2. Sử dụng Cabri 3D để kiểm tra lại các tính chất về hai mặt phẳng song song đó cú ở tiết trước. song đó cú ở tiết trước.

3. (Chuẩn bị để học định lý Talột trong không gian vào tiết sau)

a. Nhắc lại nội dung định lý Talột trong mặt phẳng về các đường thẳng song song? Giải thích cụ thể bằng hình vẽ và kí hiệu. song song? Giải thích cụ thể bằng hình vẽ và kí hiệu.

b. Trong không gian liệu ta có định lý Ta-lột cho các mặt phẳng song song hay không? Nếu có thì định lý sẽ được phát biểu như thế nào?

c. Vẽ hình bằng Cabri 3D, sử dụng công cụ dựng hình, đo đạc, cho thay đổi hình vẽ từ đó dự đoán tính đúng đắn của nhận xét trên.

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Nắm được định lý Ta-lột

- Nắm được định nghĩa hình lăng trụ, hình hộp, hình chóp cụt và các tính chất của cỏc hỡnh đú

2. Về kĩ năng

- Biết sử dụng định lý Talột để giải bài tập

- Biết giải các bài tập về hình lăng trụ, hình hộp, hình chóp cụt

3. Về tư duy

Phát triển tư duy trừu tương, tư duy logic, biết quy lạ về quen

4. Về thái độ

Cẩn thận, chính xác trong tính toán, lập luận và vẽ hình.

5. Mức độ sử dụng Cabri 3D cần đạt

- Dựng được hai mặt phẳng song song.

- Dựng được hình lăng trụ, hình hộp, hình chóp cụt. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Giáo viên:

+ Máy chiếu Projector và các thiết bị kèm theo. + Một số mô hình minh họa bằng Cabri.

- Học sinh: Bút chì, thước kẻ, bài làm ở nhà. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

- Sử dụng Cabri 3D trợ giúp dạy và học IV. CẤU TRÚC BÀI HỌC

- HĐ1: Giáo viên kiểm tra bài làm ở nhà của học sinh, dựa vào đó học sinh phát hiện ra định lý Ta-lột thuận và đảo, định hướng chứng minh. (học sinh sử dụng phần mềm theo nhóm) (15 phút).

Đây là một tình huống thể hiện rõ hiệu quả của việc sử dụng Cabri 3D so với

cách dạy bảng phấn thông thường. Thứ nhất, làm việc với hình thật, vật thật tạo hứng thú học tập cho học sinh, các em tự dựng hình, tính toán, đo đạc từ đó kiểm nghiệm tính chất của hình, hấp dẫn hơn nhiều so với quan sát hình vẽ trên bảng hoặc trên giấy. Thứ hai, Cabri 3D giúp học sinh bao quát được các trường hợp xảy ra, làm điểm tựa trực quan cho việc chứng minh định lý.

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm Sử dụng Phần mềm Cabri 3D trong dạy hoc chương đường thẳng và mặt phẳng trong không gian. quan hệ song song (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w