Các chỉ tiêu đánh giá

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong thanh toán nội địa tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hai bà trưng, hà nội (Trang 27 - 29)

6. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá

địa của NHTM

Sự phát triển của hoạt động TTKDTM trong TTNĐ được đánh giá qua một số chỉ tiêu sau:

1.2.2.1. Nhóm chỉ tiêu định lượng

Chỉ tiêu về doanh số

Doanh số TTKDTM được đề cập đánh giá sự phát triển hoạt động TTKDTM là số tuyệt đối, phản ánh tổng giá trị thanh toán trong một kỳ (thường là 1 năm). Khi xem xét chỉ tiêu này chúng ta không xem xét trong từng thời kỳ riêng rẽ mà xem xét trong một quá trình, xem xét so sánh với các ngân hàng khác, trên cơ sở phân tích các yếu tố tác động bên ngoài để chỉ số này phản ánh một cách tốt nhất thực tế sự phát triển của hoạt động TTKDTM. Nếu doanh số TTKDTM thấp cho thấy hoạt động của TTKDTM của ngân hàng không phát triển và chỉ ra rằng ngân hàng ít có khả năng phát triển hoạt động TTKDTM và ngược lại.

Tỷ trọng TTKDTM trong thanh toán nội địa

Đây cũng là một chỉ tiêu để phản ánh sự phát triển của hoạt động TTKDTM, nó phần nào phản ánh được số lượng khách hàng TTKDTM của ngân hàng, số món thanh toán nhiều thì tốt nhưng nếu nhiều mà giá trị thanh toán trên một món nhỏ thì cũng không phản ánh được sự phát triển.

Tỷ trọng TTKDTM trong TTNĐ =

Tổng khối lượng TTKDTM trong TTNĐ Tổng khối lượng thanh toán qua NH

Chỉ tiêu này là chỉ tiêu quan trọng nhất khi xem xét sự phát triển hoạt động TTKDTM của ngân hàng. Chỉ tiêu phản ánh được khách hàng của ngân hàng thực hiện TTKDTM ở mức độ nào. Khi tỷ trọng này thấp chứng tỏ khách hàng của ngân hàng ít sử dụng TTKDTM của ngân hàng. Do đó ngân hàng cần có những biện pháp để nâng cao tỷ trọng này, khi tỷ trọng này cao thì tổng số phí thu được sẽ lớn, lượng khách hàng tham gia lớn ngân hàng lại có điều kiện đầu tư công nghệ, trang thiết bị hiện đại để phát triển hoạt động TTKDTM lên một mức cao hơn nữa.

15

Mục tiêu của các NHTM là làm sao cho tỷ trọng này càng cao thì càng tốt, ở các nước phát triển thì tỷ trọng này khoảng 95%, còn ở các NHTM Việt Nam hiện nay tỷ lệ này từ 55% đến 75%. Chỉ tiêu này chịu ảnh hưởng nhiều của chính sách ngân hàng, nếu các ngân hàng đầu tư phát triển dịch vụ trở thành ngân hàng đa năng hiện đại thì tỷ trọng này cao, ngược lại ngân hàng chỉ hoạt động như ngân hàng truyền thống thì tỷ trọng này thấp.

Chỉ tiêu về lợi nhuận

Ngân hàng hoạt động với mục tiêu quan trọng là tối đa hóa lợi nhuận nhưng đối với hoạt động dịch vụ thì đó là tối đa hóa tổng số phí thu được.

Thực tế đặt ra cho các NHTM một nghịch lý là hoạt động đảm bảo lợi nhuận cao nhưng cần có sức cạnh tranh về mức phí dịch vụ. Khi một ngân hàng áp dụng mức phí thanh toán đảm bảo lợi nhuận cao thì sẽ ảnh hưởng đến sự cạnh tranh của dịch vụ thanh toán ngân hàng mình. Điều này đòi hỏi các NHTM khi xác định mức phí dịch vụ thanh toán cần căn cứ vào các yếu tố như chi phí đầu vào, chi phí quản lý, chi phí trang bị cơ sở vật chất, công nghệ ngân hàng cũng như mức phí thanh toán cùng dịch vụ của các ngân hàng trên địa bàn, tâm lý khách hàng… để xây dựng lên một mức phí hợp lý (đảm bảo bù đắp chi phí, mang lại lợi nhuận và thu hút được khách hàng).

Để phân tích chỉ tiêu này, chúng ta có thể so sánh biểu phí của ngân hàng với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn và qua các thời kỳ để đánh giá sự hoàn thiện của mức phí dịch vụ có đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.

Số khách hàng sử dụng dịch vụ TTKDTM trong TTNĐ

Chỉ tiêu phản ánh sự phát triển của hoạt động TTKDTM, cho thấy mức tăng trưởng về số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ TTKDTM. Nếu mức tăng trưởng tăng cho thấy khả năng thu hút khách hàng của dịch vụ.

Số món/ khách hàng

Chỉ tiêu phản ánh tần suất sử dụng dịch vụ nhiều hay ít của khách hàng. Nếu chỉ tiêu này tăng cho thấy được sự đáp ứng nhu cầu của khách hàng từ đó giúp cho sự phát triển của dịch vụ.

16

1.2.2.2. Chỉ tiêu định tính

Sự đa dạng của các loại dịch vụ

Đây là chỉ tiêu phản ánh sự phát triển của dịch vụ và mức độ đáp ứng các nhu cầu của khách hàng ngày càng trở nên đa dạng. Hiện nay nhu cầu của khách hàng rất đa dạng, phong phú nên các ngân hàng nỗ lực triển khai cho ra đời nhiều loại hình sản phẩm mới với nhiều tiện ích, tính năng đa dạng. Việc tăng tính đa dạng cho dịch vụ sẽ tác động trực tiếp lên số lượng khách hàng từ đó giúp cho dịch vụ phát triển.

Chất lượng dịch vụ thanh toán

Do các sản phẩm dịch vụ thanh toán không có sự khác biệt nhiều về hình thức nên chính chất lượng dịch vụ là yếu tố quyết định tạo lên sự cạnh tranh giữa

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong thanh toán nội địa tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hai bà trưng, hà nội (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)