Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong thanh toán nội địa tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hai bà trưng, hà nội (Trang 44)

6. Kết cấu của luận văn

3.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh

3.1.3.1. Về huy động vốn

Vốn là điều kiện để đảm bảo hoạt động và luôn là một vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nhận thức được vấn đề này và từ khi chuyển sang cơ chế hoạt động đi vay để cho vay, BIDV chi nhánh Hai Bà Trưng luôn chủ động tích cực quan tâm phát triển công tác huy động vốn dưới mọi hình thức.

Từ khi mới thành lập, chi nhánh chưa có nghiệp vụ huy động vốn đầu tư, nguồn vốn chủ yếu do ngân sách chuyển sang để cấp phát và cho vay. Đến năm 1995, chuyển hẳn sang là ngân hàng thương mại và được phép huy động vốn từ các tổ chức kinh tế, dân cư và nước ngoài. Trong mấy năm gần đây, nền kinh tế trên thế giới đang phải đối mặt với khủng hoảng tài chính, nền kinh tế Việt Nam cũng bị ảnh

32

hưởng. Trong bối cảnh đó, NHTM nói chung và BIDV chi nhánh Hai Bà Trưng nói riêng bị ảnh hưởng không nhỏ.

Bảng 3.1: Tình hình huy động vốn

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Tổng nguồn vốn 3900 100 5100 100 6075,3 100

1. Phân theo loại tiền

- Nội tệ 3247,7 83,3 4176,9 81,9 4659,8 76,7

- Ngoại tệ 651,3 16,7 923,1 18,1 1415,5 23,3

2. Phân theo thời gian

- Tiền gửi không kỳ hạn 654 16,77 871,6 17,09 1046,8 17,23 - Tiền gửi có kỳ hạn < 12 tháng 2061 52,84 2820,3 55,3 3423,4 56,35 - Tiền gửi có kỳ hạn  12 tháng 1185 30,39 1408,1 27,61 1605,1 26,42

3. Phân theo thành phần kinh tế

- Tiền gửi, tiền vay các TCTD 450 11,54 627,3 12,36 993,9 16,36 - Tiền gửi các tổ chức kinh tế 1452 37,23 1785 35 2209 36,37 - Tiền gửi dân cư 1998 51,23 2684,7 52,64 2872,4 47,27

33

Qua bảng số liệu trên ta thấy, nguồn vốn huy động tăng qua từng năm. Tổng nguồn vốn năm 2013 đạt 5100 tỷ đồng tăng 1200 tỷ đồng so với năm 2012 tương đương tăng 30,8% và vượt 30% kế hoạch đề ra trong năm. Năm 2014, nguồn vốn huy động đạt 6075,3 tỷ đồng tăng 975,3 tỷ đồng so với năm 2013 tương đương 19,12%. Mặc dù, tốc độ tăng nguồn vốn huy động của chi nhánh có dấu hiệu giảm nhẹ nhưng đây cũng là thành tích đáng kể khi nền kinh tế đang gặp khó khăn. Nguồn vốn ngoại tệ giảm do nguồn vốn tiền gửi ngoại tệ chủ yếu là nguồn vốn huy động từ dân cư. Do sự ổn định của tỷ giá ngoại tệ, thêm vào đó là mức trần lãi suất huy động ngoại tệ theo quy định của NHNN thấp, nên tiền gửi dân cư ngoại tệ có xu hướng giảm dần.

Xét theo thành phần kinh tế ta thấy: tiền gửi của các tổ chức kinh tế chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong tổng nguồn vốn huy động, và tương đối ổn định trong các năm, giữ ở mức trung bình 36% nguồn vốn huy động. Nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất là nguồn vốn tiền gửi dân cư, đây là nguồn vốn có tính chất ổn định và không thể thiếu được. Năm 2014, tỷ trọng tiền gửi dân cư giảm xuống, chiếm 47,27% tổng vốn huy động, nguyên nhân chủ yếu, năm 2014, lãi suất huy động giảm xuống với mức trần lãi suất 7% nên dân chúng không muốn gửi tiền vào ngân hàng.

Bất cứ ngân hàng nào nhất là những thời điểm lãi suất biến động, nguồn vốn ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong nguồn vốn huy động để đảm bảo khả năng thanh toán cũng như hạn chế rủi ro có thể xảy ra. Căn cứ theo thời gian thì tiền gửi không kỳ hạn qua các năm ở mức ổn định 16%, còn tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng có xu hướng tăng 2012 là 52,84%, năm 2013 là 55,3%, năm 2014 là 56,37% và tất nhiên tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng có xu hướng giảm xuống từ 30,39% năm 2012, xuống còn 27,61% năm 2013 và đến năm 2014 là 26,42%.

Mặc dù trong những năm qua, nền kinh tế đang gặp khó khăn, tuy nhiên với sự nỗ lực của toàn chi nhánh tổng vốn huy động đã tăng qua các năm. Đây chính là dấu hiệu tích cực của đội ngũ nhân viên ngân hàng trong công tác huy động vốn.

34

3.1.3.2. Về tình hình sử dụng vốn

Có thể nói, nghiệp vụ tạo vốn là bàn đạp còn sử dụng vốn là lực quyết định đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Sự ổn định trong công tác huy động vốn đã phần nào tạo nền tảng vững chắc đối với hoạt động tín dụng của chi nhánh.

Do bám sát định hướng kinh doanh của ngân hàng, chi nhánh BIDV Hai Bà Trưng đã đưa ra các chính sách hợp lý với phương châm: chất lượng, hiệu quả và an toàn là trên hết, lấy hiệu quả của khách hàng là mục tiêu kinh doanh của ngân hàng. Dưới sự chỉ đạo của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, BIDV Hai Bà Trưng đã tập trung nhiều sức, thời gian cho việc giải quyết nợ quá hạn và đầu tư vốn nhằm tăng dư nợ để đáp ứng nhu cầu vốn trên địa bàn và góp phần thúc đẩy kinh tế khu vực phát triển.

Bảng 3.2: Tình hình sử dụng vốn

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Tổng dƣ nợ 837,07 100 1003,64 100 1204.27 100

1.Phân loại theo loại tiền

- Nội tệ 404,3 48,3 557,02 55,5 786,39 65,3

- Ngoại tệ 432,77 51,7 446,62 44,5 417,88 34,7

2.Phân loại theo thời gian

- Ngắn hạn 421,8 50,39 378,97 37,76 597,44 48,78 - Trung - dài hạn 415,27 49,61 624,67 62,23 616,83 51,21

35

Dư nợ tín dụng tăng qua các năm. Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế năm 2012 đạt 837,07 tỷ đồng sang năm 2013 tăng 166,57 tỷ đồng tương đương 20% trong đó dư nợ nội tệ đạt 557,02 tỷ đồng tương đương 55,5%, dư nợ ngoại tệ chiếm 44,5% dư nợ tín dụng. Năm 2014, tổng dư nợ tín dụng đạt 1204,27 tỷ đồng tăng 200,63 tỷ đồng so với năm 2013 tương đương 20% và đạt 98% kế hoạch được giao. Dư nợ chủ yếu phục vụ cho các dự án giải ngân đồng tài trợ, dự án dài hạn đi vào hoạt động để thu hồi vốn và phục vụ lĩnh vực xây dựng và kinh doanh sản xuất…

3.1.3.3. Các hoạt động khác

Nghiệp vụ thanh toán quốc tế:

Nằm trên địa bàn Hà Nội có nhiều doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nên chi nhánh BIDV chi nhánh Hai Bà Trưng đã thúc đẩy hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ nhằm thỏa mãn nhu cầu ngoại tệ hợp lý cho khách hàng hoạt động và tăng thêm thu nhập cho Chi nhánh.

Bảng 3.3: Tình hình kinh doanh ngoại hối

Đơn vị: triệu USD

Nghiệp vụ Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

1. Kinh doanh ngoại tệ

Doanh số mua 97,5 49,99 50,69

Doanh số bán 96 49,48 50,76

2. Thanh toán quốc tế

Thanh toán L/C nhập 172,5 36,34 33,60

Thanh toán L/C xuất 29,04 19,93 36,53

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh từ năm 2012 - 2014)

Từ 2012, chi nhánh đã triển khai đầy đủ các sản phẩm thanh toán quốc tế mà BIDV Việt Nam cung cấp. Tuy nhiên, doanh số thanh toán quốc tế giảm mạnh từ năm 2013. Năm 2013, doanh số thanh toán hàng nhập khẩu đạt 36,34 triệu USD, số

36

món đạt 480 món, giảm 78,93% về doanh số so với năm 2012. Năm 2014, tổng doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của chi nhánh đạt 70,13 triệu USD. Doanh số mua bán ngoại tệ đạt 101,44 triệu USD tăng 1% so với năm 2013.

Nghiệp vụ kế toán thanh toán

Với công nghệ hiện đại, chất lượng dịch vụ ngày càng hoàn thiện, mạng lưới liên kết rộng khắp. Do đó, lượng khách hàng đến giao dịch tại ngân hàng ngày càng đông đã góp phần tăng nguồn vốn huy động, dư nợ cho vay và tăng phí dịch vụ. Tính đến 31/12/2014, nghiệp vụ kế toán thanh toán đã đạt được một số kết quả sau: - Doanh số chuyển tiền đi đạt 17,809 tỷ đồng.

- Doanh số chuyển tiền đến đạt 15,134 tỷ đồng. - Doanh số thu, chi nội ngoại tệ đạt 61,31 tỷ đồng. - Thu phí dịch vụ đạt1,35 tỷ đồng.

3.1.3.4. Kết quả kinh doanh của BIDV chi nhánh Hai Bà Trưng

Công tác huy động vốn: Mặc dù có nhiều khó khăn và thách thức, nguồn vốn tại chi nhánh các năm từ 2012-2014 vẫn được duy trì ổn định và có sự gia tăng do chi nhánh đã triển khai thực hiện đầy đủ các giải pháp huy động vốn theo chỉ đạo của Hội sở chính và chủ động thực hiện các giải pháp như phát động phong trào thi đua trong công tác huy động vốn.

Công tác tín dụng: Từ năm 2012, thực trạng tín dụng của chi nhánh gặp nhiều khó khăn. Chi nhánh đã nỗ lực áp dụng các biện pháp để tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh vượt qua khó khăn, có nguồn thu trả nợ ngân hàng.

Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh BIDV Hai Bà Trưng được thể hiện qua bảng số liệu sau:

37

Bảng 3.4: Kết quả kinh doanh của Chi nhánh

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Giá trị Giá trị 2013/2012 Giá trị 2014/2013

1.Tổng thu 368,21 578,04 56,99 552,53 (4,4)

Thu từ lãi 353,48 537,58 52,08 486,23 9,56

Thu ngoài lãi 14,73 40,46 74,67 66,3 63,86

2. Tổng chi 329,69 515,82 56,46 478,448 (7,25)

Chi trả lãi 286,83 464,24 61,85 444,96 (4,2)

Chi ngoài lãi 42,86 51,58 20,34 33,49 (35,07)

Lợi nhuận trƣớc thuế

38,511 62,223 62 74,082 19

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh năm 2012 - 2014)

Nhìn vào bảng 3.4, ta thấy lợi nhuận trước thuế của chi nhánh tăng liên tiếp trong 3 năm. Lợi nhuận trước thuế năm 2013 của Chi nhánh đạt 62,223 tỷ đồng tăng 62% so với năm 2012, sang năm 2014, lợi nhuận chi nhánh cũng có tăng, nhưng tốc độ tăng trưởng ít hơn so với năm 2013, chỉ đạt 19% so với năm 2013. Nguyên nhân chủ yếu là do thu từ lãi giảm 4,4% so với năm 2013, tuy nhiên tốc độ chi lãi năm 2014 giảm 37,37 tỷ đồng tương đương 7,25%, giảm mạnh hơn so với tốc độ thu lãi nên lợi nhuận trước thuế năm 2014 vẫn tăng so với năm 2013.

Tóm lại, trong những năm gần đây tình hình kinh tế gặp khó khăn do khủng hoảng kinh tế thế giới tác động đến kinh tế trong nước, thị trường bất động sản đóng băng...dẫn đến hoạt động khách hàng gặp khó khăn, kinh doanh thua lỗ dẫn đến không trả được nợ ngân hàng. Tuy nhiên, lợi nhuận chi nhánh vẫn tăng liên tục trong 3 năm, Chi nhánh đã nỗ lực phát triển theo chỉ đạo của BIDV Việt Nam và

38

cũng có những biện pháp để thu hút tiền gửi khách hàng, giảm tỷ lệ nợ xấu đưa toàn Chi nhánh vượt qua khó khăn trong giai đoạn này.

3.2. Thực trạng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong thanh toán nội địa tại BIDV chi nhánh Hai Bà Trƣng

3.2.1. Tình hình phát triển thị trường Thanh toán không dùng tiền mặt

Với ưu thế là thành viên lớn, được Hội sở chính chấp thuận mở tài khoản tại các Ngân hàng khác để phục vụ nhu cầu thanh toán của khách hàng và toàn hệ thống, BIDV chi nhánh Hai Bà Trưng đã mở tài khoản tiền VNĐ tại Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp & phát triển nông thôn, Ngân hàng TMCP Ngoại thương, mở tài khoản tiền USD và ngoại tệ khác tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương, Ngân hàng ChinFon và Ngân hàng United Oversea. Cùng với tài khoản của Hội sở chính tại NHNN và các NHTM khác, các tài khoản này đã được sử dụng linh hoạt trong phương thức thanh toán giữa các ngân hàng (thanh toán thu hộ, chi hộ giữa các ngân hàng; thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại các ngân hàng khác; thanh toán bù trừ qua tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước hoặc thanh toán điện tử liên ngân hàng...). Bên cạnh việc cung ứng các sản phẩm thanh toán truyền thống như: ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thanh toán séc, thẻ… Chi nhánh đã phát triển được nhiều sản phẩm thanh toán hiện đại, đáp ứng tốt nhu cầu giao dịch chuyển tiền của khách hàng như: homebanking, Internet banking, thanh toán lương, thanh toán hoá đơn tập trung...

Hoạt động TTKDTM tại BIDV chi nhánh Hai Bà Trưng trong những năm qua có nhiều chuyển biến tích cực. Số lượng và giá trị thanh toán ngày càng gia tăng, nhiều dịch vụ thanh toán mới, hiện đại và tiện ích ra đời, đáp ứng được nhu cầu của đông đảo người dân.

Nằm trên địa bàn có mạng lưới các tổ chức tín dụng dày đặc, chịu sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM cổ phần, trong những năm qua BIDV chi nhánh Hai Bà Trưng luôn phấn đấu duy trì mức 1% thị phần cung ứng dịch vụ thanh toán và phấn đấu duy trì 10% thị phần dịch vụ thanh toán trong hệ thống BIDV.

39

Bảng 3.5: Thị phần dịch vụ TTKDTM của một số NHTM trên địa bàn Hà Nội

Đơn vị: (%) Chỉ tiêu 2012 2013 2014 BIDV chi nhánh HBT 0,96 0,98 1,04 Sở GD NHTM CP Ngoại thương VN 0,97 1,02 1,00 Sở giao dịch NH NN&PTNT VN 0,38 0,36 0,35 Sở GD NHTM CP Công thương VN 0,98 1,00 1,03

(Nguồn: Báo cáo đánh giá hoạt động NH trên địa bàn HN năm 2012, 2013, 2014 của Chi nhánh NHNN TP Hà Nội)

Những thành quả trên phần nào đã cho thấy uy tín cũng như khả năng cung ứng dịch vụ thanh toán tới các khách hàng của BIDV chi nhánh Hai Bà Trưng.

Bên cạnh đó, với sự gia tăng mạnh mẽ của các dịch vụ thanh toán cho khách hàng cá nhân, công tác phát triển mạng lưới của ngân hàng cũng như nhu cầu dịch vụ thanh toán trong xã hội tăng cao, tốc độ phát triển tài khoản thanh toán tại BIDV chi nhánh Hai Bà Trưng tăng mỗi năm vào khoảng 130-150%.

Hiện tại, việc mở rộng, phát triển mạng lưới dịch vụ ATM, POS là một phần trong kế hoạch kinh doanh hàng năm của chi nhánh nhằm thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trong dân cư.

Mạng lưới thanh toán được mở rộng

Hướng tới khách hàng cá nhân thì việc mở rộng mạng lưới giao dịch là điều mà BIDV chi nhánh Hai Bà Trưng luôn xác định trong kế hoạch phát triển dịch vụ thanh toán của mình nhằm xây dựng nhiều kênh phân phối hiệu quả các dịch vụ tới khách hàng. Do đó, BIDV chi nhánh Hai Bà Trưng luôn không ngừng tìm kiếm các vị trí mới thuận tiện để lập các Phòng giao dịch và Quỹ tiết kiệm. Sau khi thực hiện nâng cấp, tách và bàn giao các phòng giao dịch và điểm giao dịch cho 6 chi nhánh cấp 1 trực thuộc hệ thống BIDV trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2001- 2009, mạng lưới hoạt động của BIDV chi nhánh Hai Bà Trưng tính đến cuối năm 2010 bao gồm

40

trụ sở chính và 4 điểm giao dịch trực thuộc đã góp phần triển khai đồng bộ, hiệu quả các dịch vụ thanh toán tới khách hàng cá nhân. Mạng lưới giao dịch của BIDV Hai Bà Trưng đều được phân bố tại các vị trí thuận lợi trên địa bàn: gần khu dân cư đông đúc, tiện đường giao thông, có địa điểm trông giữ xe, an ninh trật tự tốt. Điều này đã tạo cho các cá nhân sự thuận tiện, an toàn và dễ dàng tiếp cận các dịch vụ thanh toán của chi nhánh.

Có thể nói để giữ vững và phát triển mạng lưới rộng khắp trên địa bàn Hà Nội trong khi liên tục chia tách, thành lập chi nhánh khác đã thể hiện nỗ lực rất lớn của BIDV chi nhánh Hai Bà Trưng.

3.2.2. Thực trạng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong thanh toán nội địa tại BIDV Chi nhánh Hai Bà Trưng

Bắt đầu từ năm 2007 khi cung cấp dịch vụ thanh toán cho khách hàng cá nhân, bên cạnh các sản phẩm thanh toán truyền thống như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu...Dưới sự chỉ đạo của Hội sở chính, BIDV chi nhánh Hai Bà Trưng đã không ngừng nghiên cứu, thí điểm và đưa vào triển khai nhiều sản phẩm mới cũng

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong thanh toán nội địa tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hai bà trưng, hà nội (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)