Tổng quan tình hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong thanh toán nội địa tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hai bà trưng, hà nội (Trang 34)

6. Kết cấu của luận văn

1.4. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Phần cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ TTKDTM trong TTNĐ của ngân hàng thương mại được trình bày trong tài liệu:

- Nguyễn Minh Kiều, 2012, Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại, Nhà xuất bản lao động - xã hội, Hà Nội.

- Phan Thị Thu Hà, 2009, Quản trị Ngân hàng Thương mại, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

- Frederic S. Mishkin, 2003, Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

- Peter Rose, 2004, Quản trị Ngân hàng Thương mại, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

Đề tài phát triển TTKDTM trong thanh toán nội địa đã có một số công trình khoa học nghiên cứu công bố dưới dạng luận án tiến sỹ và thạc sỹ và đề cập ở những góc độ phạm vi khác nhau. Có thể kể ra một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài như sau:

Luận văn thạc sỹ kinh tế “Hoàn thiện hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng tại thành phố Hồ Chí Minh” của Bùi Thị Mỹ Huyền (năm 2011). Luận văn nghiên cứu về thực trạng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt nói chung, số liệu và thực trạng ở vào giai đoạn thị trường thanh toán không dùng tiền mặt chưa phát triển. Kết luận và các giải pháp luận văn trên đưa ra chưa dự báo

22

được sự phát triển đa dạng của các sản phẩm, tốc độ phát triển nhanh của thị trường thanh toán không dùng tiền mặt nói chung thị trường thẻ nói riêng, công nghệ thông tin đang được các NHTM triển khai, cũng như yêu cầu tất yếu khách quan và việc thống nhất liên kết mạng thanh toán của các NHTM hiện nay, sự tham gia của các tổ chức ngoài ngành ngân hàng (ngành bưu chính viễn thông, thuế, hải quan, điện,..) vào dịch vụ thẻ.

Luận văn thạc sĩ “Mở rộng TTKDTM tại Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam chi nhánh tỉnh Kon Tum” của tác giả Hà Thị Thanh Hòa (năm 2012). Luận văn đã đưa ra những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại của hoạt động TTKDTM tại Ngân hàng NN&PTNTVN chi nhánh Kon Tum, qua đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển TTKDTM tại chi nhánh tỉnh Kon Tum.

Đề tài: “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động TTKDTM tại các ngân hàng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” của tác giả Lê Thị Biếc Linh (năm 2010). Đề tài này đã đánh giá được thực trạng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại các ngân hàng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, xây dựng mô hình hồi quy có thể so sánh được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố trong mô hình phù hợp với kết quả thống kê và đề xuất một số giải pháp nhằm khuyển khích sử dụng dịch vụ TTKDTM. Tuy nhiên, đề tài mới chỉ tập trung vào các ngân hàng trên địa bàn Đà Nẵng.

Các công trình nghiên cứu “ Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt” của tác giả Nguyễn Thị Phước đăng trên website http://eba/htu.edu.vn/ của trường Đại học Hà Tĩnh đã tìm ra nguyên nhân và đưa ra giải pháp cho hoạt động TTKDTM tại Việt Nam.

Luận án “ Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng thương mại ở Việt Nam, 2012” của TS Nguyễn Thu Hằng được đăng trên trang Thư viện quốc gia Việt Nam đã chỉ ra được mặt tồn tại, hạn chế đưa ra nguyên nhân và các giải pháp trong hoạt động TTKDTM tại các NHTM.

Mặc dù, các công trình nghiên cứu trên đã có những đóng góp quan trọng trong việc giải quyết những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển dịch vụ TTKDTM,

23

phân tích thực trạng và đưa ra một số giải pháp cũng như đưa ra kiến nghị với các cơ quan Nhà nước. Tuy nhiên, những công trình trên lại chưa đi sâu vào phân tích đối với nhóm khách hàng cá nhân và hoạt động TTKDTM trong TTNĐ. Và chưa có đề tài nào đưa ra tiêu chí đánh giá phát triển TTKDTM trong TTNĐ và ứng dụng thực tiễn tại Ngân hàng BIDV chi nhánh Hai Bà Trưng. Vì vậy, tác giả chọn đề tài có đối tượng và phạm vi nghiên cứu không trùng lắp với công trình trước và mang tính cấp thiết.

24

CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 2.1. Cách tiếp cận và thiết kế nghiên cứu

Phân tích thực trạng phát triển dịch vụ TTKDTM trong TTNĐ của BIDV chi nhánh Hai Bà Trưng và nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng có vai trò quan trọng trong việc tìm ra giải pháp để phát triển dịch vụ TTKDTM trong TTNĐ. Thông qua phần nghiên cứu lý thuyết và xem xét các công trình nghiên cứu có liên quan, mô hình nghiên cứu được định hướng cho việc thiết kế phương pháp thu thập dữ liệu, xử lý thông tin, phân tích dữ liệu.

Trên cơ sở mô hình nghiên cứu, các nhân tố ảnh hưởng được phân tích, các dịch vụ TTKDTM của Chi nhánh được thu thập dữ liệu để phân tích, mô tả và dự báo trong những năm tới. Bên cạnh đó, còn trưng cầu ý kiến của khách hàng thông qua việc phát phiếu khảo sát ý kiến khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ thanh toán tại BIDV chi nhánh Hai Bà Trưng. Các dữ liệu thống kê kết hợp với phiếu khảo sát từ khách hàng sẽ được phân tích, so sánh để đưa ra kết luận ban đầu cho việc định hướng phát triển dịch vụ TTKDTM trong TTNĐ.

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Mô hình nghiên cứu

Ở phần lý thuyết Chương 1 đã cho thấy, phát triển dịch vụ TTKDTM trong thanh toán nội địa bao gồm các dịch vụ như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ và các dịch vụ khác như mobile banking and Internet banking, thanh toán hóa đơn, thanh toán qua POS… Từ kết quả nghiên cứu và phân tích các dữ liệu qua các năm như doanh số, thu nhập ròng, và số khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ kết hợp việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ TTKDTM trong TTNĐ để tìm ra nguyên nhân và đưa ra giải pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ của NHTM nói chung và của BIDV Hai Bà Trưng nói riêng.

25

Sơ đồ 2.1: Các nhân tố ảnh hưởng đến TTKDTM trong TTNĐ 2.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu

2.2.2.1. Thu thập dữ liệu sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng cách tiến hành khảo sát khách hàng thông qua việc phát phiếu điều tra. Khảo sát theo bảng hỏi để thu thập thông tin bằng việc thiết kế các câu hỏi xoay quay vấn đề nghiên cứu về đánh giá thực trạng hoạt động TTKDTM trong TTNĐ và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển hoạt động TTKDTM trong TTNĐ. Câu hỏi phỏng vấn được thiết kế theo 2 phần gồm thông tin khách hàng và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động TTKDTM trong TTNĐ tại BIDV chi nhánh Hai Bà Trưng (Phụ lục 1). Tác giả sử dụng mẫu bảng hỏi, và điều tra khảo sát 100 khách hàng, trong đó có 50 khách hàng cũ và 50 khách hàng mới của Chi nhánh. Khi thiết kế bảng câu hỏi tác giả chú trọng bám sát các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động TTKDTM. Sau khi điều tra khảo sát, kết quả điều tra sẽ được

26

tác giả thu thập, tổng hợp xử lý và phân tích một cách khách quan và chính xác để đánh giá hoạt động phát triển dịch vụ TTKDTM trong TTNĐ tại Chi nhánh.

Dựa vào cơ sở lý luận về hoạt động TTKDTM trong TTNĐ của NHTM, và các kết quả nghiên cứu của đề tài trước đó. Tác giả tiến hành khảo sát 7 nhân tố gồm khách hàng, môi trường kinh tế xã hội và hành lang pháp lý, chất lượng nhân sự, ứng dụng khoa học công nghệ trong thanh toán, chính sách ngân hàng, chiến lược kinh doanh của ngân hàng. Mỗi nhân tố tác giả đều đưa ra những mô tả, đo lường mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến hoạt động thanh toán KDTM của Ngân hàng.

Bảng 2.1: Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động TTKDTM trong TTNĐ

Nhân tố Mô tả, đo lƣờng

Khách hàng

Tâm lý, thói quen sử dụng tiền mặt của KH Thu nhập của khách hàng

Nhận thức lợi ích của sử dụng dịch vụ của KH Trình độ của KH

Hành lang pháp lý

Tính đầy đủ, đồng bộ của VBPL Tình ổn định của VBPL

Thể lệ, thể thức của VBPL

Môi trường kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế Tỷ lệ lạm phát

Thu nhập bình quân đầu người

Ứng dụng khoa học công nghệ trong

thanh toán

Tốc độ thanh toán

Tính chính xác trong thanh toán An toàn và tiết kiệm chi phí Tiện ích

Sự bảo mật và an toàn

Chất lượng nhân sự

Trình độ

Thái độ phục vụ Thâm niên công tác

Chính sách của NH

Phí

Thủ tục đăng ký tài khoản

Điều kiện sử dụng các hình thức dịch vụ Chiến lược KD của

NH

Đa dạng sản phẩm dịch vụ Chính sách chăm sóc KH

27 Uy tín của ngân hàng Hoạt động marketing

2.2.2.2. Thu thập dữ liệu thứ cấp

Bên cạnh việc thu thập dữ liệu thông qua phiếu khảo sát ý kiến khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ, tác giả thu thập dữ liệu thực tế. Các tài liệu, số liệu thứ cấp có liên quan đến đề tài được thu thập từ các nguồn dữ liệu bên trong của BIDV Hai Bà Trưng giai đoạn 2012 – 2014 qua các báo cáo thường niên, báo cáo kinh doanh, báo cáo tài chính, báo cáo tổng hợp, báo cáo sự hài lòng của khách hàng thông qua kết quả điều tra khảo sát 200 khách hàng được thực hiện vào tháng 12 hàng năm của cán bộ ngân hàng…. về các sản phẩm dịch vụ tại Ngân hàng BIDV Chi nhánh Hai Bà Trưng.

Nguồn dữ liệu bên ngoài, cụ thể là các bài viết được đăng lên báo cáo, tạp chí, luận án, nguồn khác nhau như Ngân hàng Nhà nước, các Ngân hàng lớn trên cùng địa bàn Hà Nội, tạp chí chuyên ngành… để phục vụ kết quả phân tích dữ liệu.

2.2.3. Phƣơng pháp xử lý thông tin

- Các dữ liệu thu thập đều được kiểm tra theo các tiêu chí: đầy đủ, chính xác và logic.

- Sau khi kiểm tra các dữ liệu, các dữ liệu được đưa vào máy tính để tổng hợp và đánh giá hoạt động của ngân hàng và tổng hợp các ý kiến của khách hàng.

- Công cụ xử lý: phần mềm excel.

2.2.4. Phƣơng pháp phân tích dữ liệu

Phương pháp so sánh được sử dụng trong luận văn để đánh giá quá trình phát triển dịch vụ TTKDTM trong TTNĐ tại BIDV chi nhánh Hai Bà Trưng từ năm 2012 đến năm 2014 được so sánh qua số lần, hay số phần trăm.

- So sánh qua các giai đoạn khác nhau cụ thể từ năm 2012 đến năm 2014 như về tình hình huy động vốn, sử dụng vốn, lợi nhuận của Chi nhánh…

- So sánh các đối tượng như thị phần dịch vụ TTKDTM của một số các NHTM trên địa bàn Hà Nội.

28

Phương pháp mô tả thống kê được sử dụng để xử lý các dữ liệu từ quá trình phỏng vấn như: Phân nhóm, tính phần trăm, tính tỷ lệ, tính giá trị trung bình đưa ra các nhận định về phát triển các sản phẩm dịch vụ TTKDTM trong TTNĐ.

Các dữ liệu thứ cấp về thực trạng hoạt động TTKDTM trong TTNĐ tại Ngân hàng BIDV chi nhánh Hai Bà Trưng và các thành phần nhân tố khác được tổng hợp, so sánh để đưa ra những ưu điểm và hạn chế trong hoạt động TTKDTM trong TTNĐ tại Ngân hàng từ đó tìm ra nguyên nhân và đưa ra những giải pháp phát triển dịch vụ.

Luận văn được hoàn thiện trên cơ sở sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống, phân tích và tổng hợp các số liệu thứ cấp theo cách tiếp cận hệ thống. Các dữ liệu thứ cấp bao gồm các tài liệu thống kê, báo cáo của các dự án đã được công bố của BIDV chi nhánh Hai Bà Trưng và hồ sơ tại phòng thanh toán, phòng giao dịch, phòng kế toán. Nghiên cứu giáo trình, tài liệu tham khảo, các tạp chí chuyên ngành để tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu của tác giả trước từ đó có thể đưa ra các giải pháp phù hợp hơn với quá trình nghiên cứu của tác giả.

29

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TRONG THANH TOÁN NỘI ĐỊA TẠI

BIDV CHI NHÁNH HAI BÀ TRƢNG, HÀ NỘI 3.1. Vài nét về BIDV chi nhánh Hai Bà Trƣng

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của BIDV chi nhánh Hai Bà Trưng

Ngày 28/03/1991, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) chi nhánh Hai Bà Trưng được chính thức thành lập theo quyết định số 76/QĐ/TCCB của Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam. Trải qua 20 năm xây dựng và trưởng thành, BIDV chi nhánh Hai Bà Trưng đã không ngừng phấn đấu, vươn lên trở thành đơn vị thành viên lớn nhất - lá cờ đầu của hệ thống BIDV. Trong nhiều năm, BIDV chi nhánh Hai Bà Trưng luôn hoàn thành xuất sắc kế hoạch kinh doanh trên các chỉ tiêu chính như: tổng tài sản, huy động vốn, tín dụng, lợi nhuận…

Bên cạnh đó, Chi nhánh đã tích cực tham gia các hoạt động xã hội của thủ đô cũng như cả nước với các đóng góp cho công trình xây dựng đài tưởng niệm và bến thả hoa bờ Bắc sông Thạch Hãn, xây dựng nhà tình nghĩa và nhận phụng dưỡng mẹ Việt Nam Anh hùng…

Nhờ những thành tích và đóng góp của mình cho sự phát triển kinh tế - xã hội thủ đô và đất nước, BIDV chi nhánh Hai Bà Trưng đã vinh dự nhận được nhiều huân chương, cờ thi đua và bằng khen của Thủ tướng chính phủ và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước với các danh hiệu cao quý như: Huân chương lao động hạng Ba năm 2001, huân chương lao động hạng Nhì năm 2006, danh hiệu Anh hùng lao động năm 2007, 2008, 2009, 2010…

3.1.2. Mô hình tổ chức và chức năng hoạt động

3.1.2.1. Chức năng hoạt động

Với trụ sở đặt tại 70 Trần Đại Nghĩa, Hai Bà Trưng, Hà Nội, BIDV chi nhánh Hai Bà Trưng là đơn vị trực thuộc Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển

30

Việt Nam, hạch toán độc lập, có bảng cân đối tài khoản riêng, con dấu riêng và trực tiếp giao dịch với khách hàng. Hoạt động từ năm 1991 đến nay, chức năng, nhiệm vụ của BIDV chi nhánh Hai Bà Trưng trải qua hai giai đoạn thay đổi chính:

- Từ năm 1991 - 1995: BIDV chi nhánh Hai Bà Trưng chuyên hoạt động trong lĩnh vực cấp các khoản vay có kỳ hạn cho các dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước để thực hiện những mục đích đã được xác định trước.

- Từ năm 1995 - nay: đánh dấu với việc BIDV chuyển sang hình thức hoạt động là NHTM - kinh doanh đa năng tổng hợp, BIDV chi nhánh Hai Bà Trưng thực hiện cung cấp mọi dịch vụ của một ngân hàng thương mại chuyên doanh, đồng thời là nơi thử nghiệm các sản phẩm, công nghệ mới của hệ thống BIDV và một số nhiệm vụ đặc biệt khác.

BIDV chi nhánh Hai Bà Trưng có chức năng thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng trong phạm vi chức năng được BIDV ủy quyền hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ chủ yếu trên địa bàn thành phố Hà Nội, áp dụng các thể thức thích hợp để huy động vốn bằng đồng vốn Việt Nam và ngoại tệ nhàn rỗi của mọi tầng lớp dân cư để cho vay ngắn hạn và dài hạn với các thành phần kinh tế sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ, tập trung vốn lớn để phục vụ cho các doanh nghiệp đổi mới trang thiết bị, phát triển sản xuất kinh tế trên địa bàn. Bên cạnh đó, BIDV chi nhánh Hai Bà Trưng còn cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, thanh toán quốc tế, ngoại tệ, thanh toán chuyển tiền điện tử,…

3.1.2.2. Mô hình tổ chức

Là đơn vị thành viên lớn nhất trong hệ thống BIDV, quy mô tổ chức của BIDV chi nhánh Hai Bà Trưng tương đối lớn với hơn 300 nhân viên làm việc ở 20 phòng ban dưới sự điều hành của Ban Giám đốc, được chia thành 5 khối: khối quan

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong thanh toán nội địa tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hai bà trưng, hà nội (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)