3.2.2.1 Thu thập thông tin thứ cấp
Số liệuvà nguồn gốc của các số liệu đã công bốđược thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.3: Thu thập thông tin, tài liệu đã công bố
Nơi thu thập Thông tin
- Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật; Các sách, báo, tạp chí chuyên ngành, các báo cáo có liên quan, những báo cáo khoa học đã được công bố và mạng internet… liên quan đến đề tài nghiên cứu
- Các thông tin, tài liệu phục vụ cho nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về hệ thống tổ chức thanh tra.
- Cục Thuế tỉnh Hải Dương: phòng thanh tra, phòng kiểm tra, phòng tổ chức cán bộ và các phòng, ban có liên quan khác
- Các thông tin, số liệu liên quan đến hệ thống tổ chức thanh tra thuế tại Cục thuế tỉnh Hải Dương, những kết quả đã đạt được, những khó khăn còn tồn tại (Thông tin thứ cấp: Số
liệu đã cung cấp, báo cáo năm 2011, năm 2012 của ngành Thuế tỉnh Hải Dương).
- Các cơ quan thống kê Trung
ương, Tổng cục Thuế, các viện nghiên cứu, các trường đại học và các Ban ngành có liên quan
- Các vấn đề có liên quan đến công tác cải cách thủ tục hành chính, cải cách và hiện đại hoá ngành thuế
trong đó có hệ thống thanh tra thuế.
,
3.2.2.2 Thu thập thông tin sơ cấp:
Thu thập thông tin sơ cấp: Số liệu trực tiếp điều tra, khảo sát của năm 2013, bao gồm: Chọn mẫu điều tra ngoài số cán bộ làm công tác thanh tra thuế.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 45
Số liệu mới được tiến hành thu thập qua điều tra, phỏng vấn trực tiếp cán bộ ngành thuếđang thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra thuế. Việc thu thập các thông tin mới được tiến hành qua công cụ PRA (đánh giá có sự tham gia)
được phối hợp sử dụng khi tiến hành điều tra. Đểđáp ứng yêu cầu nghiên cứu của đề tài, các thông tin và số liệu mới được thu thập từ nhiều nguồn và nhiều
đối tượng khác nhau.
Các hình thức thu thập thông tin, số liệu sử dụng trong nghiên cứu bao gồm: phỏng vấn trực tiếp bằng biểu phiếu điều tra, thảo luận nhóm và hội thảo có sự tham gia của các nhóm đối tượng khác nhau
Bảng 3.4: tổng hợp số phiếu điều tra ở các nhóm đối tượng
Đối tượng điều tra Số phiếu
1. Cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế 96
1.1 Cán bộ làm công tác thanh tra thuế (Phòng Thanh tra 1,2) 20
1.2 Cán bộ làm công tác kiểm tra thuế 76
- Cán bộ Cục Thuế 28
- Cán bộ Chi cục Thuế 48
2. Điều tra cán bộ không làm công tác thanh tra, kiểm tra 54
2.1. Các phòng thuộc văn phòng Cục Thuế 30
2.2. Ở các Chi cục Thuế 24
Tổng 150
(Nguồn: Số liệu điều tra, 2013)
Nghiên cứu tiến hành điều tra 54 cán bộ không làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế dựa trên căn cứ:
Thứ nhất, đáp ứng được yêu cầu của việc phân tổ, phân nhóm và đảm bảo đủđộ tin cậy trong nghiên cứu.
Thứ hai, mẫu nghiên cứu đảm bảo tính đa dạng và tính đại diện cho cán bộ công chức thuế tại Cục Thuế tỉnh Hải Dương; đồng thời đảm bảo yêu cầu của hoạt động thanh tra thuế. Do đó, các mẫu được lựa chọn trên căn cứ: - Đảm bảo yêu cầu, mục đích của hoạt động thanh tra
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 46
- Theo cơ cấu tổ chức bộ máy thanh tra thuế.
- Theo quy mô của hệ thống tổ chức thanh tra thuế. - Theo trình độ cán bộ làm công tác thanh tra thuế.
Ngoài ra, nghiên cứu còn tham khảo ý kiến của các lãnh đạo ngành thuế
qua các thời kỳ hiện đã nghỉ hưu; các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý thuế
nói chung và hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế nói riêng; tham khảo ý kiến của các ban ngành khác có liên quan đến tổ chức hệ thống thanh tra như: Thanh tra nhà nước tỉnh Hải Dương, thanh tra Sở Tài chính… để lấy ý kiến đánh giá, nhận xét về hệ thống tổ chức thanh tra thuế tại Cục Thuế tỉnh Hải Dương