Nghiên cứu cho thấy, hoạt động thanh tra phụ thuộc nhiều vào việc tổ
chức thực hiện – đó là việc chuẩn bị thanh tra; phương pháp tiến hành một cuộc thanh tra; việc áp dụng các trình tự, thủ tục... và quyền hạn của đoàn thanh tra, thanh tra viên. Để việc thanh tra bảo đảm đúng mục đích, nội dung, thời hạn thanh tra thì quá trình chuẩn bị phải xây dựng được kế hoạch thanh tra phù hợp. Đối với thành viên đoàn thanh tra cần phải lựa chọn được những người có năng lực trình độ, thích hợp với nhiệm vụ được phân công. Đối với phương pháp thanh tra phải thể hiện được phương thức làm việc của Đoàn thanh tra (nội dung nào làm việc trực tiếp với đối tượng, nội dung nào yêu cầu đối tượng báo cáo bằng văn bản, xác định nội dung cần kiểm tra, xác minh trực tiếp, cách thức thu thập thông tin tài liệu và cách thực tiến hành kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu ), chương trình làm việc cụ thể và những công việc khác có liên quan đến hoạt động của Đoàn thanh tra…bảo đảm tránh gây xáo trộn hoặc ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của người nộp thuế. Trong quá trình thanh tra, Đoàn thanh tra, Thanh tra viên phải áp dụng
đúng các trình tự, thủ tục và nhiệm vụ quyền hạn pháp luật quy định. Trong quá trình chuẩn bị tiến hành thanh tra cần phải nghiên cứu, phân tích hồ sơ tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra; họp đoàn thanh tra để phổ biến, quán triệt kế hoạch thanh tra...và làm việc với các cơ quan có liên quan để thu thập thông tin, tài liệu. Quá trình tiến hành thanh tra phải công bố quyết định thanh tra; yêu cầu đơn vị được thanh tra báo cáo theo đề cương yêu cầu báo cáo...và xác minh, thu thập tài liệu làm căn cứ kết luận nội dung thanh tra. Khi kết thúc thanh tra Đoàn thanh tra phải báo cáo kết quả thanh tra; xin ý kiến chỉ đạo của Người ra quyết định thanh tra đối những vấn đề vượt quá thẩm quyền... và kết luận rõ các nội dung thanh tra.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 80