Các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống tổ chức thanh tra thuế của

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống tổ chức thanh tra thuế của ngành thuế tỉnh hải dương (Trang 94 - 104)

ngành Thuế tỉnh Hải Dương

Thanh tra thuế là một trong những chức năng chủ yếu của cơ quan quản lý thuế, chức năng này đặc biệt cần thiết khi áp dụng cơ chế tự khai tự nộp. Thanh tra thuế nhằm phát hiện kịp thời những vi phạm trong việc thực hiện

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 87 

nghĩa vụ thuếđể nhắc nhở, giáo dục, ngăn ngừa và xử phạt đối với các trường hợp cố ý gian lận về thuế dưới mọi hình thức. Để hoạt động này đạt hiệu quả

cao cần phải tổ chức theo hướng chuyên sâu, chuyên nghiệp. Công tác thanh tra thuế khác với hoạt động thanh tra chấp hành pháp luật nói chung ở chỗ thanh tra thuế mang tính chuyên môn, nghiệp vụ rất cao, những người làm công tác thanh tra thuế không chỉ cần nắm vững các quy định của pháp luật về thanh tra nói chung mà còn phải là người thông thạo các sắc thuế, giỏi về quản lý thuế, nắm vững các quy định về chếđộ kế toán, kiểm toán.

Thanh tra thuế là cơ quan thanh tra chuyên ngành. Hệ thống tổ chức thanh tra thuếđược áp dụng theo mô hình hệ thống tổ chức quản lý trực tuyến - chức năng. Hiện nay tuy đã có Luật Thanh tra số 56/2010/QH12 và các văn bản hướng dẫn thi hành, nhưng hệ thống tổ chức thanh tra thuế Việt Nam nói chung, tại Cục Thuế tỉnh Hải Dương nói riêng vẫn thực hiện theo quy định của Quyết định số 108/QĐ-BTC ngày 14/10/2010 của Bộ Tài chính.

Trên cơ sở kiến thức học tập, nghiên cứu và tiếp thu được của chương trình đào tạo sau đại học tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam, đặc biệt là hệ

thống kiến thức cơ sở lý luận về hệ thống tổ chức quản lý; kết hợp là công chức làm công tác thanh tra thuế tại Cục Thuế tỉnh Hải Dương, thực hiện nghiên cứu thực trạng về hệ thống tổ chức thanh tra thuế tại Cục Thuế tỉnh Hải Dương, cùng với việc nghiên cứu các tài liệu, chính sách về công tác thanh tra thuế, tác giả xin trình bày một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức thanh tra thuế tại Cục Thuế tỉnh Hải Dương, cụ thể:

4.4.2.1. Về tổ chức bộ máy:

Quyết định 108/QĐ-BTC quy định: Cục Thuế có số thu hàng năm từ

3.000 tỷ đồng trở lên trừ thu từ dầu thô và tiền thu từ đất, hoặc quản lý trên 2.000 doanh nghiệp được tổ chức không quá 02 phòng thanh tra thuế. Với số

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 88 

doanh nghiệp quản lý khoảng trên 7.000 doanh nghiệp, Cục Thuế tỉnh Hải Dương được thành lập 02 phòng thanh tra.

Qua nghiên cứu thực trạng hệ thống tổ chức thanh tra thuế tại Cục Thuế

cho thấy: Với số lượng Phòng Thanh tra hiện có và thực hiện cơ chế quản lý thuế rủi ro như hiện nay thì hoạt động thanh tra thuế tại Cục Thuế tỉnh Hải Dương khó có thểđáp ứng được yêu cầu.

Theo quy định của Nghị định số 82/2012/NĐ-CP ngày 09/10/2012 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra chuyên ngành thì Chi cục Thuế trực thuộc Cục Thuế tỉnh, thành phố được thành lập Đội Thanh tra; Thông tư 19/2013/TT-BTC quy định việc thành lập Đội Thanh tra thuộc Chi cục Thuế được giao cho Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế căn cứ chức năng,

địa bàn, đối tượng quản lý và số thu ngân sách nhà nước để quyết định. Do vậy, cần hoàn thiện theo hướng:

- Trên văn phòng Cục Thuế vẫn thực hiện giữ nguyên 02 phòng thanh tra, trong đó giao cho 01 Phòng Thanh tra chịu trách nhiệm tổng hợp chung công tác thanh tra của Cục Thuế.

- Từ các cơ sở pháp lý nêu trên và thực tế tại 12 Chi cục Thuế thành phố, huyện, thị xã trực thuộc Cục Thuế tỉnh Hải Dương: Chi cục Thuế thành phố Hải Dương có số thu năm 2013 đạt trên 300,103 tỷđồng (không bao gồm các khoản thu từ đất); số lượng doanh nghiệp hiện đang quản lý là: 2.328 doanh nghiệp. Vì vậy, đề nghị Lãnh đạo Cục Thuế đề xuất Tổng cục Thuế

cho thành lập 01 Đội Thanh tra trực thuộc Chi cục Thuế thành phố Hải Dương. Trước mắt, đề nghị giao cho Thanh tra văn phòng Cục Thuế Tỉnh chịu trách nhiệm chỉ đạo trực tiếp và đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng thanh tra thuếđối với Đội Thanh tra ở Chi cục Thuế.

Với việc thành lập Đội Thanh tra tại Chi cục Thuế thành phố Hải Dương: Theo tỷ lệ số doanh nghiệp phải thực hiện thanh tra thuế tại doanh nghiệp dự kiến Tổng cục Thuế giao cho Cục Thuế tỉnh Hải Dương hàng năm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 89 

khoảng 1,65%/7.000 doanh nghiệp tương ứng với khoảng 115 doanh nghiệp, thì 02 Phòng Thanh tra tại Văn phòng Cục Thuế đảm nhận là: 77 doanh nghiệp, Đội Thanh tra tại Chi cục Thuế thành phố Hải Dương đảm nhận là: 38 doanh nghiệp là tương đối phù hợp (số giờ thanh tra trực tiếp tại doanh nghiệp giảm 800 giờ/năm/công chức). Trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch thành lập các đoàn thanh tra đảm bảo trung bình mỗi đoàn đảm nhận việc thanh tra 07 doanh nghiệp/năm. Đoàn Thanh tra có trưởng đoàn thanh tra và các thành viên đoàn thanh tra; trường hợp cần thiết có Phó trưởng đoàn thanh tra. Việc quản lý, sử dụng và đánh giá cán bộ Đoàn Thanh tra phải tuân thủ theo quy trình thanh tra thuế và quy chế quản lý, sử dụng và đánh giá cán bộ đoàn thanh tra ngành tài chính.

Theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 82/2012/NĐ-CP và Điều 5 Thông tư số 19/2013/TT-BTC: Cục trưởng Cục Thuế có thẩm quyền thanh tra lại cấp Chi cục Thuế kết luận nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm. Do vậy, cần phân công 01 phòng thanh tra thực hiện chức năng thanh tra lại khi có yêu cầu của Cục trưởng Cục Thuế.

4.4.2.2. Về nhân sự làm công tác thanh tra kiểm tra.

4.4.2.2.1. Về tiêu chuẩn công chức thanh tra thuế:

Cần phải xây dựng nhân sự làm công tác thanh tra thuế theo hướng chính quy, chuyên nghiệp theo tiêu chuẩn như: Có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, kỹ năng giao tiếp văn minh hiện đại, có trình độ

ngoại ngữ, đồng thời phải đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể quy định tại Điều 6 Thông tư số 19/2013/TT-BTC, trong đó có quy định về trình độ và thâm niên công tác, cụ thể:

- Có bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên phù hợp với chuyên môn thuộc ngành, lĩnh vực đang công tác.

- Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra hoặc thanh tra chuyên ngành do cơ sởđào tạo có thẩm quyền cấp.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 90 

- Có ít nhất 01 năm làm công tác chuyên môn trong lĩnh vực được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành (không kể thời gian tập sự).

4.4.2.2.2. Về số lượng công chức biên chế làm công tác thanh tra:

Theo số lượng công chức biên chế làm công tác thanh tra thuế hiện có tại Cục Thuế tỉnh Hải Dương là 20 công chức, 05 công chức tăng cường thường xuyên. Như nội dung đã phân tích thực trạng hệ thống tổ chức thanh tra thuế tại Cục Thuế Hải Dương như vậy là có nhiều bất cập.

Theo như giải pháp hoàn thiện về bộ máy tổ chức, cần phải thành lập thêm 01 Đội Thanh tra thuế ở Chi cục Thuế, kiến nghị đề xuất hoàn thiện nhân sự làm công tác thanh tra theo hướng:

Biên chế công chức làm công tác thanh tra ngành thuế theo số lượng, chất lượng đáp ứng theo nội dung quy định tại Thông tư 19/2013/TT-BTC với số lượng đảm bảo hoàn thành xuất sắc kế hoạch thanh tra hàng năm với tổng số thời gian thanh tra trực tiếp tại doanh nghiệp đảm bảo 140 ngày/năm/công chức (tương ứng với 1.120 giờ/năm/công chức); không thực hiện bố trí công chức tăng cường công tác thanh tra thường xuyên (trừ trường hợp đột xuất).

Giải pháp cụ thể:

- Về số lượng: Đảm bảo tổng số cán bộ công chức làm công tác thanh tra thuế đạt tỷ lệ trên cơ sở bổ sung lực lượng công chức thanh tra thông qua

điều động luân chuyển trong nội bộ ngành thuế.

- Chất lượng cán bộ làm công tác thanh tra thuế:

+ Lựa chọn cán bộ từ các phòng, các chi cục thuế có đầy đủ phẩm chất và năng lực chuyên môn. Đồng thời thường xuyên thực hiện đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, kỹ năng thanh tra, kỹ năng giao tiếp, trình

độ ứng dụng công nghệ thông tin; đề xuất Tổng cục Thuế mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra.

+ Về ngạch công chức thanh tra thuế: Hiện nay tại bộ phận thanh tra thuế tại Cục Thuế Hải Dương mới có 3/20 Công chức được bổ nhiệm ở ngạch

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 91 

thanh tra viên, còn lại xếp ở ngạch chuyên viên, kiểm soát viên, như vậy là không phù hợp theo quy định tại Điều 9, 10, 11, 12, 13, 14 Thông tư số

09/2010/TT-BNV ngày 11/09/2010 của Bộ Nội vụ về ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên ngành, cụ thể: Công chức làm công tác thuế tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính gồm có: Kiểm tra viên cao cấp thuế (mã số 06.036), Kiểm tra viên chính (mã số 06.037), kiểm tra viên thuế (mã số 06.038), kiểm tra viên cao đẳng thuế

(mã số 06a.038), kiểm tra viên trung cấp thuế (mã số 06.039), nhân viên thuế

(mã số 06a.038).

Vì vậy, kiến nghị Lãnh đạo Cục Thuếđề xuất Tổng cục Thuế:

Đối với các công chức đã được bổ nhiệm ngạch thanh tra viên chuyển sang ngạch kiểm tra viên thuế (mã số 06.038). Đồng thời có kế hoạch đào tạo chuyển ngạch kiểm tra viên thuế chính (mã số 06.037);

Đối với các trường hợp còn lại, đề nghị có kế hoạch bồi dưỡng, chuyển ngạch kiểm tra viên thuế (mã số 06.038).

4.4.2.3. Về hoạt động thanh tra

4.4.2.3.1. về xây dựng và hoàn thiện quy chế, quy trình nghiệp vụ thanh tra thuế trên cơ sở áp dụng phương pháp quản lý rủi ro:

Năm 2013, Nội dung này vẫn thực hiện theo quy trình thanh tra thuế

ban hành theo Quyết định số 460/QĐ-TCT ngày 05/05/2009 là không còn phù hợp với Luật Thanh tra số 56/2010/QH12 và Luật Quản lý thuế sửa đổi, bổ

sung số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012. Trên cơ sở nội dung quy định tại Nghị định 07/2012/NĐ-CP ngày 09/2/2012 của Chính phủ quy định về cơ

quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động chuyên ngành. Kiến nghị Lãnh đạo Cục Thuế đề xuất Tổng cục Thuế xây dựng quy trình thanh tra thuế, quy chế thanh tra thuế theo nội dung quy định tại Nghịđịnh 07/2012/NĐ-CP nêu trên.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 92 

4.4.2.3.2. Về Việc đánh giá công chức tham gia đoàn thanh tra:

Với mục đích làm rõ kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao của Trưởng đoàn thanh tra, các thành viên đoàn thanh tra; việc thực hiện các quy định của pháp luật về thanh tra và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến hoạt động Đoàn thanh tra, để làm cơ sở đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng, kỷ luật đối với tập thể, cá nhân công chức tham gia Đoàn thanh tra. Trên tinh thần phải đảm bảo tính khách quan; công khai đối với cán bộ được đánh giá. Cần phải xây dựng một quy chế

nhận xét, đánh giá từng nội dung sau khi Đoàn Thanh tra có kết luận thanh tra. Căn cứ vào kết quả đánh giá, công chức tham gia Đoàn thanh tra được phân loại theo 1 trong 4 mức sau:

- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ là những người: Hoàn thành 100% khối lượng, đạt chất lượng, tiến độ và hiệu quả công việc được giao; có đề

xuất, kiến nghị được ghi nhận trong Kết luận thanh tra hoặc có đề xuất, kiến nghị sửa đổi về cơ chế, chính sách được chấp thuận.

- Hoàn thành tốt nhiệm vụ là những người: Hoàn thành 100% khối lượng, đạt chất lượng, tiến độ và hiệu quả công việc được giao.

- Hoàn thành nhiệm vụ là những người: Hoàn thành trên 70% khối lượng, chất lượng, tiến độ công việc được giao.

- Chưa hoàn thành nhiệm vụ là những người: Hoàn thành dưới 70% khối lượng, chất lượng công việc được giao.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 93 

PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

5.1.1. Nghiên cứu đã hệ thống hóa được một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tổ chức, hệ thống tổ chức; một số vấn đề cơ bản về hệ thống tổ chức; các mô hình cơ cấu tổ chức quản lý và các nhân tốảnh hưởng tác động đến sự

hình thành hệ thống tổ chức quản lý. Đặc điểm tổ chức quản lý của hệ thống thanh tra thuế, vai trò của hệ thống thanh tra thuế trong công tác quản lý thuế; nội dung của thanh tra thuế, những nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống tổ chức thanh tra thuế; kinh nghiệm của các nước trên thế giới và của Việt Nam về tổ

chức thanh tra thuế; trên cơ sở đó nghiên cứu rút ra một số bài học vận dụng vào việc nghiên cứu hoàn thiện hệ thống tổ chức thanh tra thuế trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

5.1.2. Nghiên cứu từ việc đánh giá về cơ cấu tổ chức bộ máy Cục Thuế

tỉnh Hải Dương, thực trạng hệ thống tổ chức thanh tra thuế, bao gồm đánh giá về năng lực bộ máy tổ chức, năng lực nguồn nhân lực, năng lực cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động thanh tra thuế, đến việc đánh giá năng lực thanh tra, năng lực kiểm tra đối tượng nộp thuế; và có đánh giá chung, gồm kết quả tự đánh giá của cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế về tổ chức thanh tra thuế, đánh giá của các công chức không làm công tác thanh tra thuế về tổ chức bộ máy thanh tra thuế tại Cục Thuế tỉnh Hải Dương. Từ đó, phân tích những khó khăn, tồn tại trong quá trình tổ chức bộ máy thanh tra thuế tại Cục Thuế tỉnh Hải Dương, nghiên cứu đưa ra một số kết luận như sau:

- Về tổ chức bộ máy: Năm 2013, Cục Thuế mới chỉ có 2 phòng thanh tra với số lượng 20 cán bộ chiếm tỷ lệ 2,8% trong tổng số cán bộ toàn ngành thuế tỉnh Hải Dương, chịu trách nhiệm tổ chức thanh tra thuế với số lượng khoản trên 7.000 doanh nghiệp. Tại các Chi cục Thuế chưa tổ chức thành lập các Đội Thanh tra thuế, đặc biệt là các Chi cục Thuế có số thu lớn, địa bàn quản lý rộng. Việc thực hiện chức năng thanh tra thuế hiện tại vẫn giao cho 2

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 94 

phòng thanh tra thuế trên văn phòng Cục Thuế. Bộ máy tổ chức thanh tra thuế

có một số nội dung chưa đáp ứng Luật Thanh tra số 56/2010/QH12 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

- Năng lực nguồn nhân lực: về trình độ chuyên môn, trình độ quản lý Nhà nước, trình độ lý luận chính trị của đội ngũ thanh tra thuế về cơ bản đều

đã đáp ứng được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ thanh tra thuế;

- Năng lực cơ sở vật chất của Cục Thuế hiện nay về cơ bản đã đáp ứng

được yêu cầu phục vụ hoạt động thanh tra thuế;

- Về tổ chức hoạt động thanh tra: Hàng năm, tỷ doanh nghiệp được thanh tra vẫn đạt thấp (1,3%) so với tổng số doanh nghiệp hoạt động. Cường

độ thanh tra tại doanh nghiệp cao, cụ thể: Số ngày thanh tra thực tế tại doanh nghiệp cao (240 ngày/đoàn thanh tra/năm); số ngày thanh tra thực tế tại doanh

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống tổ chức thanh tra thuế của ngành thuế tỉnh hải dương (Trang 94 - 104)