Kết quả hoạt động chung của thanh tra thuế Hải Dương

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống tổ chức thanh tra thuế của ngành thuế tỉnh hải dương (Trang 69 - 79)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page 62 

Bảng 4.1 : Tổng hợp kết quả thanh tra thuế từ năm 2011 đến năm 2013

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh BQ 2012/2011 2013/2012

1 Số cuộc thanh tra theo kế hoạch giao Cuộc 120 85 96 70,83 112,94 89,44

2 Số cuộc thực hiện thanh tra tại DN Cuộc 99 87 103 87,88 118,39 102,00

3 Số tiền thuế truy thu Nghìn đồng 31.744.975 47.837.727 49.451.337 150,69 103,37 124,81 4 Tổng số tiền phạt Nghìn đồng 16.929.446 11.076.462 24.750.402 65,43 223,45 120,91 5 Số tiền thuế thu hồi hoàn Nghìn đồng 1.569.203 1.396.723 462.194 89,01 33,09 54,27 6 Số thuế GTGT giảm khấu trừ Nghìn đồng 1.127.186 6.627.601 7.022.147 587,98 105,95 249,60 7 Giảm lỗ Nghìn đồng 161.781.166 151.800.353 215.461.365 93,83 141,94 115,40 8 Số tiền đã nộp NSNN (đến 31/12) Nghìn đồng 24.939.469 45.213.859 52.094.944 181,29 115,22 144,53

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 63 

* Đánh giá chung:

Giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013 là những năm Cục Thuế tỉnh Hải Dương được giao kế hoạch thanh tra cao hơn so với những năm trước từ 3

đến 4 lần (Kế hoạch giao thanh tra chỉ giao chỉ tiêu về số cuộc thanh tra, không giao chỉ tiêu về số tiền thuế truy thu, số tiền xử phạt). Trong khi đó, nguồn nhân lực làm công tác thanh tra vẫn giữ nguyên, không được bổ sung biên chế. Tùy theo tình hình kế hoạch từng năm, Lãnh đạo Cục Thuế bổ sung cán bộ tăng cường có thời hạn từ các phòng, các Chi cục Thuế thuộc Cục Thuế. Hơn nữa, thực hiện nội dung cải cách thủ tục hành chính thuế, người nộp thuế tự tính, tự khai, tự nộp thuế, tự chịu trách nhiệm; cơ quan thuế phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra theo hình thức hậu kiểm trên cơ sở

phân tích, đánh giá rủi ro về thuế. Do vậy, đây là những năm nhiệm vụ thanh tra thuếđặt ra hết sức nặng nề. Theo số liệu bảng 4.1: Bình quân 3 năm 2011 – 2013, Kế hoạch thanh tra giao giảm 10,56% là do năm 2011, Tổng cục Thuế

giao kế hoạch cao gấp 3 lần năm 2010. Số cuộc thanh tra thực hiện tăng 2%; Số tiền thuế truy thu bình quân tăng 24,81%; số tiền phạt bình quân tăng 20,91%; số tiền thuế thu hồi hoàn giảm 45,73% (do ngành thuế đã tích cực kiểm tra, phân tích hồ sơ hoàn thuế trước ngay từ khâu tiếp nhận và giải quyết hồ sơ ban đầu, hạn chế đến mức tối đa rủi ro trong công tác hoàn thuế). Số

tiền thuế giảm khấu trừ bình quân tăng 149,6%; Số giảm lỗ tăng 15,4%. Kết quả cụ thể từng năm như sau:

4.1.3.1. Năm 2011:

- Năm 2011 Cục Thuế Hải Dương được Tổng cục Thuế giao kế hoạch thanh tra là 120 Doanh nghiệp theo Quyết định số 217/QĐ-TCT ngày 01/3/2011 (Kế hoạch thanh tra cao hơn 4 lần so thực hiện năm 2010). Cục Thuế đã ra Quyết định số 774/QĐ-CT ngày 31/3/2011 cụ thể hoá Quyết định 217/QĐ-TCT, theo đó giao kế hoạch thanh tra doanh nghiệp năm 2011 cho hai

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 64 

Phòng Thanh tra thuế: Phòng Thanh tra thuế số 1 là 82 doanh nghiệp, Phòng thanh tra Thuế số 2 là 38 doanh nghiệp.

- Theo số liệu thanh tra các năm trước, với nguồn nhân lực làm công tác chỉ có 20 người gồm cả lãnh đạo phòng thì số lượng cuộc thanh tra chỉ đạt tối

đa là 40 cuộc trong khi kế hoạch thanh tra Tổng cục Thuế giao cao gấp 3 lần các năm trước. Trước tình hình này lãnh đạo Cục đã có hướng chỉ đạo sáng suốt, kịp thời để hỗ trợ cho công tác thanh tra, đó là tháng 8 năm 2011 Cục Thuế đã ra Quyết định số 2793/QĐ-CT ngày 11/8/2011 tăng cường nguồn nhân lực phục vụ công tác thanh tra thêm 15 cán bộ thuộc các Phòng chức năng, Chi cục thuế các huyện, thành phố, thị xã để đẩy mạnh và quyết tâm hoàn thành kế hoạch thanh tra. Ngoài ra, tuỳ tình hình cụ thể, được sự nhất trí của lãnh đạo các phòng chức năng và lãnh đạo 2 phòng Thanh tra, Lãnh đạo Cục còn Quyết định cho từng cuộc thanh tra cụ thểđược tăng cường cán bộ từ

các phòng như: Phòng Kê khai – Kế toán thuế, Phòng Quản lý thuế thu nhập cá nhân, Phòng Quản lý nợ, Phòng Tuyên truyễn hỗ trợ, Phòng Tổng hợp nghiệp vụ dự toán.

- Kết thúc năm 2011 số doanh nghiệp đã thực hiện và có kết luận thanh tra là 78 doanh nghiệp (phòng Thanh tra 1: 47 doanh nghiệp, phòng Thanh tra 2: 31 doanh nghiệp), còn 21 doanh nghiệp kết luận đầu năm 2012 (Phòng thanh tra 1: 15 cuộc; Phòng thanh tra 2: 6 cuộc).

- Kết quả thanh tra doanh nghiệp đã kết luận và xử lý truy thu tổng số

tiền 31,7 tỷ đồng. Đồng thời qua thanh tra đã kiến nghị thủ trưởng cơ quan thuế ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tổng số tiền 16,9 tỷđồng, giảm số thuế GTGT được khấu trừ số tiền 1,1 tỷđồng, giảm lỗ của thời kỳ thanh tra 161,8 tỷđồng.

- Số tiền thuế truy thu và phạt qua thanh tra đã nộp ngân sách đến hết 31/12/2011 là 24,9 tỷđồng; đạt tỷ lệ 49,6% so với số phải nộp.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 65 

- Đánh giá kết quả công tác thanh tra kể từ khi có Quyết định tăng cường lực lượng

+ Kể từ khi có Quyết định tăng cường lực lượng theo Quyết định số

2793/QĐ-CT ngày 11/8/2011 đã ra Quyết định thanh tra 47 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ gần 47% tổng số quyết định thanh tra doanh nghiệp ban hành trong năm, trong đó: đã hoàn thành 24 doanh nghiệp, 21 doanh nghiệp có kết luận thanh tra đầu năm 2012.

+ Kết quả thanh tra 24 doanh nghiệp đã kết luận xử lý truy thu và xử

phạt tổng số tiền 12,6 tỷđồng, dự kiến kết quả truy thu và xử phạt đối với các cuộc thanh tra hoàn thành đầu năm 2012 tổng số tiền 9,6 tỷđồng.

- Một sốđánh giá về công tác tăng cường:

+ Đối với các cán bộ tăng cường thuộc các phòng, Văn phòng Cục:

Hầu hết các cán bộ tăng cường từ các phòng chức năng thuộc Văn phòng Cục đều có chuyên môn, nghiệp vụ tốt, am hiểu luật thuế, nắm bắt được nghiệp vụ kế toán chuyên sâu, có những kinh nghiệm thực tế trong quản lý,

đáp ứng được yêu cầu trong công tác thanh tra kiểm tra. Có những thông tin cần thiết nắm bắt người nộp thuế theo chức năng, nhiệm vụ của Phòng để liên kết phục vụ công tác thanh tra. Tuy nhiên, do chưa được đào tạo nghiệp vụ

thanh tra cơ bản và chuyên sâu trong công tác thanh tra nên việc tập hợp hồ

sơ, tài liệu thanh tra còn nhiều hạn chế cần khắc phục.

+ Đối với các cán bộ tăng cường thuộc Chi cục Thuế các huyện, thành phố, thị xã:

Trong số các cán bộ tăng cường thuộc các Chi cục Thuế, số lượng cán bộ

là lãnh đạo các đội thuếđã từng thực hiện công tác kiểm tra tại Chi cục, việc nắm bắt chính sách, chế độ tương đối tốt, đáp ứng được các yêu cầu trong công tác thanh tra; do tính đặc thù ở cấp Chi cục chưa va chạm nhiều các loại hình doanh nghiệp khác nhau, các doanh nghiệp có ngành nghềđa dạng, các

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 66 

doanh nghiệp sản xuất lớn nên đôi khi còn lúng túng trong định hướng công việc. Tuy nhiên các đồng chí cũng đã tích cực, nỗ lực để nắm bắt kịp thời.

Một số cán bộ là chuyên viên, kiểm soát viên thuế tại các Chi cục chưa tham gia trong công tác kiểm tra, thời gian đầu còn nhiều bỡ ngỡ, chưa bắt nhịp với công tác thanh tra, hầu nhưđều phải cầm tay chỉ việc khi thực hiện các nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, các đồng chí đều nỗ lực học tập, nghiên cứu, tích luỹ kinh nghiệm và dần thực hiện tốt các yêu cầu, nhiệm vụ, phần việc khi trưởng đoàn phân công.

4.1.3.2. Năm 2012

Năm 2012 là năm đặc biệt khó khăn của Cục thuế Hải Dương, hoạt

động sản xuất kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp (DN) đều giảm sút, nhất là các ngành trọng điểm trên địa bàn như: SXKD ô tô, xây dựng cơ bản, sắt thép, xi măng, ... nhiều DN, nhất là các DN nhỏ và vừa đang hoạt động cầm chừng, nhiều DN đã giải thể, phá sản; người dân đang thắt chặt chi tiêu, thị trường bất động sản hầu như đóng băng, lãi suất tín dụng ở mức cao, các doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng ... Mặt khác, nguồn thu của Hải Dương phụ thuộc rất lớn vào Công ty ô tô Ford (chiếm khoảng 35% dự

toán) nhưng tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty sụt giảm nghiêm trọng. Vì vậy, ngay từ những tháng đầu năm 2012, ngành thuế Hải Dương

đã dự tính có thể hụt thu hàng ngàn tỷ đồng.

Nhận thức rõ được những khó khăn trong việc thực hiện dự toán thu ngân sách năm 2012. Tập thể lãnh đạo Cục Thuếđã cùng với các phòng chức năng thực hiện một loạt các giải pháp tích cực để hạn chếđến mức thấp nhất khoản hụt thu NSNN. Trong đó việc tăng cường công tác thanh tra chống thất thu ngân sách được lãnh đạo Cục hết sức coi trọng. Kết quả công tác thanh tra, chống thất thu thuế năm 2012 góp phần hết sức quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị trọng tâm của ngành.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 67 

Lãnh đạo Cục đã rất quan tâm chọn lọc cán bộ, công chức làm công tác thanh tra theo nhiều tiêu chí khắt khe; vì vậy đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra gần như là bộ phận có chất lượng cao nhất so với mặt bằng chung tổng số cán bộ công chức của từng đơn vị; số lượng cán bộ công chức làm công tác thanh tra theo biên chế chiếm trên 3% (23/740) so với tổng số cán bộ công chức toàn Cục Thuế. Do kế hoạch thanh tra Tổng Cục giao ngày càng nặng nề trong khi số lượng cán bộ biên chế cho công tác thanh tra còn thiếu; để hoàn thành nhiệm vụ được giao, hàng năm Lãnh đạo Cục đã áp dụng nhiều biện pháp, trong đó việc tăng cường cán bộ có thời hạn cho bộ

phận thanh tra là một trong những biện pháp mang lại hiệu quả cao.

Số lượng cán bộ, công chức theo biên chế làm công tác thanh tra và số

lượng cán bộ tăng cường có thời hạn từ 6 tháng trở lên năm 2012 cụ thể là: - Số lượng cán bộ theo biên chế của các phòng thanh tra là: 24 cán bộ. - Số lượng cán bộ tăng cường có thời hạn từ 6 tháng trở lên là: 9 cán bộ. Năm 2012 Cục thuế Hải Dương đã hoàn thành vượt mức kế hoạch thanh tra được giao, số lượng doanh nghiệp giao kế hoạch là 85 doanh nghiệp giảm 29,17% so với năm 2011. Đã thực hiện hoàn thành thanh tra 87 doanh nghiệp

đạt tỷ lệ 102% so với kế hoạch giao, giảm 12,12% so với năm 2011.

Qua thanh tra đã phát hiện xử lý truy thu số tiền 47,8 tỷ đồng tăng 50,69% so với năm 2011; xử phạt 11,1 tỷ đồng, giảm 34,57% so với năm 2011; thu hồi tiền hoàn thuế 1,4 tỷđồng, giảm 10,99% so với năm 2011; giảm số thuế GTGT được khấu trừ là 6,6 tỷ đồng, tăng 487,98% so với năm 2011; giảm lỗ số tiền là 151,8 tỷ đồng, giảm 6,17% so với năm 2011; số tiền đã nộp Ngân sách Nhà nước là 45,2 tỷ đồng, bằng 74,9% so với tổng số tiền thuế

phải nộp Ngân sách Nhà nước.

Nguyên nhân đạt được kết quả trên là có sự tập trung chỉ đạo quyết liệt của Lãnh đạo Cục và sự nỗ lực của cán bộ công chức các phòng Thanh tra, trưởng đoàn và các thành viên đoàn thanh tra. Ngoài việc thực hiện đúng pháp

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 68 

Luật thuế, pháp Luật thanh tra, quy trình thanh tra còn đồng thời thực hiện đồng bộ các giải pháp:

Thứ nhất, Lãnh đạo Cục đã quan tâm tăng cường số lượng, đào tạo nâng cao chất lượng cho cán bộ, công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra: đề

nghị bổ sung cán bộ, công chức cho bộ phận thanh tra, luân phiên công việc, luân chuyển công tác của cán bộ làm ở các chức năng khác sang làm công tác thanh tra, qua đó cũng góp phần đào tạo nâng cao trình độ, trao đổi học hỏi kinh nghiệm giữa cán bộ làm công tác thanh tra với cán bộ làm công tác kê khai và kế toán thuế, tổng hợp dự toán, tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế …

để cùng bổ sung, hỗ trợ kiến thức về các mảng công việc khác có liên quan

đến công tác thanh tra thuế.

Thứ hai, Sự sáng tạo và linh hoạt trong việc tổ chức thực hiện và điều hành các đoàn thanh tra đã rút ngắn thời gian thanh tra tại doanh nghiệp bằng biện pháp thu thập thông tin thực hiện việc phân tích thông tin và lựa chọn doanh nghiệp các nội dung rủi ro để thanh tra thuế tại trụ sở của doanh nghiệp.

Thứ ba, giải pháp tính liên tục, xen kẽ thời gian giữa các cuộc thanh tra

để rút ngắn thời gian giữa hai cuộc thanh tra.

Thứ tư,làm tốt công tác chuẩn bị trước thanh tra, chủđộng thực hiện các biện pháp nghiệp vụ cần thiết khi thanh tra tại doanh nghiệp.

Thứ năm, làm tốt công tác kết luận, xử lý sau thanh tra; coi trọng việc

đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm qua từng cuộc thanh tra.

Thứ sáu, thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo với quy mô cấp Phòng, cấp Chi cục để thảo luận trao đổi kinh nghiệm giữa các đoàn thanh tra, đưa ra các biện pháp nghiệp vụđể nhận dạng nhanh các hành vi vi phạm chủ yếu cho từng loại hình sản xuất kinh doanh.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 69 

- Khó khăn vướng mắc trong triển khai công tác thanh tra:

+ Nguồn nhân lực thực hiện thanh tra: Số lượng, chất lượng nguồn nhân lực phục vụ công tác thanh tra thuế chưa theo kịp tốc độ tăng trưởng cả về

chất và lượng của đối tượng được thanh tra làm ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động thanh tra thuế.

+ Việc tổ chức thực hiện công tác thanh tra: Việc thu thập hồ sơ và phân tích hồ sơ tại bàn còn nhiều hạn chế, chưa đi sâu phân tích theo chuyên đề, loại hình kinh doanh; việc thu thập thông tin về người nộp thuế mới chỉ giới hạn trong ngành, các thông tin của các cơ quan chức năng khác chưa được cập nhật kịp thời phục vụ công tác quản lý thuế.

+ Cơ chế chính sách: Việc cụ thể hoá các căn cứ pháp lý cho hoạt động thanh tra thuế chưa theo kịp các quy định của pháp luật mới (bổ sung, sửa

đổi) và yêu cầu phát sinh từ thực tiễn quản lý thuế của địa phương. Những sơ

hở, chồng chéo của các văn bản pháp luật phát hiện qua thực tiễn thanh tra, kiểm tra thuế chưa được Bộ, Tổng cục quan tâm kịp thời nhằm tháo gỡ vướng mắc, quy chuẩn biện pháp xử lý làm cho bộ phận thực hiện công tác thanh tra gặp nhiều khó khăn, lúng túng, xử lý không đồng bộ. Công tác chỉ đạo của Tổng cụccòn mang nặng tính hành chính, công văn giấy tờ, chưa tổ chức các

đoàn công tác chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ Cục thuế trong việc lập kế hoạch thanh tra, thực hiện kế hoạch thanh tra; thực hiện công tác kiểm tra thuế; nắm bắt và giải quyết khó khăn, vướng mắc trong công tác thanh tra, kiểm tra thuế. Việc giải đáp các vướng mắc qua thanh tra của địa phương chưa được Tổng cục thuế trả lời, giải đáp kịp thời. Thanh tra Tổng cục Thuế chưa có bộ phận

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống tổ chức thanh tra thuế của ngành thuế tỉnh hải dương (Trang 69 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)