Các nghiên cứu liên quan đến đề tài đã công bố

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống tổ chức thanh tra thuế của ngành thuế tỉnh hải dương (Trang 32)

Theo kết quả thu thập thông tin của bản thân tác giả, hiện nay chưa có

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 25 

PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm địa bàn quản lý của ngành Thuế tỉnh Hải Dương

3.1.1. Tóm tắt địa bàn tỉnh Hải Dương

Hải Dương là một tỉnh nằm ở trung tâm châu thổ sông Hồng, là một trong những cái nôi của nền văn hoá lâu đời của dân tộc Việt Nam. Lịch sử

hàng ngàn năm của dân tộc đã để lại cho vùng đất Thành Đông xưa một tài sản vô giá với hàng trăm di tích lịch sử văn hoá, trong đó nổi bật có cụm di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc gắn liền với tên tuổi của các vị anh hùng dân tộc như: Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi; đền thờ thầy giáo Chu Văn An; Văn miếu Mao Điền của Trấn Hải Dương xưa…Hải Dương cũng là nơi nổi tiếng với

đặc sản vải thiều (Thanh Hà), bánh đậu xanh (Hải Dương), bánh gai (Ninh Giang), rươi (Tứ Kỳ)…Người dân Hải Dương chăm chỉ, chịu khó, có tinh thần hiếu học.

3.1.2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

3.1.2.1 Vị trí địa lý

Với diện tích 1.662 km2, Hải Dương là một trong 7 tỉnh, thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, nằm trong khu tam giác kinh tế: Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Tỉnh Hải Dương tiếp giáp với các vùng sau:

- Phía Đông giáp Thành phố Hải Phòng; - Phía Tây giáp tỉnh Hưng Yên;

- Phía Nam giáp tỉnh Thái Bình; - Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang.

3.1.2.2 Khí hậu

Hải Dương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 4 mùa rõ rệt: Mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông và có đặc điểm khí hậu của các tỉnh đồng bằng bắc bộ: Nóng, ẩm, mưa nhiều.

3.1.2.3 Địa hình

Hải Dương được chia làm 2 vùng: vùng đồi núi và vùng đồng bằng. Vùng đồi núi nằm ở phía bắc tỉnh, chiếm 11% diện tích tự nhiên gồm 13 xã,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 26 

phường thuộc thị xã Chí Linh và 18 xã, thị trấn thuộc huyện Kinh Môn; là vùng

đồi núi thấp, phù hợp với việc trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ và cây công nghiệp ngắn ngày. Đặc biệt khu vực này cũng là nơi có nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào như: Đá, đất đỏ, đất sét trắng, than…làm nguyên liệu cho sản xuất xi măng và các ngành sản xuất vật liệu xây dựng. Khu vực này cũng là nơi tập trung nhiều di tích lịch sử của quốc gia và của địa phương như: Cụm Di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc, Đền thờ Chu Văn An, Di tích Đền Cao (An Phụ)…là nguồn tiềm năng cho phát triển du lịch tâm linh. Vùng đồng bằng còn lại chiếm 89% diện tích tự nhiên do phù sa sông Thái Bình bồi đắp, đất màu mỡ, thích hợp với nhiều loại cây trồng, sản xuất được nhiều vụ trong năm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 27 

3.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội

3.1.3.1 Dân số và lao động

Dân số hơn 1.718.895 người, mật độ dân số: 1.039 người/km2 (theo điều tra dân số năm 2011).

(Ngun: Trang Cng thông tin đin t tnh Hi Dương)

3.1.3.2 Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương

Với lợi thế là một tỉnh có nguồn lao động phổ thông dồi dào, Hải Dương đã có nhiều bứt phá đi lên, là địa phương tiêu biểu đi đầu trong thu hút

đầu tư nước ngoài, có nhiều khu công nghiệp như: Khu công nghiệp Đại An, Khu công nghiệp Tân Trường, Khu công nghiệp Nam Sách…góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt là nguồn lao động ở khu vực nông thôn tạo nguồn thu cho ngân sách địa phương, hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh nhà, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Những năm qua, tỉnh đã triển khai xây dựng được nhiều cơ chế, chính sách, hình thức phù hợp để huy động các nguồn vốn trong dân, các tổ chức kinh tế

cũng như của các nhà đầu tư trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội. Đặc biệt chú trọng xây dựng nông thôn mới, xây dựng giao thông nông thôn để thu hút các nhà đầu tư, tạo điều kiện xây dựng phát triển thị trường cho sản phẩm nông, lâm, thủy sản. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có trên 7.000 doanh nghiệp đang hoạt động với tổng số vốn đăng ký trên 37 nghìn tỷ đồng, trong đó có 684 dự án được chấp thuận cho thuê đất với tổng diện tích gần 2.000 ha. Đối với nguồn vốn đầu tư nước ngoài, tính đến nay trên địa bàn tỉnh đã có 202 dự án đầu tư, với tổng số vốn đăng ký là 2.601,3 triệu USD, vốn thực hiện 63,8%. Trong đó có 133 dự án đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, thu hút 180.298 lao động trực tiếp tại các doanh nghiệp cùng hàng ngàn lao động gián tiếp.

Phát huy những kết quả đã đạt được, những năm tới, Hải Dương tiếp tục đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, bảo đảm cho công nghiệp, thương mại có sự tăng trưởng ổn định, vững chắc.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page 28 

Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu tình hình kinh tế xã hội tỉnh Hải Dương (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh (%) Bình quân (%) 2012/2011 2013/2012 I- Về xã hội 1.1. Tổng số nhân khẩu Người 1.723.452 1.738.480 1.747.512 100,87 100,52 100,70 1.2. Tổng số lao động Lao động 1.325.962 1.342.213 1.364.440 101,23 101,66 101,44

* Lao động nông nghiệp Lao động 713.367 718.084 515.578 100,66 71,80 85,01

* Lao động công nghiệp Lao động 367.291 369.108 465.274 100,49 126,05 112,55

* Lao động thương mại dịch vụ Lao động 245.304 255.021 383.588 103,96 150,41 125,05

1.3. Tỷ lệ lao động thất nghiệp % 2,70 3,00 2,28 111,11 76,00 91,89 II- Về kinh tế 2.1. Tổng giá trị sản xuất Tỷđồng 132.646 144.700 161.142 109,09 111,36 110,22 Trong đó: * Nông nghiệp Tỷđồng 19.218 18.725 18.379 97,43 98,15 97,79 * Công nghiệp Tỷđồng 89.509 99.280 112.850 110,92 113,67 112,28 * Thương mại dịch vụ Tỷđồng 23.919 26.695 29.913 111,61 112,05 111,83 2.2. Tổng thu ngân sách Tỷđồng 8.004 7.949 6.784 99,31 85,34 92,06

Trong đó: Thu từ thuế Tỷđồng 5.167 4.596 5.526 88,95 120,23 103,42

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 29  Số liệu trên Bảng 3.1 cho thấy: * Về xã hội - Tổng số nhân khẩu trong 3 năm từ năm 2011 đến năm 2013 tăng nhẹ, cụ thể: Năm 2012 tăng so với năm 2011 là 0,87%, năm 2013 tăng so với năm 2012 là 0,52%; mức tăng bình quân 3 năm là 0,7%. - Tổng số lao động: + Năm 2012 tăng so với năm 2011 là: 1,23% (Số tuyệt đối là: 15.028 người); trong đó: Lao động nông nghiệp tăng 0,66% (Số tuyệt đối là: 4.717 người); lao động công nghiệp tăng 0,49% (Số tuyệt đối là: 1.817 người); lao

động thương mại dịch vụ tăng 3,96% (số tuyệt đối là: 9.717 người);

+ Năm 2013 tăng so với năm 2012 là 1,66% (số tuyệt đối là: 22.227 người); trong đó: Lao động nông nghiệp giảm mạnh (số tương đối là: 29,2%; số tuyệt đối là: 202.506 người) ; lao động công nghiệp tăng mạnh với mức tăng 26,05% (số tuyệt đối là: 96.166 người); đặc biệt là lao động trong các ngành thương mại dịch vụ tăng 50,41% (số tuyệt đối là: 128.567 người).

+ Mức tăng bình quân 3 năm (từ năm 2011 đến 2013) là: 1,44%; trong

đó: Lao động nông nghiệp giảm 14,09%; lao động công nghiệp tăng 12,55%; lao động trong các ngành thương mại dịch vụ tăng 25,05%.

Qua đó cho thấy: Trong 3 năm 2011 đến năm 2013 có sự dịch chuyển lao động lớn từ lĩnh vực sản xuất nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp và thương mại dịch vụ. Nguyên nhân là do: Năm 2013, nhiều dự án đầu tư đã hoàn thành đi vào hoạt động thu hút một lượng lớn lao động nông thôn, chủ

yếu ở các lĩnh vực gia công hàng dệt may, gia dày, sản xuất linh kiện điện tử. - Tỷ lệ lao động thất nghiệp trong 3 năm có nhiều cải thiện. Năm 2012 tăng so với năm 2011 0,3% (Nguyên nhân là do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế dẫn đến nhiều doanh nghiệp bị phá sản, giải thể). Năm 2013 giảm so với năm 2012 là 0,72%. Điều đó cho thấy dấu hiệu nền kinh tếđã có những bước chuyển biến theo chiều hướng tích cực, nhiều doanh nghiệp đã đi vào hoạt

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 30 

* Về kinh tế:

- Tổng giá trị sản xuất trong 3 năm có sự tăng đều. Năm 2012 tăng so với năm 2011 là 9,09% (số tuyệt đối là: 12.054 tỷ đồng); trong đó: Nông nghiệp giảm 2,57% (số tuyệt đối là: 493 tỷ đồng); Công nghiệp tăng 10,92% (số tuyệt đối là: 9.771 tỷđồng); thương mại dịch vụ tăng 2.776 tỷđồng). Năm 2013 tăng so với năm 2012 là 11,36% (số tuyệt đối là: 16.442 tỷ đồng), trong

đó: Nông nghiệp giảm 1,85% (số tuyệt đối là: 346 tỷđồng); công nghiệp tăng 13,67% (số tuyệt đối là: 13.570 tỷđồng); thương mại dịch vụ tăng 12,05% (số

tuyệt đối là: 3.218 tỷđồng).

Mức tăng bình quân 3 năm 2011- 2013 là: 10,22%, trong đó: Nông nghiệp giảm 2,21%; công nghiệp tăng 12,28%; thương mại dịch vụ tăng 11,83%. Điều đó cho thấy: Cơ cấu kinh tế có sự thay đổi. Giá trị sản xuất nông nghiệp có xu hướng giảm (giảm nhẹ), giá trị sản xuất trong các lĩnh vực sản xuất, thương mại dịch vụ tăng là do chính sách phát triển kinh tế của tỉnh Hải Dương là: Giữổn định sản xuất nông nghiệp, tập trung ưu tiên phát triển các lĩnh vực sản xuất, thương mại dịch vụ, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động ở khu vực nông thôn nhằm thu hẹp khoảng cách về thu nhập giữa khu vực thành thị và khu vực nông thôn.

- Thu ngân sách nhà nước: Trong 3 năm 2011 đến 2013 có xu hướng giảm, cụ thể: Năm 2012 giảm so với năm 2011 là 0,69%, năm 2013 giảm so với năm 2012 là 14,66% là do giảm các khoản thu từ ngân sách trung ương cấp và giảm các khoản thu từ cho vay. Tập trung nâng cao năng lực quản lý, phát huy nguồn thu từ nội lực của địa phương, cụ thể: Các khoản thu từ thuế

tăng cao. Năm 2012 giảm 11,05% (số tuyệt đối là 571 tỷ đồng) là do ảnh hưởng bới suy thoái kinh tế, đặc biệt là thu từ các đơn vị đầu tư nước ngoài giảm mạnh. Tuy nhiên sang năm 2013, các khoản thu từ thuế tăng cao vaftawng so với năm 2012 là 20,23% (số tuyệt đối là 930 tỷ đồng). Trong 3 năm 2011 – 2013, thu từ thuế tăng bình quân là 3,42%.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 31 

3.1.3.3 Đơn vị hành chính sự nghiệp

Hải Dương có 12 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: Thành phố Hải Dương, thị xã Chí Linh và 10 huyện: Nam Sách, Kinh Môn, Kim Thành, Thanh Hà, Ninh Giang, Gia Lộc, Tứ Kỳ, Thanh Miện, Cẩm Giàng và Bình Giang.

Trung tâm hành chính: Thành phố Hải Dương là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của cả tỉnh.

3.2. Giới thiệu về Cục Thuế tỉnh Hải Dương

Địa chỉ Đường Trường Chinh, phường Tân Bình, Thành phố Hải Dương,

tỉnh Hải Dương Điện thoại: 0320.3891237 Fax: 0320.3891758 Website: http://www.haiduong.gdt.gov.vn 3.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển Cục Thuế tỉnh Hải Hưng được thành lập tháng 10 năm 1990, cùng với việc tái lập tỉnh năm 1997, Cục Thuế tỉnh Hải Hưng được chia tách và đổi tên thành Cục Thuế tỉnh Hải Dương với tổng số cán bộ trên 700 người, được bố

trí công tác tại 14 phòng thuộc Văn phòng Cục và 12 Chi cục thuế tương ứng với 12 huyện, thành phố, thị xã, thực hiện chức năng tổ chức quản lý thuế, phí và lệ phí trên địa bàn toàn tỉnh.

Trong những năm qua, mặc dù phải trải qua nhiều khó khăn phức tạp của tình hình trong nước và thế giới, cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ những năm 90 của thế kỷ XX, rồi hạn hán, dịch bệnh, thiên tai cùng những biến động của giá cả thị trường quốc tế trong những năm qua, đã ảnh hưởng lớn đến sự (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phát triển của nền kinh tế nói chung và thu Ngân sách Nhà nước nói riêng. Tuy có nhiều khó khăn xong dưới sự chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ; của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế và sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh Cục Thuế tỉnh Hải Dương đã phối hợp chặt chẽ với các sở, ban,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 32 

ngành của tỉnh, đặc biệt là các đơn vị trong hệ thống tài chính địa phương như: Hải Quan, Kho bạc Nhà nước đã triển khai thực hiện tốt công tác quản lý thuế trên địa bàn.

Trong hơn 16 năm tái lập tỉnh, cùng với sự trưởng thành lớn mạnh của ngành Tài chính, Cục Thuế tỉnh Hải Dương đã không ngừng được kiện toàn, củng cố và lớn mạnh. Với sự nỗ lực và quyết tâm, tập thể cán bộ công chức là một khối đoàn kết thống nhất đã phấn đấu không ngừng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của ngành, nhiều năm liên tục Cục Thuế tỉnh Hải Dương

đã được tặng thưởng nhiều Bằng khen của UBND tỉnh, Bộ Tài chính, Chính phủ, cờ thi đua xuất sắc và được Nhà nước trao tặng Huân chương lao động Hạng 3.

Kết quả thu ngân sách liên tục 16 năm (1997 - 2014) Cục Thuế tỉnh Hải Dương đã hoàn thành vượt mức nhiệm vụ được giao. Trong 3 năm (2011 - 2013) thu ngân sách đã tăng nhanh, thu ngân sách của tỉnh Hải Dương (thu nội

địa) năm 2011: 5.167,8 tỷ đồng, đạt 117,8 % kế hoạch nhà nước giao; năm 2012: 4.596,5 tỷđồng, đạt 86,7 % kế hoạch nhà nước giao; năm 2013: 5.526,7 tỷ đồng, đạt 110,79 % kế hoạch nhà nước giao. Năm 2013 là năm tỉnh Hải Dương cơ bản hoàn thành khá toàn diện các chỉ tiêu và là năm có số thu ngân sách lớn nhất từ trước tới nay, vượt tỷ lệ vượt dự toán và tăng so với cùng kỳ

cao nhất và là những năm hết sức có ý nghĩa đã đưa tỉnh Hải Dương là một trong 5 tỉnh có số thu cao nhất trong khu vực (Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Ninh).

Để có được kết quả thu ngân sách như trên, những năm qua Cục Thuế

tỉnh Hải Dương đã tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của các cấp chính quyền, sựđồng thuận của toàn dân nên công tác thuế đã được các ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương chỉ đạo sát sao và có hiệu quả.

Với những đổi mới về nội dung và chất lượng trong công tác quản lý thuế, coi trọng và giữ gìn các giá trị: Minh bạch, chuyên nghiệp, liêm chính

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 33 

và đổi mới, Cục Thuế tỉnh Hải Dương đã và đang triển khai nhiều giải pháp hữu hiệu để tăng cường công tác quản lý thuế đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước trong hội nhập quốc tế, thực hiện thành công chiến lược cải cách và hiện đại hóa ngành thuế giai đoạn 2011 – 2020.

.

Sơđồ 3.1 Mô hình phân cấp quản lý thuế tại Cục Thuế tỉnh Hải Dương

Ở Hải Dương, Cục Thuế và Chi cục Thuế là 2 cấp có nhiệm vụ trực tiếp thực hiện công tác quản lý thuế. Cục Thuế Thực hiện nhiệm vụ quản lý thu thuế trên phạm vi địa phương, quản lý các nguồn thu lớn, quan trọng như

các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu và các doanh nghiệp dân doanh có quy mô lớn.

Năm 1990 cùng với việc hình thành hệ thống chính sách thuế áp dụng thống nhất với các thành phần kinh tế, bộ máy quản lý thuếđược hình thành theo hệ thống dọc trên toàn quốc. Cục Thuế tỉnh Hải Hưng được thành lập, với nhiệm vụ quản lý thu thuế trên địa bàn tỉnh Hải Hưng (năm 1997 tái lập tỉnh được tách ra thành Cục Thuế tỉnh Hải Dương và Cục Thuế tỉnh Hưng Yên).

Qua ba lần cải cách thuế, Cục Thuế tỉnh Hải Dương cũng đã trải qua

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống tổ chức thanh tra thuế của ngành thuế tỉnh hải dương (Trang 32)