Những định hướng cho việc hoàn thiện hệ thống tổ chức thanh

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống tổ chức thanh tra thuế của ngành thuế tỉnh hải dương (Trang 92 - 94)

thuế của ngành Thuế tỉnh Hải Dương

4.4.1.1. Về tổ chức bộ máy:

Thực hiện theo nội dung quy định tại Thông tư 19/2013/TT-BTC, cụ thể: - Cục Thuế thuộc Tổng cục Thuế tổ chức thành Phòng Thanh tra. Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế căn cứ quy mô và nhiệm vụ quản lý được giao của các Cục Thuế trình Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định số lượng các Phòng Thanh tra của Cục Thuế. Đối với Cục Thuế thành lập nhiều Phòng Thanh tra thì phải phân công 01 Phòng chịu trách nhiệm là đầu mối tổng hợp hoạt động thanh tra chuyên ngành của Cục.

Tổng cục trưởng căn cứ nhiệm vụ, quyền hạn nêu tại khoản 1 Điều này quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Thanh tra, kiểm tra hoặc Phòng Thanh tra.

- Tại Chi cục Thuế tổ chức thành Đội Thanh tra.

Việc thành lập các Đội thanh tra ở Chi cục Thuế giao Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế căn cứ chức năng, địa bàn, đối tượng quản lý và số thu vào ngân sách nhà nước để quyết định.

Từđó đề xuất hoàn thiện cho bộ máy tổ chức thanh tra thuế theo hướng: Thành lập nhiều phòng thanh tra, trong đó phân công 01 phòng chịu trách nhiệm là đầu mối tổng hợp hoạt động thanh tra chuyên ngành của ngành Thuế, cụ thể:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 85 

- Phòng thanh tra số 1: Thực hiện chức năng thanh tra thuếđối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh; chịu trách nhiệm tổng hợp hoạt động thanh tra chuyên ngành của ngành Thuế tỉnh Hải Dương.

- Phòng thanh tra số 2: Thực hiện chức năng thanh tra đối với các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

- Đội thanh tra thuế tại các Chi cục Thuế có số thu lớn, trước hết đề

nghị thành lập đội thanh tra thuế ở 01 đơn vị cấp Chi cục Thuế là: Chi cục Thuế thành phố Hải Dương.

4.4.1.2. Về nhân sự làm công tác thanh tra thuế.

Theo tiêu chuẩn công chức thanh tra chuyên ngành tài chính: Được quy

định tại Điều 6 Thông tư số 19/2013/TT-BTC:

Công chức thanh tra chuyên ngành Tài chính là công chức thuộc biên chế của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của ngạch công chức đang giữ và các tiêu chuẩn cụ thể sau đây:

4.4.1.2.1. Năng lực:

a) Am hiểu chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước để vận dụng vào hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng.

b) Nắm được nguyên tắc, chế độ, chính sách, quy định của Nhà nước về lĩnh vực chuyên ngành.

c) Nắm được quy trình nghiệp vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; có khả năng thực hiện nhiệm vụđược giao.

đ) Có khả năng phân tích, tổng hợp. 4.4.1.2.2. Yêu cầu trình độ, thâm niên công tác:

a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với chuyên môn thuộc ngành, lĩnh vực đang công tác.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 86 

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra hoặc thanh tra chuyên ngành do cơ sởđào tạo có thẩm quyền cấp.

c) Có ít nhất 01 năm làm công tác chuyên môn trong lĩnh vực được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành (không kể thời gian tập sự).

Từ các nội dung nêu trên, thực hiện hoàn thiện theo hướng:

- Số lượng: Đảm bảo tổng số cán bộ công chức làm công tác thanh tra thuế đạt tỷ lệ theo yêu cầu quản lý. Bổ sung lực lượng thanh tra thông qua tuyển dụng mới hoặc điều động luân chuyển trong nội bộ ngành thuế.

- Chất lượng cán bộ làm công tác thanh tra thuế: Nghiên cứu, đề xuất kiện toàn đội ngũ thanh tra thuếđủ phẩm chất, năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụđáp ứng yêu cầu chuyên sâu, chuyên nghiệp, đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm công vụ cao.

4.4.1.3. Về hoạt động thanh tra

- Xây dựng và hoàn thiện quy chế, quy trình nghiệp vụ thanh tra thuế

trên cơ sở áp dụng phương pháp quản lý rủi ro.

- Coi trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, bản lĩnh chính trị và nếp sống văn hóa nơi công sở, kỹ năng giao tiếp văn minh, lịch sự đối với công chức thuế nói chung và công chức làm thanh tra thuế nói riêng.

- Coi trọng công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ

cho công chức thuế.

- Đổi mới toàn diện hoạt động thanh tra thuế theo hướng thống nhất, hiện đại, chính quy, chuyên nghiệp và hiệu quả.

- Phát triển ứng dụng công nghệ tin học vào công tác thanh tra thuế.

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống tổ chức thanh tra thuế của ngành thuế tỉnh hải dương (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)