Qua phân tích về các khoản mục chi phí của công ty qua 3 năm và 6 tháng đầu năm 2013 ta nhận thấy rằng, để tiết kiệm đƣợc tổng chi phí thì phải chú trọng đến giá vốn bán hàng, nhƣ phân tích ở mục 4.3.2 thì đây là khoản mục luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng chi phí. Vì thế cần phải phân bổ sau cho hợp lý, nếu làm đƣợc điều này thì tỷ suất giá vốn bán hàng trên doanh thu thuần sẽ giảm xuống, từ đó lợi nhuận gộp của công ty có thể cải thiện.
Thứ nhất, tăng năng lực sản xuất bằng cách hiện đại hóa các máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất hiện tại và tăng cƣờng đào tạo nguồn nhân lực qua đó góp phần tiết kiệm chi phí về điện, xăng dầu, cả về nhân công lao động. Thực sự là vấn đề nang giải hiện nay. Bởi lẽ nắm bắt đƣợc các thông tin về tiêu chuẩn chất lƣợng nhƣng khắc phục đƣợc thì lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác trong đó có yếu tố công nghệ. Công ty nên tiến hành nhƣ sau: Nhập các máy móc, thiết bị mà đặc biệt là thiết bị kiểm tra dƣ lƣợng chất cấm từ nƣớc ngoài. Công ty cần đào tạo, phát triển nguồn nhân lực thủy sản phù hợp với nhu cầu phát triển sản xuất. Đƣa cán bộ đi học tại các trƣờng chuyên về thủy sản. Tập trung đào tạo cán bộ có chuyên môn cao, cán bộ khoa học và cán bộ quản lý. Song song đó, hàng năm Công ty nên tổ chức các cuộc thi tay nghề để công nhân vừa có thể thể hiện tài năng, vừa học hỏi kinh nghiệm trong quá trình chế biến sản xuất.
Thứ hai, do ngoài nguồn nguyên liệu mà công ty có thể chủ động từ việc qui hoạch vùng nuôi cá tra đáp ứng đƣợc 30% - 40% sản lƣợng phục vụ cho sản xuất ra, thì còn phần còn lại nguyên liệu đƣợc cung cấp bởi hai công ty là công ty Thƣơng Mại Xuất Khẩu Phƣơng Lan và Doanh nghiệp Thanh Hải. Bên cạnh đó, công ty còn trực tiếp thu mua nguyên liệu từ các hộ nuôi ở các tỉnh nhƣ: An Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bến Tre, Kiên Giang, Cà Mau. Nhƣ vậy, có thể thấy rằng công ty phải chủ động đƣợc nguồn nguyên liệu thì mới
Trang 79
mong kiểm soát đƣợc giá vốn. Vì vậy, cần phải qui hoạch mở rộng vùng nuôi cá tra hiện tại.
Tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến tiêu thụ ở tất cả các lĩnh vực và đối tƣợng sản phẩm; trọng tâm là khai thác biển, cá tra, ba sa; tạo sự gắn kết, chia sẻ lợi nhuận, rủi ro giữa ngƣời sản xuất nguyên liệu và Công ty.
Đối với nuôi trồng thủy sản: Phát triển các mô hình tổ chức kinh tế hợp tác, liên doanh, liên kết giữa doanh nghiệp và ngƣời nuôi. Song song đó, Công ty nên ký kết hợp đồng dài hạn đối với các hộ nuôi cá tra để có mức giá đầu vào phù hợp, từ đó cũng vừa tránh đƣợc việc thiếu hụt nguồn nguyên liệu, vừa tránh đƣợc biến động của giá cả trên thị trƣờng nguyên liệu đầu vào nhƣ các năm vừa qua.
Đối với khai thác thủy sản và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (căn cứ mục 3.3.2): Hiện tại Công ty có một tàu đánh cá xa bờ. Vì vậy, Công ty có thể tổ chức các mô hình dịch vụ khai thác trên biển theo hƣớng liên kết khai thác với các đội tàu trong vùng.
Ngoài ra, Công ty có thể thực hiện liên kết ngang với các công ty xuất khẩu cùng ngành vừa có thể chia sẽ nguồn nguyên liệu cho nhau vừa nâng cao đƣợc sức cạnh trên trên trƣờng quốc tế.
Thứ ba, cần phải giảm tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu theo hình thức ủy thác tuy mạng lại nguồn thu không kém nhƣng tốn không ít tiền hoa hồng cho các Công ty ủy thác.
Trang 80
CHƢƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ