Doanh thu của công ty có xu hƣớng biến động không ổn định, còn phụ thuộc quá nhiều vào sự biến động của thị trƣờng. Trong đó, sản lƣợng chịu tác động hoàn toàn từ thị trƣờng tiêu thụ, giá bán lại chịu ảnh hƣởng gián tiếp từ thị trƣờng nguyên liệu sản xuất. Vì thế vấn đề cấp bách là cần duy trì sự tăng trƣởng của doanh thu trong thời gian tới.
Thứ nhất, giải pháp về thị trường
Thị trường nước ngoài (căn cứ phân tích ở mục 4.1.2.2): Đây đƣợc là vấn đề cần đƣợc giải quyết đầu tiên, vì cơ cấu thị trƣờng tiêu thụ thì thị trƣờng nƣớc ngoài chiếm tỷ trọng về kim ngạch rất lớn qua các giai đoạn so thị trƣờng nội đại. Trong đó ngoài những thị trƣờng truyền thống mà dẫn đầu là thị trƣờng Châu Á thì hiện nay công ty cần quan tâm đến đó là thị trƣờng Châu Phi và thị trƣờng Châu Âu trong đó đặc biệt là thị trƣờng EU và Mỹ. Nhằm tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh hàng hóa xuất khẩu nhằm đạt đƣợc kế hoạch đề ra, Công ty cần triển khai các biện pháp sau:
Tiếp tục đổi mới phƣơng thức xúc tiến thƣơng mại ngoài nƣớc với ƣu tiên chú trọng những thị trƣờng tiềm năng, các hàng hóa có nhu cầu lớn về tiêu thụ trong nƣớc và xuất khẩu nhƣng đang gặp khó khăn. Mặt khác, tăng cƣờng và nâng cao hiệu quả công tác thông tin, dự báo thị trƣờng, kịp thời nắm bắt các thông tin về các loại rào cản của các nƣớc nhập khẩu nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, cải thiện chất lƣợng hàng hóa tránh rủi ro cho doanh nghiệp khi thực hiện các hợp đồng xuất khẩu.
Thị trường trong nước (căn cứ vào mục 4.1.2.2): Qua phân tích cho thấy đây là thị trƣờng mà công ty ít chú trọng do đặc thù là doanh nghiệp chuyên xuất khẩu nên công ty tập trung vào thị trƣờng xuất khẩu nhiều hơn. Đó thực sự là thiếu sót lớn vì đây là một thị trƣờng đầy tiềm năng là vì:
Trang 77
Thứ nhất, không vƣớng phải các thủ tục xuất khẩu và các phƣơng thức thanh toán.
Thứ hai, dễ dàng trong việc tìm hiểu nhu cầu tiêu thụ về thủy hải sản. Do đó trong thời gian tới cần phải khai thác triệt để thị trƣờng này bằng cách tìm kiếm hoặc mở các đại lí phân phối sản phẩm của công ty ở các tỉnh thành trong cả nƣớc, mà trƣớc mắt là các tỉnh tại khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Qua đó thì cơ hội tiêu thụ đƣợc sản phẩm của công ty sẽ tăng theo. Công ty có thể sử dụng hình thức chiết khấu cho các đại lí, còn đối với các nhà hàng thì sẽ giảm giá nếu thực khách dùng các món ăn có nguyên liệu từ sản phẩm của công ty.
Thứ hai, giải pháp về sản phẩm (căn cứ phân tích ở mục 4.1.2.3): Thực tế hiện nay công ty chỉ sản xuất và tiêu thụ hai mặt hàng đó là cá tra fillet và chả cá surimi. Trong đó, mặt hàng chả cá surimi chiếm tỷ trong chƣa cao. Vậy nên trong thời gian tới cần đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu mà trƣớc hết là nâng cao tỷ trọng mặt hàng chả cá surimi. Bên cạnh đó, cải tiến bao bì, mẫu mã, chất lƣợng sản phẩm.
Đa dạng hóa theo hƣớng đƣa ra các các sản phẩm mới nhƣ chế biến các sản phẩm ăn liền từ thủy hải sản nhƣ: khô cá ăn liền, cá đóng hộp thƣơng hiệu 404, cá chà bông, cá kho tộ đông lạnh, xúc xích làm từ cá, xúc xích làm từ tôm....
Thiết kế bao bì và nhãn hiệu 404 sao cho phù hợp với từng đối tƣợng khách hàng, đối vế trẻ em thì trên bao bì cần có các họa tiết hoạt hình, đối với ngƣời lớn thì mẫu mã, màu sắc phải sang trọng, thân thiện khi sử dụng, thân thiên với môi trƣờng. Nhƣng trên hết không thể thiếu đó là thƣơng hiệu Công ty Hải sản 404.
Cần chú ý theo dõi các tiêu chuẩn về hàm lƣợng các chất cấm trong cá tra và tôm xuất khẩu, các tiêu chuẩn về bao bì đóng gói ở các thị trƣờng nhập khẩu sản phẩm của công ty. Đặc biệt chú ý về hệ thống máy móc kiểm tra hàm lƣợng chất cấm.
Thứ ba, giải pháp Marketing (Qua phân tích ở mục 3.3.1): Cần thiết phải thành lập ngay phòng Marketing chuyên sâu về công tác nghiên cứu và tìm kiếm thị trƣờng cũng nhƣ nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng của từng thi trƣờng.
Bên cạnh các hoạt động marketing hiện tại, công ty nên chú trọng hơn nữa đến hoạt động thƣợng mại điện tử. Đầu tƣ nâng cấp website của công ty sao cho có thể cung cấp thông tin một cách đầy đủ nhất, đồng thời bố trí nhân sự trực tuyến để có thể giải về các thắc mắc của khác hàng.
Trang 78
Ngoài ra, công ty cũng nên đầu tƣ phát triển hoạt động nghiên cứu để có thể nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu ngƣời tiêu dùng trong tƣơng lai đồng thời nghiên cứu phát triển và tạo ra những sản phẩm mới có thể đáp ứng tốt nhất những nhu cầu với mức giá cả hợp lý với từng thị trƣờng và tạo lợi thế về sản phẩm đối với đối thủ cạnh tranh.
Để có thể làm đƣợc điều này thì công ty phải đầu tƣ một khoản kinh phí khá lớn đồng thời cũng phải có chiến lƣợc chiêu mộ hay đào tạo nguồn nhân lực chuyên môn để đảm nhận những công việc này mà đặc biệt là những ngƣời có trình độ và kinh nghiệm về marketing.