Mỗi ngày, đàn gà thí nghiệm đƣợc chăm sĩc theo dõi và ghi nhận về tình trạng sức khỏe, đây là yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến sự sinh trƣởng và phát triển của đàn gà. Kết quả theo dõi cho thấy gà phát triển bình thƣờng đến 22 ngày tuổi, nhƣng từ 23 ngày tuổi gà bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu khị khè của bệnh hơ hấp mãn tính đƣợc trình bày trong Bảng 4.2.
Bảng 4.2: Tỷ lệ nhiễm bệnh (%) và thời gian xuất hiện bệnh (ngày) của gà thí nghiệm Bệnh Nghiệm thức ĐC NT1 NT2 Tỷ lệ nhiễm, % CRD *** * * Cầu trùng * * X E.coli ** * X
Thời gian, ngày
CRD 23 29 35
Cầu trùng 26 32 X
Ecoli 28 35 X
Ghi chú: *: tỷ lệ nhiễm <10%, **: tỷ lệ nhiễm 10-20%, ***: tỷ lệ nhiễm 20-30%; x: khơng bị nhiễm bệnh; ĐC: nghiệm thức gồm khẩu phần cơ sở (KPCS), NT1: KPCS+0,5% bột sả, NT2: KPCS+1% bột sả
Kết quả từ Bảng 4.2 cho thấy tỷ lệ nhiễm các bệnh ở nghiệm thức đối chứng đều cao hơn hẳn so với NT1 và NT2. Ở nghiệm thức khơng cĩ bổ sung bột sả cĩ tỷ lệ nhiễm CRD (20-30%) cao hơn nhiều so với các nghiệm thức cĩ bổ sung bột sả (<10%). Các nghiệm thức cĩ bổ sung bột sả cĩ tỷ lệ nhiễm bệnh E.coli thấp hơn (<10%) so với nghiệm thức đối chứng (10-20%). Ngồi ra, đàn gà cịn bị nhiễm bệnh cầu trùng, tỷ lệ nhiễm bệnh ở NT1 và NT2 thấp hơn so với ĐC. Với tình trạng bệnh hơ hấp mãn tính, E.coli và cầu trùng xảy
37
ra là do mơi trƣờng nuơi chƣa thật sự đáp ứng đƣợc các yêu cầu về nhiệt độ và ẩm độ nhƣ đã trình bày trong Bảng 4.1.
Một điều đáng ghi nhận ở đây là thời gian nhiễm bệnh của NT1 và NT2 đều trễ hơn so với nghiệm thức ĐC. Bệnh CRD bắt đầu xuất hiện sớm nhất ở nghiệm thức ĐC vào 23 ngày tuổi, sau đĩ là NT1 nhiễm lúc 29 ngày tuổi và trễ nhất là NT2 lúc 35 ngày tuổi. Thời gian nhiễm bệnh E.coli và CRD của nghiệm thức ĐC cũng sớm hơn so với các nghiệm thức cịn lại.
Với kết quả phân tích nhƣ trên, việc bổ sung bột sả vào khẩu phần đã đem lại một kết quả tốt, đàn gà tăng sức đề kháng với bệnh, thời gian cảm nhiễm bệnh cũng trễ hơn. Do trong sả cĩ tính chất kháng viêm, chống oxy hĩa, kháng nấm và kháng khuẩn hoạt động cao ngay cả với chủng kháng đa thuốc trong đĩ cĩ Staphylococcus aureus, Staphylococcus epidermidis,
Escherichia coli và Klebsiella pneumoniae và hoạt động chống nấm chống lại
Candida albicans và phi Candiada albicans, Candida parapsilosis và Candida tropicalis (OrionBrad, 2013). Ibrahim (2013) cũng chứng minh sả cĩ chứa hoạt tính kháng khuẩn, tiềm năng chống lại các vi khuẩn Bacillus cereus,
Salmonella typhimurium và Staphylococus aureus. Chính vì vậy, hai nghiệm thức cĩ bổ sung bột sả cĩ tỷ lệ nhiễm bệnh thấp hơn và thời gian nhiễm bệnh trễ hơn nghiệm thức khơng bổ sung bột sả.