3.3.3.1 Giải pháp về tuyển dụng
Tuyển dụng nhân viên kinh doanh nên bắt đầu việc tuyển dụng bằng cách xác định những kỹ năng, kinh nghiệm hoặc trình độ đào tạo cần thiết trước khi tìm kiếm. Công ty cần đưa ra bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn công việc cho vị trí cần tuyển. Sau đó, phải quyết định phương pháp tuyển dụng để tìm được nhân viên đó. Để tìm kiếm ứng viên thì công ty có thể tìm trên các nguồn tuyển dụng được nêu trong phần a của mục 1.2.3.1.
Sau khi xác định nhu cầu cần tuyển và đăng thông báo tuyển dụng trên các phương tiện truyền thông thì công ty tiến hành nhận hồ sơ và bắt đầu phỏng vấn. Đây là một cơ hội tốt để đánh giá được mức độ nắm bắt công việc bán hàng qua phỏng vấn trực tiếp. Nếu họ không thể bán khả năng của họ cho bạn thì họ rất khó có thể bán được hàng của công ty cho khách hàng một cách hiệu quả.
Trước tiên cần tìm hiểu thông tin về các kết quả bán hàng trước đây của ứng viên, ví dụ như lượng hàng họ đã bán được cho doanh nghiệp trước đó và người giới thiệu – người có thể xác nhận thông tin mà ứng viên của bạn cung cấp.
Sức chịu đựng, tính khẩn trương, khả năng thuyết phục, tính quyết đoán, tính hòa đồng và tính năng động là những năng lực cá nhân tạo nên một nhân viên bán hàng giỏi. Bạn hãy kiểm tra xem liệu các ứng cử viên đó có phù hợp để đại diện cho doanh nghiệp trước công chúng hay không.
Cần lưu ý rằng các công ty khác nhau có các kỹ thuật bán hàng khác nhau. Do đó không phải lúc nào họ cũng thành công trong kỹ thuật bán hàng của họ mà công ty cần đào tạo thêm những kĩ năng cần thiết khi họ bán sản phẩm của công ty mình.
3.3.3.2 Giải pháp về đào tạo
Công tác đào tạo điều của công ty hiện nay chưa thật sự được chú trọng. Do đó nhân viên mới thường bị lạc lõng và cảm thấy chán nản trong những ngày đầu làm việc tại công ty. Biện pháp khắc phục cho tình trạng này là công ty cần bố trí những nhân viên cũ có thể hướng dẫn cho những nhân viên mới. Đồng thời vào cuối mỗi tuần, phó giám đốc nên dành một buổi để cho nhân viên tìm hiểu thêm về sản phẩm của công ty cũng như lắng nghe những ý kiến của họ về tình hình bán hàng trong tuần qua để có thể hiểu và cùng nhau tìm cách khắc phục những vấn đề còn vướng mắc.
Khi có những buổi hội thảo về sản phẩm thì cần cho nhân viên tham gia để họ có thể học hỏi thêm và truyền đạt những kinh nghiệm mà họ có được sau khi tham gia cho các nhân viên mới.
3.3.3.3 Giải pháp về khen thưởng
Về chế độ lương, thưởng của công ty chưa hợp lý. Tuy mức lương cơ bản phù hợp với thị trường chung nhưng phần phụ trội lại quá ít. Với chỉ tiêu doanh số tháng mà công ty đưa ra trong bảng 2.4 thì phần phụ cấp xăng, điện thoại đối với từng bậc lương thì không đáp ứng được cho nhân viên. Để đem được một hợp đồng mang về cho công ty thì tần suất gặp gỡ và trao đổi với khách hàng không phải là ít. Do đócông ty nên tăng thêm phần phụ cấp trên để tạo điều kiện cho nhân viên làm việc.
Khen thưởng cho các nhân viên có nhiều cố gắng trong việc tăng doanh số bán hàng.
Cách tính thưởng theo doanh số phải được điều chỉnh lại cho phù hợp vì chỉ tiêu để được thưởng theo doanh số là quá cao, do đó khi thay đổi mức doanh số thì cần thay đổi lại cách tính cho hợp lý để có thể kích thích nhân viên hơn.
3.3.4 Giải pháp cho quy trình bán hàng
Do hiện tại các nhân viên kinh doanh chủ yếu tìm kiếm thông tin khách hàng trên mạng do đó nhiều khi bị trùng lắp rất nhiều khiến khách hàng khó chịu và xảy ra xung đột khi giành khách của các nhân viên. Do đó công ty cần sàng lọc lại khách hàng khi
họ gửi báo cáo danh sách khách hàng cần gọi điện cho phó giám đốc vào cuối mỗi ngày để không xảy ra tình trạng trên.
Công ty cũng cần trau dồi thêm các kĩ năng về cách tiếp xúc với khách hàng, đặt những câu hỏi ra sao để tìm hiểu nhu cầu của họ và cách thức giới thiệu sản phẩm của công ty như thế nào để gây sự chú ý và quan tâm của khách hàng dành cho sản phẩm của mình.
Do tiếp xúc với đa số những khách hàng có địa vị cao trong xã hội nên nhân viên kinh doanh cần phải bổ sung thêm những kĩ năng đàm phán và thương lượng với khách, đồng thời công ty cũng cần tạo điều kiện cho những nhân viên giỏi tham gia những khoá học này.
3.3.5 Giải pháp về kiểm soát hoạt động bán hàng
Tuy rằng phương pháp mà công ty áp dụng trong việc kiểm soát hoạt động bán hàng khá ổn định nhưng việc thực thi lại không nghiêm túc khiến cho hoạt động kiểm soát dường như không đạt hiệu quả. Nguyên nhân phần lớn là ban giám đốc chỉ nhắc nhở khi nhân viên làm sai mà chưa đưa ra được hình phạt khiến nhân viên không sợ và không thực hiện. Do đó, ban giám đốc cần chú trọng hơn trong vấn đề này, cần đưa ra hình thức kỉ luật đối với các nhân viên làm việc không nghiêm túc để làm gương, không nên vì quá thiên về tình cảm mà cho qua sẽ làm cho nhân viên không tôn trọng những quyết định của ban giám đốc và tình trạng sao nhãng vẫn tiếp tục, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty.
Đồng thời nên sử dụng thông tin từ các tài liệu bán hàng như báo cáo hành động bán hàng để theo dõi kết quả hoạt động của nhân viên kết hợp với đánh giá của phó giám đốc để thảo luận trực tiếp với họ về kết quả đạt được. Việc này tạo giúp công ty biết được các vấn đề liên quan tới nhân viên của mình. Công ty nên thu thập ý kiến phản hồi của các nhân viên để sử dụng khi xây dựng định hướng kinh doanh vì họ có quan hệ chặt chẽ với khách hàng. Hơn nữa, các nhân viên kinh doanh của doanh nghiệp có thể có ý kiến chính xác nhất về nhu cầu của khách hàng.
3.3.6 Giải pháp về đánh giá hiệu quả bán hàng và chăm sóc khách hàng
Việc đánh giá hiệu quả bán hàng và chăm sóc khách hàng của các nhân viên kinh doanh trong công ty thực hiện tương đối tốt. Tuy nhiên, công ty cần có chính sách quan tâm đến lượng khách hàng cũ của mình chứ không nên quá chạy theo tìm kiếm
những khách hàng mới như vậy thị phần của công ty sẽ ổn định hơn. Một số chính sách mà công ty có thể áp dụng để giữ chân khách hàng cũ của mình như: vào các dịp lễ thì có những chính sách ưu đãi hay khuyến mãi cho khách hàng, thường xuyên gọi điện thăm hỏi và tư vấn những khúc mắc mà khách hàng gặp phải khi sử dụng dịch vụ của công ty…như vậy khách hàng sẽ cảm thấy mình được quan tâm đồng thời họ cũng sẽ gắn bó và mua sản phẩm của công ty.
KẾT LUẬN
Trong xu hướng của nền kinh tế mở, hội nhập quốc tế giúp hoạt động kinh doanh tại Việt Nam phát triển nhanh. Sự kiện Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO) sẽ mang đến nhiều cơ hội và thách thức to lớn cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và từng doanh nghiệp nói riêng. Chính vì thế mà ngày càng nhiều các công ty dịch vụ ra đời. Để tồn tại và phát triển, công ty buộc phải tự hoàn thiện mình.
Vận động trong tiến trình phát triển của nền kinh tế khu vực và thế giới, công ty đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, tạo thêm nguồn thu cho Nhà nước, giải quyết công ăn việc làm cho nhân viên. Tuy nhiên, môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, sự tụt hậu diễn ra nhanh chóng nếu không có sự đổi mới kịp thời. Cũng như các doanh nghiệp khác, vấn đề then chốt của công ty hiện nay là làm sao trụ vững mở rộng và phát triển hơn nữa. Do đó công ty nên khắc phục những mặt còn tồn tại, có chiến lược tận dụng triệt để những tiềm năng của mình để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình so với đối thủ cạnh tranh. Đồng thời nắm bắt những cơ hội của thời đại để thúc đẩy sự phát triển của công ty.
Là một sinh viên sắp ra trường chuyên ngành Quản trị kinh doanh, với mong muốn đóng góp một phần nhỏ công sức của mình vào sự phát triển của công ty, em đã nghiên cứu hoạt động quản trị bán hàng của công ty và đã đưa ra những một số giải pháp và kiến nghị. Tuy nhiên, do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế của bản thân, bài viết này của em chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Song đó là những nỗ lực và cố gắng hết sức của em trong thời gian qua. Rất mong thầy và công ty góp ý để em có thể hiểu sâu hơn, giúp em đạt kết quả tốt hơn trong việc học và công tác sau này.
PHỤ LỤC
HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ MẪU
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---oOo---
HỢP ĐỒNG HỢP TÁC CUNG CẤP DỊCH VỤ CKCA
Số:.../010-00/HĐĐL-CA-2012
- Căn cứ Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 14 tháng 06 năm 2005 tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XI;
- Luật Thương mại của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005; - Luật Giao dịch điện tử, số 51/2005/QG11 ngày 29/11/2005;
- Nghị định số 26/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về Chữ ký số và Dịch vụ chứng thực chữ ký số;
- Căn cứ vào nhu cầu và khả năng của các bên.
Hôm nay, ngày …… tháng …… năm 2012, tại Công ty TNHH Đào tạo và Tư vấn quản trị doanh nghiệp AAT, chúng tôi gồm:
Bên A:CÔNG TY TNHH Đào tạo và Dịch vụ tư vấn Doanh nghiệp AAT
Đại diện: Bà Nguyễn Thị Thuỳ Diệu Chức vụ: GIÁM ĐỐC Số GPĐKKD: 0311479096 Cấp ngày:10/01/2012 Tại: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM Địa chỉ: 71 đường số 19, phường 8, quận Gò Vấp, Tp HCM.
Điện thoại:08. 73060789 Fax: 08. 62950507 Email: nttdieu@chukysovnpt.com Mã số thuế: 0311479096
Tài khoản số:
Bên B:
Đại diện: Ông Chức vụ:
Số GPĐKKD: Cấp ngày: Tại:
Địa chỉ:
Địa chỉ giao dịch:
Điện thoại: Fax: Email:
Mã số thuế: Tài khoản số:
Sau khi bàn bạc, các bên cùng thỏa thuận ký kết hợp đồng đại lý phát triển thuê bao dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng theo các điều khoản cụ thể như sau:
ĐIỀU I. NỘI DUNG HỢP ĐỒNG
1.1. Bên A giao cho Bên B làm đại lý cung cấp dịch vụ CKCA cho khách hàng.
1.2. Bên B nhận làm đại lý phát triển thuê bao dịch vụ CKCA cho Bên A và thực hiện các công việc cụ thể, bao gồm:
□ Tìm kiếm và phát triển khách hàng.
□ Tư vấn, tiếp thị và giới thiệu dịch vụ cho khách hàng.
□ Hướng dẫn khách hàng làm các thủ tục đăng ký sử dụng dịch vụ □ Hỗ trợ Bên A thu tiền khách hàng
□ Chuyển giao hợp đồng và tiền thu (đã trừ chiết khấu đại lý) của khách hàng cho Bên A
□ Kiểm tra hồ sơ khách hàng đáp ứng yêu cầu và phát sinh chứng thư số, in giấy chứng nhận, biên bản bàn giao và bàn giao lại cho khách hàng .
□ Hướng dẫn khách hàng cài đặt, khai thác sử dụng dịch vụ và nghiệm thu với khách hàng.
□ Thực hiện các hoạt động chăm sóc khách hàng.
□ Tìm kiếm, xây dựng hệ thống đại lý cung cấp dịch vụ CKCA
ĐIỀU II. THÙ LAO, ĐIỀU KIỆN HƯỞNG THÙ LAO VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN
2.1. Thù lao đại lý:
Thù lao đại lý được xác định theo nội dung công việc đại lý quy định tại Điều I nói trên với mức cụ thể tính theo quy định trong Phụ lục số 02 đính kèm hợp đồng này.
Vào ngày 25 hàng tháng hoặc phát sinh yêu cầu đối soát từ bên A, đại diện các bên phải tiến hành đối soát số lượng thuê bao mà Bên B phát triển được trong kỳ, cước phí thiết bị và cước phí sử dụng dịch vụ khách hàng phải thanh toán
Điều kiện được hưởng thù lao đại lý:
Bên B chỉ được hưởng thù lao đại lý khi thực hiện đúng, đầy đủ các công việc của mình theo quy định tại Điều 1 hợp đồng này và khi Bên B đã thu được các khoản thanh toán từ khách hàng và thanh toán cho Bên A.
2.2. Thanh toán cước phí thiết bị và cước phí sử dụng dịch vụ:
Bên B phải thanh toán cho Bên A cước phí thiết bị và cước phí sử dụng dịch vụ thu
được từ khách hàng trong vòng 07 ngày sau khi thu tiền của khách hàng. Trường hợp Bên B chậm thanh toán thì phải trả lãi suất tính theo mức lãi suất tín dụng quá hạn do Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam quy định.
2.3. Hình thức thanh toán
Bên B thanh toán cước phí thu hộ cho Bên A: thanh toán theo từng đợt, Bên B ký quỹ hoặc bảo lãnh ngân hàng với số tiền ký quỹ/ bảo lãnh: 50.000.000 đồng (năm mươi triệu đồng). Mức tiền này có thể thay đổi tuỳ theo tình hình phát triển thuê bao của Bên B theo từng tuần hoặc từng tháng và sẽ được hoàn trả lại cho bên B sau khi hai bên quyết toán với nhau và thanh lý hợp đồng.
Trong quá trình phối hợp cung cấp dịch vụ, Bên A sẽ khấu trừ tiền ký quỹ của bên B cho các giao dịch phát sinh giữa 02 bên và sau đó bên B có trách nhiệm chuyển khoản bổ sung để đảm bảo mức ký quỹ ban đầu
Các khoản tiền thu được từ khách hàng mà Bên B phải thanh toán cho Bên A; các khoản thù lao đại lý Bên B được hưởng có thể được các bên thanh toán cho nhau bằng tiền mặt hoặc chuyển qua tài khoản ngân hàng.
Tiền mặt Chuyển khoản
2.4. Thời hạn thanh toán:
Căn cứ theo từng đợt đối soát bằng văn bản
Hồ sơ thanh toán bao gồm:
TT Danh mục
1 Phiếu đề nghị thanh toán
2 Báo cáo phát triển thuê bao khách hàng CKCA 3 Bảng kê chi tiết phiếu thu
4 Bảng kê danh sách phiếu chứng nhận chứng thư số đã bàn giao cho KH
ĐIỀU III. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ BÊN A
3.1 Quyền của Bên A
3.1.1 Ban hành các qui trình, quy định liên quan đến việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng và phục vụ cho việc thực hiện hợp đồng này.
3.1.2 Kiểm tra, giám sát các hoạt động làm đại lý của Bên B.
3.1.3 Đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng khi Bên B vi phạm các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng hoặc các quy định của cơ quan quản lý Nhà nước hoặc trên cơ sở nhu cầu của mình. Bên A phải có thông báo bằng văn bản cho Bên B ít nhất 07 ngày trước ngày dự định chấm dứt hợp đồng, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước thì có thể thực hiện chấm dứt ngay mà không phải thông báo trước.
3.2 Nghĩa vụ của Bên A:
3.2.1 Thông báo cho Bên B các thay đổi về chính sách dịch vụ, chính sách giá cước.
3.2.2 Thông báo cho Bên B các thay đổi về chính sách đại lý, mức thù lao đại lý trước ít nhất 07 ngày kể từ ngày áp dụng.
3.2.3 Thanh toán đầy đủ thù lao cho Bên B theo nội dung tại Điều II của hợp đồng này.3.Đảm bảo duy trì hệ thống cung cấp dịch vụ và chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng.
3.2.4 Cung cấp account truy vấn hệ thống CKCA và tập huấn cho Bên B khai thác, sử dụng hệ