Xu hướng Công nghiệp văn hóa

Một phần của tài liệu Truyền thông chính trị trong điều kiện toàn cầu (Trang 92 - 99)

Trong những thập niên vừa qua, thế giới đã chứng kiến những đảo lộn to lớn trong đời sống chính trị, kinh tế và xã hội của nhân loại: sự xuất hiện nền kinh tế dựa chủ yếu vào tri thức; mạng thông tin toàn cầu mở rộng phổ giao tiếp và chia sẻ tri thức cũng như cảm xúc; sự gia tăng tốc độ của toàn cầu hóa…

88

Trong bối cảnh đó, việc quan niệm văn hóa là một động lực quan trọng của tăng trưởng kinh tế đã trở nên phổ biến và có tính thuyết phục đối với giới nghiên cứu cũng như giới hoạch định chính sách của nhiều quốc gia. Đặc biệt, trong thời đại bùng nổ thông tin và truyền thông số như hiện nay, văn hóa không chỉ mang lại những lợi ích kinh tế, mà cả chính trị và xã hội to lớn. Đối với nhiều quốc gia, văn hóa trở thành sức mạnh mềm trên trường quốc tế.

Hiện nay, mô hình “kinh tế văn hóa” ngày càng thu hút được sự quan tâm của giới nghiên cứu khoa học cũng như giới hoạch định chính sách của nhiều nước khi những lợi ích mà văn hóa mang lại là rất rõ ràng. Tổng kim ngạch xuất khẩu từ khu vực văn hóa ngày càng tăng trong GDP của nhiều quốc gia.

Pierre Bourdieu - nhà xã hội học người Pháp - đã cho rằng, muốn đánh giá vai trò của văn hóa trong đời sống kinh tế và quá trình phát triển thì nên nhìn nó như một loại vốn (vốn văn hóa) bên cạnh ba loại vốn khác là: vốn vật thể (máy móc, thiết bị); vốn con người (kỹ năng, kiến thức,…); và vốn thiên nhiên (tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái) [28]. Theo ông, giữa văn hóa và tăng trường có một mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Giá trị kinh tế có thể tăng lên nhờ giá trị văn hóa.

Với tư cách là một loại vốn, văn hóa có những đóng góp quan trọng vào tổng thu nhập quốc nội (GDP) và tốc độ phát triển của một nước. Loại vốn này có thể trực tiếp sản xuất ra các dịch vụ thụ hưởng (ví dụ: du lịch văn hóa, các buổi biểu diễn,…), hoặc tạo ra sản phẩm đại trà (băng, đĩa, sách,…) đáp ứng nhu cầu công chúng. Bên cạnh đó, văn hóa cũng giúp ta hiểu sâu hơn về ý niệm phát triển bền vững. Bảo tồn và gắn kết văn hóa với phát triển chính là chuyển sự phát triển thuần túy mang tính kinh tế sang phát triển bền vững.

89

Hiện nay, toàn cầu hóa cùng các phương tiện truyền thông, internet, các dòng di dân,…đang giúp văn hóa vượt qua biên giới quốc gia đến với người dân ở khắp nơi trên thế giới. Công chúng trên thế giới hiểu biết nhiều hơn về văn hóa, đất nước và con người của các nước. Điều này, một mặt, giúp đất nước có ảnh hưởng văn hóa tích cực - nâng cao được vị thế của mình trên trường quốc tế; mặt khác, hình thành xu hướng công chúng thế giới lựa chọn tiêu dùng các sản phẩm dịch vụ văn hóa của đất nước ấy. Xu thể xuất khẩu văn hóa ngày càng phát triển mạnh mẽ và đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn ở hầu hết các nước trên thế giới.

90

KẾT LUẬN

Toàn cầu hóa hiện nay là một chủ đề nghiên cứu quan trọng trong khoa học xã hội nói chung và chính trị học nói riêng. Quá trình toàn cầu hóa hiện nay là một quá trình liên tục, không ngừng mở rộng những liên kết, gia tăng cường độ và tốc độ, đã và đang ảnh hưởng ở cấp độ toàn thế giới. Ảnh hưởng của quá trình toàn cầu hóa và sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là những phát kiến mới trong lĩnh vực thông tin đã và đang làm thay đổi các mối quan hệ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Dưới sự ảnh hưởng của môi trường toàn cầu hóa, các mối quan hệ chính trị: giữa các nhà nước với nhau; giữa nhà nước với công dân; giữa các công dân với nhau; mối quan hệ với các thực thể xuyên quốc gia;….đã có sự thay đổi liên tục. Chức năng, vai trò của các thể chế quốc gia, đặc biệt là thể chế nhà nước có sự điều chỉnh mạnh mẽ dưới sức ép của quá trình toàn cầu hóa.

Truyền thông chính trị, với tư cách là một hoạt động chính trị xã hội đồng thời cũng là một nhân tố quan trọng trong sự phát triển xã hội, ngày càng thể hiện vai trò của mình trong đời sống xã hội, góp phần thúc đẩy sự phát triển không chỉ ở cấp độ quốc gia mà còn cả ở cấp độ toàn cầu. Truyền thông chính trị bên cạnh yếu tố tính giai cấp bền vững của mình, đảm bảo lợi ích của giai cấp cấp quyền thì truyền thông chính trị ngày nay, dưới sức ép của quá trình toàn cầu hóa, đang ngày càng trở nên minh bạch hơn trong hoạt động của mình và hoạt động ngày càng khoa học. Cấu trúc của truyền thông chính trị cũng không còn cố định dưới những mô thức cũ mà đã chuyển dịch sang các mô thức mới với những biến thể mới phù hợp hơn với điều kiện toàn cầu hóa.

Trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay, thông tin và hệ thống truyền thông đã có xu hướng phá vỡ những rào cản biên giới, chuyển đổi từ mô hình thông tin hình tháp truyền thống sang mô hình thông tin mạng. Quá trình này đã dần tạo ra môi trường mới cho hoạt động truyền thông chính trị. Chủ thể nguồn

91

thông tin chính trị không còn chỉ là nhà nước độc quyền mà đã thay đổi sang những cá nhân, những nhóm đa dạng. Quá trình truyền thông một chiều cũng thay đổi sang hai chiều, đa chiều.

Bên cạnh đó, sự ra đời của những công nghệ mới do cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đem lại, đặc biệt là internet cùng sự tự do hóa các dòng chảy thông tin và khả năng liên lạc trực tiếp vượt qua các trở ngại về khoảng cách, đi kèm với đó là sự gia tăng xu hướng chuẩn hóa các sản phẩm kinh tế và xã hội, gia tăng hội nhập xuyên quốc gia và tính dễ làm tổn thương lẫn nhau do sự tùy thuộc tăng lên của quá trình toàn cầu hóa cũng tạo ra sự chuyển đổi của các mô thức truyền thông.

Ngày nay, thông tin không còn lan truyền theo cấu trúc cũ mà đã chuyển sang lan truyền theo cấu trúc mạng, đi kèm với đó là hoạt động truyền thông hiện nay đã phá vớ tính độc quyền của các nhà nước và làm suy giảm khả năng kiểm soát truyền thông của các nhà nước, đồng thời, hoạt động truyền thông cũng chuyển dần sang sao cho phù hợp với các quy luật thi trường, chứ không còn phụ thuộc vào các ý chí chính trị quyết định.

Các mô hình truyền thông chính trị trên thế giới cũng đang có những sự thay đổi sao cho phù hợp với các xu hướng chung của thể giới trong điều kiện toàn cầu hóa. Mô hình truyền thông tự do, một mô hình đặc trưng bởi một nền báo chí chính trị “trung lập” và thương mại, sự đa dạng nội bộ, báo chí định hướng thông tin và tính chuyên nghiệp mạnh mẽ, hiện nay đang có ảnh hưởng lớn các mô hình truyền thông chính trị trên thế giới. Tuy nhiên, bản thân mô hình này cũng đã và đang bộc lộ những hạn chế của mình trước những xu hướng biến đổi của môi trường truyền thông chính trị toàn cầu. Việc nghiên cứu các xu hướng tư nhân hóa, công nghiệp văn hóa, hạ tầng kỹ thuật chung, tiêu chuẩn chung về thông tin chính trị nói riêng và thông tin nói chung góp phần đem đến cho chúng ta cái nhìn khách quan về những xu hướng thực tại của truyền thông chính trị thế giới trong toàn cầu hóa, để từ đó chúng ta có cách thức ứng xử phù hợp hiện nay./.

92

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Adorno, T. (1991): The cultural industry: selected essays on mass culture,

London: Routledge.

2. Althusser, L. (1971): Lenin and philosophy and other essays, London: New

Left Books.

3. Andrew Heywood (2007), Politics (third edition), Palgrave Macmillan,

New York.

4. Brian McNair (2011): An introduction to political communication, Nxb

Routledge.

5. Castells, M. (2004): The information age: economy, society and culture, vol

2: The power of identity. 2nd edition, Orford: Blackwell.

6. Daya K. Thussu (2010): International communication - Continuity and

Change, 2nd Edition, Bloomsbury Academic.

7. Denton, R.E., Woodward, G.C (1990): Political Communication in

America, New York, Praeger.

8. Nguyễn Văn Dững (2013): Cơ sở lý luận báo chí. Nxb. Lao động. HN.

9. Edmund Gullion, What is Public Diplomacy. www.publicdiplomacy.org

10. Everest M.Rogers: Theoretical Diversity in Political Communication

trong Handbook of Political Communication Research.

11. Graber, D.A. (1981), “Political Language”, in Nimmo and Sanders, eds,

Handbook of Political Communication, Beverly Hills, Sage.

12. Gramsci, A. (1971): Selections from the prison notebooks, edited and

translated by Q. Hoare and G. Nowell-Smith, London: Lawrence and Wishart.

13. Gouldner, A. (1976): The dialetic of ideology and technology, London:

Macmillan.

14. Hallin, Daniel C. and Paolo Mancini (2004), Comparing Media System,

93

15. Hallin, D.: We keep America on top of the world: television journalism

and the public sphere, New York: Routledge

16. Joseph Nye: Hard and Solf Power in a Global information Age trong Re-

Ordering the world.

17. Joseph R. Dominick (1996): The Dynamics of Mass Communication, Fifth

Edition, McGraw - Hill.

18. Liu Zhongmin (1999): Về mối quan hệ giữa văn hóa và chính trị quốc tế,

Tài liệu phục vụ nghiên cứu, Viện Thông tin KHXH, số 47.

19. Bành Tấn Lương (2008), Ngoại giao văn hóa và sức mạnh mềm Trung

Quốc: Một góc nhìn toàn cầu hóa, Nxb Giảng dạy và Nghiên cứu ngoại ngữ, Bắc Kinh. Người dịch: Dương Danh Di, Trần Hữu Nghĩa, Hoàng Minh Giáp, Nguyễn Thị Mây, Mai Phương và Vũ Lệ Hằng. Hiệu đính: Dương Danh Di. Tài Liệu tham khảo - Thư viện Học viện Ngoại giao, Bộ Ngoại giao.

20. McLuhan, M. (1964): Understanding media, London: Methuen.

21. Marc F. Plattner (2012): Media and Democracy: The Long View, Journal

of Democracy, Vol.23, No.4 (October). 22. Managerial Skill Development

23. Manfred B. Steger (2009), Toàn cầu hóa, Nxb Tri thức, Hà Nội

24. Negroponte, N.: Being digital, New York: Alfred A.Knof, 1995; Kahin,

B. and Nesson, C. (eds): Boders in cyberspace: information policy and the

global information infrastructure, Cambridge, MA: MIT Press.

25. Neuman, W. (1921): The future of the mass audience. Cambridge:

Cambridge University Press, 1991.

26. Nerone, John C., ed. (1995), Last Rights: Revisiting Four Theories of the

Press, Urbana: University of Illinois Press.

27. Noris, P. (2004). “Political Communications”, Encyclopedia of the

94

28. Pierre Bourdieu & Jean Claude Passeron (1990): Reproduction in

Education, Society and Culture (Theory, Culture and Society Series), SAGE pub.

29. Poster, M. (1995): The second media age, Cambridge: Polity.

30. Trần Hữu Quang (2001), Chân dung công chúng truyền thông (qua khảo

sát xã hội học tại TPHCM), Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Trung tâm Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương,, tr.

31. Schiller, D.: Digital capitalism: networking the global market system,

Cambridge, MA: MIT Press.

32. Siebert, Peterson, and Schramm (2013), Bốn học thuyết truyền thông, Nxb

Tri thức, Hà Nội

33. Sklair, L. (1995): Sociology of the Global System, (Second edition)

Baltimore: Johns Hopkins UP.

34. Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang (2011): Cơ sở lý luận

báo chí truyền thông. Nxb. CTQG. HN.

35. Tạ Ngọc Tấn (2001): Truyền thông đại chúng. Nxb. Chính trị Quốc gia,

Hà Nội.

36. Toffler, A. (1980): The third wave, London: Collins.

37. UNESCO (1982): Culture industries: a challenge for the future of culture,

Paris: United Nations Educational, Scientific and Cultural Organisation.

38. UNESCO (1997), World Communication Report

39. Phạm Thái Việt (2012), Ngoại giao văn hoá: cơ sở lý luận, kinh nghiệm

quốc tế và ứng dụng, Nxb Chính trị-Hành chính, Hà Nội.

40. Phạm Thái Việt (2008), Vấn đề điều chỉnh chức năng và thể chế của nhà

nước dưới tác động của toàn cầu hóa, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội

41. Webster, F (1995): Theories of the information society, London:

Routledge, 1995; Webster, F. (ed.): The information society reader, London:

Một phần của tài liệu Truyền thông chính trị trong điều kiện toàn cầu (Trang 92 - 99)